AI giúp cải thiện kết quả điều trị và tầm soát ung thư

MP| 02/09/2021 07:31
Theo dõi ICTVietnam trên

Ung thư là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới và là rào cản chính trong việc tăng tuổi thọ ở hầu hết mọi quốc gia. Công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) và học máy (ML) đang đóng một vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán sớm ung thư, cá nhân hóa điều trị và phát triển thuốc.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính, từ năm 2000 - 2019, ung thư là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu hoặc thứ hai trước 70 tuổi ở 112/183 quốc gia và đứng thứ ba hoặc thứ tư trong 23 quốc gia tiếp theo.

Theo báo cáo của WHO, 19,3 triệu trường hợp ung thư mới được chẩn đoán vào năm 2020 và con số này có khả năng tăng thêm 27,5 triệu trường hợp mỗi năm.

Tính chung, một nửa số trường hợp mắc bệnh và 58,3% số ca tử vong do ung thư được ước tính xảy ra ở châu Á năm 2020, nơi có 59,5% dân số toàn cầu sinh sống. Đây được coi là khu vực đang phải đối mặt với những thách thức lớn về chăm sóc bệnh ung thư như: thất bại trong việc đưa chính sách và kế hoạch thành hành động; hạn chế về cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực; khoảng cách về khả năng cung cấp dịch vụ; thiếu chi tiêu cho lĩnh vực chăm sóc sức khỏe (CSSK),...

Trong kỷ nguyên Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0), các công nghệ mới nổi như AI và ML đã trở thành những nhân tố thay đổi cuộc chơi trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Chăm sóc lâm sàng do AI hỗ trợ có tiềm năng quan trọng trong việc giảm khoảng cách chênh lệch về CSSK, đặc biệt là ở những cơ sở có nguồn lực thấp. Tích hợp công nghệ AI trong chăm sóc ung thư có thể cải thiện độ chính xác và tốc độ chẩn đoán, hỗ trợ việc ra quyết định lâm sàng và dẫn đến kết quả điều trị tốt hơn.

Vai trò của AI trong cuộc chiến chống lại bệnh ung thư

Ung thư là một chứng rối loạn phức tạp và đa diện với hàng nghìn biến thể di truyền học biểu sinh. Các thuật toán dựa trên AI hứa hẹn sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định các đột biến di truyền và các tương tác protein không ổn định ở giai đoạn rất sớm, cải thiện tầm soát ung thư, hỗ trợ trong việc xác định đặc điểm bộ gen của các khối u, đẩy nhanh việc phát hiện thuốc và cải thiện giám sát ung thư. Nghiên cứu y sinh hiện đại cũng được chú trọng để đưa công nghệ AI vào các phòng khám một cách an toàn và đạo đức.

Theo đó, có ba lĩnh vực chính mà AI có thể đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến chống lại bệnh ung thư.

Thứ nhất, AI cho phép chẩn đoán ung thư sớm thông qua phân tích hình ảnh. Bước đột phá này được thúc đẩy bởi sự phát triển của mạng nơ-ron phức hợp (CNN) có thể phân tích thông tin được cấp từ hình ảnh bao gồm hình ảnh lâm sàng và hình ảnh chụp X-quang…

Thứ hai, AI và ML có thể được sử dụng để điều trị và thuốc được cá nhân hóa bằng cách sử dụng hồ sơ sức khỏe điện tử của bệnh nhân, dữ liệu từ cảm biến và thiết bị đeo được. Thông qua việc sử dụng lịch sử y tế và các đặc điểm của khối u, AI có khả năng đưa ra nhiều lựa chọn điều trị cho bệnh nhân. Các kỹ thuật xử lý ngôn ngữ tự nhiên dựa trên AI đã cho thấy tiềm năng trong việc dự đoán sự phát triển của bệnh trên các hệ thống CSSK. Trong tương lai gần, chúng ta có thể mong đợi AI sẽ quét các tập dữ liệu lớn và phát hiện phản ứng của từng bệnh nhân với việc điều trị.

Thứ ba, AI có thể được sử dụng trong phát triển thuốc. Có nhiều giai đoạn phát hiện thuốc và AI có thể được sử dụng trong việc nghiên cứu và phát triển thuốc mới bằng cách thiết kế cấu trúc protein, xác nhận mục tiêu và quản lý các thử nghiệm thuốc. Với sự ra đời của AI, ngành y tế kỳ vọng không chỉ giúp giảm chi phí thuốc mà còn nâng cao và rút ngắn quá trình phát triển thuốc.

AI giúp cải thiện kết quả điều trị và tầm soát ung thư - Ảnh 1.

AI có thể giúp chẩn đoán ung thư, cá nhân hóa điều trị và phát triển thuốc. (Ảnh minh họa: Unsplash)

Một số dự án tiên tiến

Đánh giá được mức độ nghiêm trọng của gánh nặng bệnh tật, Trung tâm CMCN 4.0 của Diễn đàn Kinh tế thế giới Ấn Độ, đã khởi xướng Dự án Cuộc CMCN 4.0 để chuyển đổi bền vững trong lĩnh vực chăm sóc bệnh ung thư (FIRST). Hội đồng nghiên cứu Y khoa Ấn Độ đã dự đoán rằng đến năm 2025, Ấn Độ dự kiến sẽ chứng kiến sự gia tăng 12% về số ca ung thư, thêm 1,56 triệu người khác vào gánh nặng bệnh tật.

Dự án chăm sóc ung thư FIRST tập trung vào việc tận dụng các công nghệ mới nổi như AI, Internet vạn vật (IoT) và chuỗi khối (blockchain), có thể giúp cung cấp dịch vụ CSSK chất lượng, giá cả phải chăng và dễ tiếp cận ở Ấn Độ. Chiến lược đang được xây dựng bởi các đối tác trong chính phủ, bác sĩ lâm sàng, nhà cung cấp giải pháp CNTT, học viện và các tổ chức xã hội dân sự. Microsoft là đối tác chính của Diễn đàn với nhiều dự án ứng dụng công nghệ trong việc điều trị và chẩn đoán căn bệnh ung thư đã được triển khai.

Cụ thể, Microsoft đang sử dụng công nghệ ML và xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP) để giúp các bác sĩ chuyên khoa ung thư hàng đầu thế giới tìm ra phương pháp điều trị ung thư hiệu quả nhất, phù hợp với từng cá nhân cho bệnh nhân của họ. Một sự đổi mới, có tên là Inner Eye đang ghép nối ML với thị giác máy tính để cung cấp cho các bác sĩ X-quang hiểu chi tiết hơn về cách các khối u đang tiến triển của bệnh nhân. Công nghệ này đang được Bệnh viện Addenbrooke ở Cambridge sử dụng để phát triển các mô hình AI sử dụng dữ liệu của chính bệnh viện để tự động làm nổi bật các khối u và các cơ quan khỏe mạnh trên ảnh chụp của bệnh nhân.

BC Cancer và Microsoft Canada đang hợp tác về "Bộ gen đơn bào" sẽ cung cấp cho các chuyên gia y tế bộ gen của các tế bào ung thư đơn lẻ. Mức độ chi tiết này sẽ cho phép các phương pháp điều trị kết hợp mục tiêu và cụ thể cho từng cá nhân, đồng thời giúp các bác sĩ chuyên khoa ung thư dự đoán cách các tế bào riêng lẻ trong khối u của bệnh nhân sẽ phản ứng với hóa trị.

Ngoài ra, Bio Model Analyzer (BMA), một công cụ dựa trên đám mây do Microsoft phát triển cũng giúp các nhà sinh học lập mô hình cách các tế bào tương tác và giao tiếp với nhau cũng như các kết nối mà chúng tạo ra. BMA có nhiều công dụng, bao gồm tìm ra cách phát hiện ung thư sớm hơn và hiểu cách điều trị ung thư tốt hơn bằng cách mô hình hóa loại thuốc nào sẽ hiệu quả nhất và tại thời điểm ung thư có thể kháng thuốc.

Microsoft và AstraZeneca cũng đã và đang sử dụng BMA để hiểu rõ hơn về tương tác và kháng thuốc ở những bệnh nhân mắc một loại bệnh bạch cầu nhất định. Dự án Hanover được thiết kế để tự động sắp xếp tất cả thông tin bị phân mảnh đó nhằm tìm ra những phần dữ liệu phù hợp nhất giúp các chuyên gia về khối u có thêm thời gian sử dụng kiến thức chuyên môn của họ để tìm ra kế hoạch điều trị tốt nhất cho bệnh nhân.

Phòng thí nghiệm Jackson - một tổ chức nghiên cứu y sinh học phi lợi nhuận độc lập (còn được gọi là JAX), phối hợp với các nhà khoa học máy tính làm việc trong Dự án Hanover của Microsoft cũng đã phát triển một công cụ để giúp cộng đồng khoa học và y tế toàn cầu nắm bắt được khối lượng dữ liệu liên tục gia tăng do những tiến bộ trong nghiên cứu bộ gen. 

Công cụ với tên gọi Cơ sở kiến thức lâm sàng (Clinical Knowledgebase - KCB), là một cơ sở dữ liệu có thể tìm kiếm, nơi các chuyên gia lưu trữ, sắp xếp và giải thích những dữ liệu phức tạp về hệ gen để cải thiện kết quả của bệnh nhân và chia sẻ thông tin về các thử nghiệm lâm sàng cũng như các lựa chọn điều trị. Công nghệ AI của Microsoft cho phép máy móc đọc các tài liệu y tế và nghiên cứu phức tạp, đồng thời làm nổi bật thông tin quan trọng mà chúng lưu trữ.

Trong bối cảnh thế giới còn hạn chế về nguồn lực và sự bất bình đẳng ngày càng gia tăng, chúng ta sẽ cần các giải pháp công nghệ tiên tiến hỗ trợ để cung cấp dịch vụ CSSK chất lượng, dễ tiếp cận và giá cả phải chăng cho người dân nói chung. Đặc biệt, công nghệ sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm gánh nặng bệnh tật ở những nhóm dân số còn hạn chế trong việc tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng cao. Theo thời gian, chúng ta sẽ thấy rằng bằng cách sử dụng phương pháp tiếp cận hệ thống cơ sở AI, các nhà nghiên cứu có thể cộng tác trong thời gian thực và chia sẻ kiến thức kỹ thuật số để có thể chữa bệnh cho hàng triệu người trên thế giới./.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Chuyển "trạng thái mới" cho chuyển đổi số quốc gia
    Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Mạnh Hùng đánh giá cao 4 đơn vị thuộc khối chuyển đổi số của Bộ đã triển khai các công tác chuyển đổi số thành công từ cuối năm 2018 và yêu cầu các đơn vị "chuyển trạng thái", tập trung kiến tạo thể chế, thể hiện rõ vai trò dẫn dắt quốc gia.
  • Ứng dụng AI: Đường đua mới của ngành năng lượng
    Các chuyên gia đến từ Intel, Viettel và các doanh nghiệp trong lĩnh vực năng lượng đã quy tụ tại hội thảo chia sẻ tri thức, kinh nghiệm và câu chuyện về trí tuệ nhân tạo, quản trị dữ liệu lớn và hạ tầng cloud, bệ phóng số cho năng lượng thông minh
  • Chuyển đổi số theo tinh thần “làm ngay, làm kịp thời, làm có chất lượng”
    Sau hơn hai tuần triển khai Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW của Ban Chỉ đạo Trung ương, công cuộc chuyển đổi số liên thông, đồng bộ trong hệ thống chính trị đã và đang chuyển mình mạnh mẽ. Kết quả bước đầu là tín hiệu tích cực, song cũng đặt ra không ít thách thức cần được nhận diện đúng và xử lý kịp thời để tránh trở thành điểm nghẽn, đảm bảo tiến độ và hiệu quả toàn diện.
  • Tập huấn sử dụng Hệ thống tiếp nhận phản ánh, kiến nghị, sáng kiến, giải pháp về Nghị quyết 57
    Tập huấn là nhiệm vụ quan trọng, có ý nghĩa thiết thực trong việc nâng cao hiệu quả quản trị, điều hành, đảm bảo bảo mật thông tin, đồng thời tạo môi trường thuận lợi để tiếp nhận và xử lý kịp thời phản ánh, kiến nghị, sáng kiến, giải pháp từ thực tiễn, phục vụ trực tiếp cho phát triển KH,CN, ĐMST và CĐS quốc gia.
  • Gia tăng tấn công hệ thống ICS tại các công trình xây dựng, nhà máy
    Việc ứng dụng công nghệ số như trí tuệ nhân tạo và tự động hóa mang lại nhiều cơ hội lớn, giúp tối ưu các hoạt động trong lĩnh vực xây dựng tại Đông Nam Á. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng này cũng đi kèm không ít rủi ro an ninh mạng và ngành xây dựng đang trở thành mục tiêu tấn công ICS hàng đầu tại khu vực.
  • AI làm việc với con người và giúp con người làm việc hiệu quả hơn
    Trí tuệ nhân tạo đã xuất hiện tại nơi làm việc và có tiềm năng biến đổi mạnh mẽ như động cơ hơi nước đã làm đối với Cuộc cách mạng công nghiệp thế kỷ 19.
  • PGDC 2025: Khơi nguồn sáng tạo - Kiến tạo tương lai ngành game Việt
    Hội thảo Phát triển Game PTIT - PGDC 2025 là sự kiện chuyên sâu đầu tiên về phát triển game do Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (PTIT) tổ chức, thu hút khoảng 500 lượt người tham dự.
  • Nhật Bản cam kết tích cực hỗ trợ Việt Nam phát triển công nghiệp bán dẫn, AI
    Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Iwaya Takeshi khẳng định Nhật Bản sẽ tích cực hỗ trợ Việt Nam phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực mới như chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, trí tuệ nhân tạo.
  • Sinh viên từ Việt Nam thắng giải về AI của AWS
    Được đồng tổ chức bởi Amazon Web Services (AWS) và AI Singapore (AISG), giải đấu lần đầu mở rộng quy mô khu vực Regional LLM League đã thu hút 1.300 sinh viên tham gia đến từ các cơ sở giáo dục đại học của 6 quốc gia: Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan.
  • Đã có thay đổi tích cực trong phân công trách nhiệm về an ninh mạng OT
    Kết luận trên chính là những thay đổi tích cực ghi nhận trong Báo cáo tình trạng an ninh mạng trong lĩnh vực công nghệ vận hành (OT) toàn cầu năm 2025 (2025 State of Operational Technology and Cybersecurity Report) về việc bảo mật công nghệ, an ninh mạng trong bối cảnh các mối đe dọa IT/OT ngày càng phát triển.
AI giúp cải thiện kết quả điều trị và tầm soát ung thư
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO