Diễn đàn

AI và các công nghệ mới nổi được sử dụng hỗ trợ cứu hộ cứu nạn như thế nào?

Tâm An 01/03/2023 05:58

Công nghệ đang đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ thúc đẩy nhanh các nỗ lực cứu hộ, cứu trợ nhân đạo, và về lâu dài sẽ giúp các cộng đồng trở nên bền vững hơn.

untitled.jpg

Các công nghệ mới nổi đã trở thành một trong những yếu tố chính trong các nỗ lực cứu trợ thiên tai và đã được sử dụng từ đầu những năm 2000. Đặc biệt, trận động đất kép có sức tàn phá khủng khiếp xảy ra ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria mới đây đã cho thấy vai trò quan trọng của công nghệ trong việc hỗ trợ các nỗ lực cứu trợ ngắn hạn, trung hạn và dài hạn ở các khu vực bị ảnh hưởng bởi thiên tai.

Khó có thể hình dung được quy mô tàn phá mà hai trận động đất mạnh 7,8 và 7,5 độ Richter đã gây ra cho khu vực này. Vào ngày 15/2, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tuyên bố đây là thảm họa tồi tệ nhất ảnh hưởng đến khu vực 53 quốc gia châu Âu trong một thế kỷ qua. Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres đã mô tả đây là một "thảm họa thiên nhiên khủng khiếp" khi đưa ra lời kêu gọi hỗ trợ gọi khẩn cấp dành cho những người bị ảnh hưởng.

Cả hai quốc gia chịu thiệt hại nặng nề của trận động đất đều  đã nhanh chóng nhận được sự hỗ trợ, đóng góp tài chính và các giải pháp từ cứu hộ từ các quốc gia trên toàn thế giới. Đặc biệt trong đó là sự hỗ trợ bởi các ứng dụng công nghệ hiện đại.

1.jpg

Các công nghệ được sử dụng trong công tác cứu hộ cứu nạn sau trận động đất như thế nào?

Mạng xã hội (MXH) giúp chia sẻ thông tin quan trọng và tổ chức hỗ trợ một cách nhanh chóng

Việc sử dụng phương tiện truyền thông xã hội giúp chia sẻ thông tin quan trọng và tổ chức hỗ trợ một cách nhanh chóng. Theo đó, các MXH như Facebook, Instagram, WhatsApp và Twitter đã được sử dụng để chia sẻ thông tin quan trọng và kêu gọi hỗ trợ.

Meta đã triển khai tính năng Safety Check - công cụ kiểm tra an toàn cho người dùng ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria để cho bạn bè và gia đình biết rằng họ an toàn.

Tính năng đã được Meta thực hiện trong nhiều năm và cho thấy kết quả khá hữu ích trong các trường hợp cần thông báo cho người thân, bạn bè biết tình trạng an toàn của bản thân nếu chẳng may bị mắc kẹt trong một vụ tai nạn hay thiên tai nào đó.

Các đội tìm kiếm và cứu nạn (bao gồm Hiệp hội tìm kiếm và cứu nạn Thổ Nhĩ Kỳ) đã thiết lập một đường dây trợ giúp WhatsApp của riêng họ để phổ biến thông tin về các hoạt động tình nguyện và cứu hộ.

Những người bị mắc kẹt dưới đống đổ nát đã tweet những tin nhắn cầu cứu bao gồm vị trí của họ, chia sẻ chúng với những người dùng có lượng người theo dõi lớn.

Ngoài ra, cộng đồng tiền điện tử đã huy động được hàng triệu đô la Mỹ quyên góp và sẽ được gửi đến Thổ Nhĩ Kỳ, như một giải pháp thay thế cho các cơ sở ngân hàng truyền thống có thể đã bị hư hại trong vụ động đất.

Sàn giao dịch tiền điện tử Binance cho biết họ sẽ gửi Binance Coin trị giá 100 USD cho tất cả người dùng ở các thành phố bị ảnh hưởng bởi trận động đất. Người ta ước tính rằng tổng cộng khoảng 5 triệu đô la sẽ được quyên góp.

Các sàn giao dịch tiền điện tử Okx và Bitget cũng đã lần lượt quyên góp một triệu lira Thổ Nhĩ Kỳ (khoảng 53.000 USD) để hỗ trợ tài chính cho những người bị ảnh hưởng.

Việc sử dụng tiền điện tử để mua hàng hóa và dịch vụ đã bị cấm ở Thổ Nhĩ Kỳ kể từ năm 2021. Tuy nhiên, Ủy ban Điều tra tội phạm tài chính Thổ Nhĩ Kỳ (MASAK) đã phê duyệt một sáng kiến ​​​​của Ahbap, một tổ chức từ thiện, để nhận các khoản đóng góp bằng tiền điện tử.

Sử dụng phần mềm mã nguồn mở tạo bản đồ nhiệt cho các dịch vụ cứu hộ

Các nhà phát triển trên toàn thế giới đã sử dụng các trang web được tạo ra để hỗ trợ khủng hoảng - làm cho tất cả các dự án trở thành nguồn mở và dễ sử dụng ở một quốc gia đang gặp khó khăn trong việc truy cập Internet.

Một nhóm nhà phát triển đã sử dụng các tin nhắn trên MXH từ Instagram, WhatsApp và Twitter cũng như biểu mẫu liên hệ trực tuyến để tạo bản đồ nhiệt cho các dịch vụ cứu hộ như xác định nơi những người sống sót đang bị vùi lấp với thông tin được đối chiếu từ các cuộc gọi yêu cầu được giúp đỡ; thông tin về hiến máu.

Đồng thời, bản đồ nhiệt cũng giúp các đội cứu hộ liên kết các nhà cung cấp chỗ ở tạm thời, những nhà phân phối thực phẩm, quần áo; lên danh sách (nhiều danh sách được tạo từ nhiều dữ liệu phân tán và được sắp xếp bằng AI) những người được xác định là bị mắc kẹt trong đống đổ nát, cũng như những người cần hỗ trợ nhân đạo hoặc viện trợ y tế khẩn cấp; và kết nối các ứng dụng phù hợp với những người sẵn sàng giúp đỡ với những người cần giúp đỡ.

Ngoài ra, Microsoft Thổ Nhĩ Kỳ cũng cung cấp miễn phí tất cả các công nghệ của mình cho các nhóm hoạt động cứu hộ trong vùng thảm họa. Cũng như những thảm họa trước đó, hình ảnh vệ tinh được sử dụng để cung cấp cái nhìn rộng hơn về khu vực bị ảnh hưởng. Hình ảnh đã giúp các tổ chức cứu trợ xác định các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất cũng như xác định tình trạng cơ sở hạ tầng, những khu vực quan trọng để đảm bảo viện trợ được phân phối hiệu quả.

Hệ thống AI mới giúp cứu sống hàng ngàn nạn nhân 

Bộ Quốc phòng Mỹ đang sử dụng hệ thống AI thị giác máy tính để hỗ trợ nỗ lực cứu hộ thiên tai sau trận động đất kinh hoàng.

Hệ thống AI, được gọi là xView2, vẫn đang trong giai đoạn phát triển ban đầu, nhưng nó đã được triển khai để hỗ trợ các nhiệm vụ cứu hộ trên mặt đất ở Thổ Nhĩ Kỳ. Hệ thống sử dụng thuật toán học máy trên hình ảnh vệ tinh để phân loại thiệt hại trong khu vực thảm họa với tốc độ nhanh hơn nhiều so với các phương pháp hiện có khác, giúp nhân viên cứu hộ tiết kiệm thời gian tìm kiếm nạn nhân ở các khu vực bị động đất phá hủy.

2.jpg
xView2 sử dụng thuật toán học máy trên hình ảnh vệ tinh để phân loại thiệt hại trong khu vực thảm họa với tốc độ nhanh hơn nhiều so với các phương pháp hiện có khác.

Ở Thổ Nhĩ Kỳ, hệ thống AI được sử dụng bởi ít nhất hai đội tìm kiếm cứu hộ khác nhau tại Adiyam. Ritwik Gupta, nhà khoa học AI tại Đơn vị Sáng kiến Quốc phòng, cho biết xView2 có thể giúp tìm kiếm những khu vực thiệt hại mà nhân viên cứu hộ ít để ý tới.

Trước đây, xView2 cũng được dùng để đối phó với cháy rừng ở California cũng như phôi phục sau lũ lụt ở Nepal, giúp xác định thiệt hại từ lở đất gây ra bởi nước lũ.

Tầm quan trọng của công nghệ trong dài hạn

Công nghệ sẽ tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trong việc quản lý thảm họa, cũng như cứu hộ cứu nạn trong tương lai. Các ứng dụng khác có thể sẽ được phát triển khi có nhu cầu cụ thể, chẳng hạn như kết nối những người cần hỗ trợ với cơ quan viện trợ hoặc nhóm hỗ trợ phù hợp nhất.

Với việc sử dụng thành công AI để trợ giúp các tác vụ cơ bản, loại hình hỗ trợ này có thể sẽ tiếp tục được sử dụng trong thời gian tới. Theo đó, các chatbot AI có thể tiếp tục được sử dụng để cung cấp phản hồi nhanh chóng và chính xác cho các truy vấn về các chương trình hỗ trợ và nỗ lực cứu trợ.

Trong tương lai, AI có thể được sử dụng để giám sát các khu vực dễ xảy ra động đất và tạo bộ dữ liệu đáng tin cậy để giúp dự đoán các sự cố có thể xảy ra trong tương lai, phát triển các mô hình về kết quả có thể xảy ra, từ đó có những giải pháp ứng phó kịp thời. Trong đó, công nghệ Metaverse có khả năng sẽ được sử dụng để mô phỏng tác động của động đất và đào tạo mọi người cách ứng phó.

Công nghệ đang đóng một vai trò ngày càng quan trọng và ngày càng có giá trị trong các nỗ lực cứu trợ thiên tai. Cho dù đó là sử dụng AI để lọc và phân tích nhiều dữ liệu, sử dụng phần mềm truy cập mở để tạo ra các giải pháp cứu trợ phù hợp với thực tế hay sử dụng người máy (trên bộ hoặc trên không) để hỗ trợ các đội tìm kiếm, công nghệ đang đẩy nhanh các nỗ lực cứu hộ và cứu trợ nhân đạo.

Rõ ràng, ngoài những nỗ lực hỗ trợ và phục hồi ngay lập tức, công nghệ còn có những lợi ích lâu dài hơn, giúp các cộng đồng trở nên bền vững hơn trước bất kỳ thảm họa nào trong tương lai./.

Copy Link
Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Hợp nhất Bộ TT&TT và Bộ KH&CN: Cơ hội và kỳ vọng
    Cùng với một số Bộ ngành, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) hợp nhất với Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) với mục tiêu chính của sự hợp nhất này là giảm bớt một số chức năng và nhiệm vụ chung, tiết kiệm, đồng thời thúc đẩy chuyển đổi số (CĐS), phát triển khoa học công nghệ và quản lý báo chí số tốt hơn.
  • Đến năm 2030, 70% người dân trưởng thành sử dụng dịch vụ công trực tuyến
    Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và khả năng tiếp cận thông tin về cung cấp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến là tiền đề quan trọng để phát triển Chính phủ số, thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia. Mục tiêu quan trọng nhất là đến năm 2030 có 70% người dân trưởng thành sử dụng dịch vụ công trực tuyến.
  • Ngành bưu chính - động lực chính thúc đẩy phát triển kinh tế và hội nhập
    Các chuyên gia bưu chính trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã khẳng định ngành bưu chính là ngành thúc đẩy phát triển kinh tế và hội nhập dù gặp một số thách thức.
  • VNPT nâng tốc độ Internet hơn 3 lần thúc đẩy kiến tạo “cuộc sống số”
    Nằm trong lộ trình Quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông quốc gia, đảm bảo 100% hộ gia đình trên toàn quốc được tiếp cận Internet cáp quang vào năm 2025, VNPT sẽ thực hiện nâng tốc độ Internet lên hơn 3 lần, giá không đổi từ tháng 12/2024.
  • 95,54% người dùng bị làm phiền bởi cuộc gọi rác
    Đó là con số được đưa ra trong Báo cáo tổng kết An ninh mạng năm 2024 vừa được Hiệp hội An ninh mạng quốc gia (NCA) công bố. Báo cáo đã thực hiện khảo sát ở khu vực người dùng cá nhân, theo hình thức trực tuyến, từ ngày 28/11 - 14/12, thu hút trên 59.000 người tham gia.
  • Ứng dụng số của PVCFC giúp nông dân đột phá năng suất, chất lượng nông sản
    Công ty cổ phần Phân bón dầu khí Cà Mau (PVCFC) vừa chính thức ra mắt tính năng chẩn đoán sâu bệnh dựa trên AI trên ứng dụng 2Nông.
  • Hải Dương tích cực triển khai công tác ngoại giao kinh tế
    Hải Dương đã tổ chức nhiều đoàn xúc tiến tại các thị trường lớn như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh, Pháp và Bỉ, với sự phối hợp của Bộ Ngoại giao, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và các tổ chức quốc tế.
  • Người phụ nữ Dao đỏ đi xuyên Việt 3 năm để học làm du lịch
    Hành trình 3 năm xuyên Việt của chị Tẩn Tả Mẩy - người phụ nữ Dao đỏ ở Tả Phìn, Sa Pa - không chỉ để học hỏi mô hình du lịch cộng đồng mà còn để làm giàu, thoát nghèo từ những bài thuốc cổ truyền.
  • Trợ lý ảo KiKi cán mốc 1 triệu lượt cài đặt và sử dụng trên ô tô
    Ra mắt vào tháng 12/2020, sau 4 năm phát triển, trợ lý Kiki Auto chính thức cán mốc 1 triệu lượt cài đặt và sử dụng trên ô tô. Trung bình mỗi ngày Kiki Auto ghi nhận gần 1.100 lượt cài đặt và sử dụng, đặc biệt có thời điểm lên tới 2.000 lượt/ngày.
  • Định hình tương lai của mạng 6G
    Mạng di động 6G được kỳ vọng sẽ cung cấp tốc độ dữ liệu rất cao lên đến 1Tb/s, độ trễ cực thấp (giảm 1/10 so với 5G), tiết kiệm năng lượng gấp 2 lần, hiệu quả sử dụng phổ tần cao gấp 2 lần, độ tin cậy được nâng cao, sử dụng băng tần mới, tính khả dụng của mạng cao và truyền thông xanh.
AI và các công nghệ mới nổi được sử dụng hỗ trợ cứu hộ cứu nạn như thế nào?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO