Chuyển đổi số

Ấn Độ lập Ủy ban bảo vệ dữ liệu đảm bảo minh bạch, quyền riêng tư dữ liệu

Hạnh Tâm 07:48 04/10/2023

Mặc dù việc thành lập ban bảo vệ dữ liệu sẽ là một dấu mốc quan trọng nhưng vẫn sẽ có một số thách thức trong quá trình triển khai.

Ấn Độ, một trong những thị trường số lớn nhất và phát triển nhanh nhất thế giới đã thực hiện một bước quan trọng trong việc tăng cường bảo vệ dữ liệu và quyền riêng tư với việc đề xuất thành lập Uỷ ban bảo vệ dữ liệu (Data Protection Board).

Theo Đạo luật bảo vệ dữ liệu cá nhân kỹ thuật số năm 2023 (Digital Personal Data Protection - DPDP) Act 2023), Uỷ ban này có tư cách là cơ quan trung ương có nhiệm vụ chính là giám sát và thực thi những quy định về bảo vệ dữ liệu ở Ấn Độ.

Cơ quan này sẽ chịu trách nhiệm giải thích và thực hiện các điều khoản của Đạo luật DPDP cũng như giải quyết mọi mối quan ngại hoặc khiếu nại của tổ chức, cá nhân liên quan đến quyền riêng tư dữ liệu.

a1.png

Theo Đạo luật DPDP, các tổ chức, đặc biệt là những tổ chức được ủy thác dữ liệu quan trọng phải bổ nhiệm một “nhân viên bảo vệ dữ liệu”. Nhân viên bảo vệ dữ liệu sẽ được giao nhiệm vụ đảm bảo tuân thủ Đạo luật DPDP, xử lý các truy vấn liên quan đến bảo vệ dữ liệu và đóng vai trò là đầu mối liên hệ giữa các tổ chức, cá nhân và Ban bảo vệ dữ liệu.

Đạo luật cũng nói về “Người quản lý sự đồng ý” (consent managers) sẽ hoạt động như một đầu mối giữa các tổ chức, cá nhân và Ban bảo vệ dữ liệu. Consent manager là đối tượng độc lập mà bên thứ ba đã đăng ký với Ban bảo vệ dữ liệu và giữ vai trò chịu trách nhiệm quản lý sự đồng ý của các cá nhân sử dụng dữ liệu. Các tổ chức được yêu cầu phát triển những khung cho phép những người quản lý sự đồng ý này làm đại diện cho các cá nhân.

Trong cuộc họp tham vấn các bên liên quan được tổ chức vào ngày 20/9, Bộ trưởng Bộ Điện tử và Công nghệ thông tin Ấn Độ, Rajeev Chandrasekhar cho biết, Uỷ ban sẽ được thành lập trong vòng 30 ngày.

Ông nói thêm rằng chính phủ mong đợi hầu hết các điều khoản của Đạo luật, ngoại trừ những điều khoản liên quan đến giới hạn độ tuổi và các khía cạnh tương tự sẽ được triển khai trong khung thời gian 12 tháng. Điều này cho thấy chính phủ nhận thức được những sự phức tạp liên quan đến việc điều chỉnh các hoạt động cho phù hợp với các yêu cầu bảo vệ dữ liệu mới.

Mặc dù việc thành lập Uỷ ban bảo vệ dữ liệu sẽ là một dấu mốc quan trọng nhưng cũng sẽ có một số thách thức trong quá trình triển khai. Đạo luật DPDP mang đến một bộ khung toàn diện, yêu cầu các tổ chức áp dụng các biện pháp bảo vệ dữ liệu mạnh mẽ, đảm bảo tính minh bạch trong xử lý dữ liệu và có được sự đồng ý rõ ràng về việc việc sử dụng dữ liệu.

Tuy nhiên, việc tuân thủ các quy định này có thể đặt ra những thách thức về kỹ thuật và vận hành. Mối quan tâm của ngành xoay quanh việc đảm bảo một phương pháp quản lý cân bằng có tính đến tính liên tục trong kinh doanh, sự phức tạp về kỹ thuật và sự phù hợp với các tiêu chuẩn bảo vệ dữ liệu toàn cầu.

Với Đạo luật DPDP được áp dụng và vai trò của Uỷ ban được xác định, Ấn Độ đặt mục tiêu nâng cao niềm tin vào hệ sinh thái số và đảm bảo xử lý dữ liệu cá nhân một cách có trách nhiệm. Tuy nhiên, việc triển khai thành công Đạo luật DPDP và hoạt động của Uỷ ban Bảo vệ Dữ liệu có diễn ra thông suốt sẽ đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ giữa chính phủ, các bên liên quan trong ngành và các công ty công nghệ để giải quyết mọi thách thức một cách hiệu quả và đạt được sự cân bằng giữa bảo vệ dữ liệu và các các yêu cầu của công việc./.

Bài liên quan
  • Chủ quyền dữ liệu quốc gia và đề xuất cho Việt Nam
    Dữ liệu đã và đang trở thành nguồn tài nguyên giá trị nhất, tạo nên sự thành công vượt bậc của các tập đoàn công nghệ số, trong khi người dân và quốc gia tạo ra dữ liệu không được hưởng lợi từ nguồn tài nguyên do họ tạo ra mà còn đứng trước nguy cơ lệ thuộc.
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Hệ sinh thái AI Việt Nam phát triển "hai tốc độ" và đề xuất chiến lược đột phá
    Tại Việt Nam, trí tuệ nhân tạo được xác định là một trong những công nghệ lõi, bán dẫn cũng là một ngành chiến lược, còn chuyển đổi số là quá trình tất yếu trong mọi tổ chức và doanh nghiệp. Tuy nhiên, song hành với tiềm năng là nhiều thách thức lớn cần tìm lời giải - từ nhân lực, hạ tầng dữ liệu, đến định hướng ứng dụng thực tiễn.
  • 128 tác phẩm báo chí xuất sắc được trao Giải báo chí Quốc gia nhân 100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam
    128 tác phẩm báo chí xuất sắc sẽ được trao giải Báo chí quốc gia lần thứ XIX năm 2025, trong đó có 13 giải A, 27 giải B, 49 giải C và 39 giải Khuyến khích. Lần đầu tiên, hai thể loại báo chí mới là báo chí đa phương tiện và báo chí sáng tạo cũng sẽ được Ban tổ chức trao giải.
  • Báo chí đưa hơi thở cuộc sống, tâm nguyện của cử tri đến với nghị trường
    Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị báo chí chuyển tải kịp thời tâm tư, nguyện vọng của cử tri, nhân dân tới Quốc hội, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Quốc hội.
  • Khám phá lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam qua công trình của nhà sử học người Pháp
    “Sông Đà: Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam” của nhà sử học người Pháp Philippe Le Failler được xem là công trình nghiên cứu đồ sộ, là tấm gương soi chiếu lịch sử - văn hóa - con người miền Thượng, để hiểu sâu sắc hơn về quá khứ nhiều tầng lớp và giàu chất liệu của vùng đất nơi biên viễn Tổ quốc.
  • Kỷ nguyên số và yêu cầu đối với đào tạo nguồn nhân lực báo chí
    Trước những yêu cầu và thách thức từ thực tiễn trong kỷ nguyên số, cơ sở đào tạo nguồn nhân lực báo chí cách mạng cần có những đổi mới mang tính trọng tâm.
  • Lợi ích và thách thức của AI đối với báo chí
    Việc áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong báo chí đem lại nhiều lợi ích, song cũng đi kèm với những thách thức quan trọng, đặc biệt là về mặt đạo đức, chất lượng nội dung, việc làm và quy định.
  • Chương trình Hội báo toàn quốc 2025
    Trong dịp kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025) diễn ra nhiều hoạt động phong phú. Trong đó, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Chương trình Hội báo toàn quốc 2025 - Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.
  • Tin tặc tấn công có chủ đích The Washington Post
    Tờ The Washington Post tiết lộ một số nhà báo của toà soạn này đã bị tin tặc xâm nhập có chủ đích vào tài khoản email.
  • Doanh nghiệp Việt cần chuẩn bị gì trước thềm Công ước LHQ về tội phạm mạng?
    Theo thông tin chính thức từ UNODC (United Nation Office on Drugs and Crime) – Cơ quan chủ trì soạn thảo Công ước Liên hợp quốc về tội phạm mạng gọi tắt là Công ước Hà Nội (Hanoi Convention) sẽ được mở ký kết tại Hà Nội vào ngày 25-26/10/2025 và sau đó tại Trụ sở Liên hợp quốc tại New York cho đến ngày 31/12/2026. Công ước Hà Nội sau khi được thông qua sẽ đặt ra tiêu chuẩn mới cho các doanh nghiệp Việt Nam trong cuộc chiến chống tội phạm mạng toàn cầu.
  • Báo chí chậm trong thời thông tin nhanh
    Trong những năm gần đây, trên báo mạng ở Việt Nam, chúng ta thường bắt gặp các thuật ngữ như e-magazine, long-form, mega-story… để chỉ những dạng thức, thể loại báo chí mới. Đây là những thuật ngữ báo chí được du nhập từ nước ngoài, nhưng ở Việt Nam, mỗi nơi hiểu một cách khác nhau, chưa có sự thống nhất.
Ấn Độ lập Ủy ban bảo vệ dữ liệu đảm bảo minh bạch, quyền riêng tư dữ liệu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO