Đó là một nội dung quan trọng được thể hiện trong báo cáo đánh giá của Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) vừa đưa ra.
Theo đó, cụ thể cho quan điểm đánh giá này, Vietnam Report nêu ra con số (%) đạt được thể hiện ở 05 lĩnh vực trọng tâm: Chuẩn bị các kịch bản ứng phó khác nhau giảm thiểu mức độ thiệt hại xảy ra (83,3%); tăng cường đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao (77,8%); đầu tư công nghệ và cơ sở hạ tầng 72,2%); nâng cao giám sát an ninh mạng (66,7%); xây dựng và thiết lập chính sách, quy định ưu tiên dành cho an ninh mạng (50%).
Tuy nhiên, bên cạnh những dấu hiệu tích cực đạt được trong công tác đảm bảo ATTT, Vietnam Report cũng nêu ra những hạn chế, thiếu sót trong công tác này như: Các hệ thống an toàn, bảo mật, cơ sở hạ tầng CNT của DN chưa được đồng bộ, thống nhất, thiếu tính tổng thể; DN vẫn chưa thường xuyên tra soát, phát hiện các rủi ro tấn công mạng; chưa có quy định, chính sách ưu tiên trong việc bảo mật an ninh mạng; nhân viên chưa chú trọng đến vấn đề bảo mật; thiếu nguồn nhân lực có trình độ.
"Nhìn chung, những điểm yếu trong công tác bảo đảm ATTT chủ yếu liên quan đến vấn đề tổ chức, đào tạo trình độ ATTT và đặc biệt là biện pháp kỹ thuật", báo cáo Vietnam Report nhấn mạnh.
Không chỉ đưa ra những đánh, giá kết của công tác bảo đảm ATTT trong các DN, Vietnam Report còn nhận định về triển vọng của ngành CNTT trong 06 tháng cuối năm 2022 sẽ tiếp tục tăng trưởng tích cực (đạt 61,1%).
Giải thích cho những dự báo của mình, Vietnam Report cho biết, két quả trên được tạo ra nhờ quá trình CĐS đang diễn ra sâu rộng, bao phủ toàn diện tới từng ngóc ngách của đời sống kinh tế - xã hội Việt Nam hiện nay.
"Đặc biệt, nhờ có sự quan tâm, nỗ lực, quyết tâm cao độ của Chính phủ trong việc thúc đẩy "Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025 định hướng đến năm 2030" – Nhân tố "kim chỉ nam" quan trọng tạo đài tăng trưởng ngành CNTT trong thời gian tới", báo cáo Vietnam Report nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, Vietnam Report còn cho rằng, để đạt được các mục tiêu quan trọng của chương trình trên, với sứ mệnh quốc gia, các DN công nghệ Việt Nam cần nỗ lực không ngừng để nâng tầm năng lực hướng tới tiêu chuẩn toàn cầu, đồng thời cần, có một chiến lược rõ ràng và chặt chẽ, bám sát các xu hướng thế giới.
Khi các DN công nghệ cùng nhau quyết tâm cao, cùng chủ động "cưỡi gió, vượt sóng" thì mới tạo nên sức mạnh tăng trưởng, điều cần thiết trong bối cảnh kinh tế thế giới đang chuyển dần sang một chu kỳ mới với nhiều biến động./.