Báo chí cần khai thác hiệu quả phương tiện truyền thông kỹ thuật số
Chứng kiến những đổi mới nhanh chóng trong công nghệ truyền thông thời gian gần đây, khuyến khích các nhà báo xem xét lại sự lựa chọn và sử dụng các công nghệ truyền thông cụ thể theo một cách nhất định để đạt được hiệu quả trong việc truyền tải tin tức.
Phương tiện truyền thông dạng văn bản
Hiện nay có ba công nghệ truyền thông dựa trên văn bản phổ biến: email, tin nhắn văn bản trên điện thoại di động và bài đăng trên tường Facebook. Mặc dù cả ba đều dựa trên giao tiếp văn bản, nhưng mỗi công nghệ này đều có những đặc điểm riêng biệt như một nền tảng truyền thông.
Qua một số nghiên cứu cho thấy sự khác biệt giữa ba công nghệ trong cách sử dụng của chúng, xuất phát từ các đặc điểm tương ứng của chúng trong sự phong phú của phương tiện truyền thông, động lực và ảnh hưởng xã hội. Email là một trong những ứng dụng sớm nhất và phổ biến nhất trên Internet. Đây là nguyên mẫu của phương tiện truyền thông qua máy tính, không có tín hiệu phi ngôn ngữ và tính đồng bộ.
Điện thoại di động được đặc trưng là phương tiện phổ biến, nhanh hơn và tiện lợi hơn. Đặc biệt, nhắn tin văn bản (hoặc nhắn tin) ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt là trong số những người dùng trẻ tuổi, vượt qua gọi điện thoại, nói chuyện trực tiếp và email về tần suất sử dụng. Người dùng điện thoại di động vừa gửi vừa nhận nhiều tin nhắn văn bản hơn gọi điện thoại và khoảng 30% người dùng tin nhắn văn bản báo cáo rằng họ thích nhắn tin hơn gọi điện thoại.
Cuối cùng, Facebook cung cấp một nền tảng giao tiếp độc đáo trong đó những bình luận do bạn bè của một người đăng có thể được những người dùng khác cũng như chủ sở hữu hồ sơ xem, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chia sẻ tin nhắn giữa vòng kết nối xã hội của một người.
Những phát hiện chung cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng công nghệ truyền thông không giống nhau. Có thể cho rằng việc sử dụng một công nghệ nhất định có thể được tối đa hóa khi có sự phù hợp giữa các đặc điểm công nghệ, mục tiêu đạt được khi sử dụng công nghệ và hoàn cảnh xã hội. Đặc biệt, trong khi các nghiên cứu gần đây ít nhấn mạnh vào lý thuyết về sự phong phú của phương tiện truyền thông hơn so với các giải thích khác về việc sử dụng phương tiện truyền thông, nghiên cứu hiện tại đã chứng minh rằng còn quá sớm để loại bỏ giá trị của lý thuyết về sự phong phú của phương tiện truyền thông so với các lý thuyết khác.
Các thuộc tính công nghệ đóng vai trò có ảnh hưởng hơn trong việc giải thích việc sử dụng các công nghệ tương đối mới được xem xét trong nghiên cứu hiện tại - nhắn tin trên điện thoại di động và đăng bài trên Facebook cho thấy rằng các thuộc tính phương tiện truyền thông vẫn là một khía cạnh quan trọng trong quá trình ra quyết định của cá nhân làm truyền thông.
Phương tiện truyền thông dựa trên hình ảnh
Đây là một trong những phương tiện truyền thông truyền thống nhất, có khả năng tiếp cận với lượng lớn người dùng. Các thông tin bằng hình ảnh với độ phân giải cao cho phép báo chí tiếp cận với đa dạng nội dung khác nhau, từ tin tức đến chương trình giải trí.
Từ xưa đến nay nội dung vẫn được coi là vua, tuy nhiên trong thời đại công nghệ hình ảnh phát triển, vị vua này không chỉ có trên tay quyền năng về ngôn từ mà còn một sở hữu một vũ khí lợi hại hơn nhiều. Đó chính là sức mạnh của nội dung bằng hình ảnh.
Truyền tải nội dung bằng hình ảnh hay còn gọi là Visual content, đây chính là cách người ta sử dụng nội dung bắt mắt để thu hút thị giác của người đọc. Theo các nghiên cứu của Adweek, Forbes hay Content Marketing Institute thì phần lớn những người dùng đều thích nhìn hình hơn chữ, thích ngắm nghía hơn đọc và thích động hơn là tĩnh. Đây là lý do tại sao số lượng tương tác dành cho nội dung bằng hình ảnh luôn cao vượt bậc so với nội dung thuần chữ.
Không thể phủ nhận chúng ta đang sống trong thời đại đầy sức mạnh của nội dung biểu thị bằng hình ảnh, khi những bậc thầy “phù thuỷ” có thể tạo ra sức ảnh hưởng mạnh mẽ từ những công cụ trực quan nắm trong tay. Nếu biết sử dụng đúng cách, truyền tải đúng mục đích thì nội dung biểu thị bằng hình ảnh sẽ vượt lên trên cả ngàn ngôn từ, tồn tại và trở thành biểu tượng trường tồn cùng thời gian.
Phương tiện truyền thông dựa trên âm thanh
Trong các phương tiện truyền thông, phát thanh vẫn là phương tiện có nhiều công chúng nhất và là công cụ quảng cáo hiệu quả. Các số liệu cho thấy phát thanh vẫn là phương tiện truyền thông chủ đạo và đặc biệt là vẫn khá phổ biến trong giới trẻ.
Một số nhà nghiên cứu về báo chí phát thanh trên thế giới đã đưa ra những dự đoán sáng sủa về tương lai của phát thanh trong bối cảnh bùng nổ các phương tiện truyền thông đầu thế kỷ XXI. Cơ sở của quan niệm này trước hết dựa trên những ưu thế của phát thanh như tính tiện lợi, kỹ thuật đơn giản, thiết bị gọn nhẹ và phương thức tiếp nhận thông tin rất linh hoạt (đang trong ô tô, trên giường ngủ, đang làm việc… đều có thể nghe phát thanh). Sự đơn giản, gọn nhẹ của thiết bị thu nhận thông tin phát thanh là một ưu thế nổi bật của phát thanh so với các báo khác trong cùng một điều kiện như nhau, vì báo mạng và truyền hình cần thiết bị kỹ thuật cồng kềnh và phức tạp hơn nhiều. Khi cuộc sống ngày càng phát triển, con người ngày càng chịu nhiều áp lực của nhịp sống khẩn trương, hiện đại thì những ưu thế này lại càng phát huy tác dụng.
Theo xu hướng biến đổi của ngôn ngữ truyền thông, ngôn ngữ đa giọng của phát thanh hiện đại phù hợp với tâm lý và nhu cầu hưởng thụ thông tin của công chúng báo chí nhiều hơn. Trong cuộc sống hiện đại, tác phong công nghiệp tạo ra áp lực rất lớn về công việc và thời gian cho con người, báo phát thanh sẽ tạo ra sự thư giãn giải trí cũng như tiếp nhận thông tin tiện lợi bất cứ ở đâu và bất cứ lúc nào, kể cả khi đang nghỉ ngơi cũng như đang làm việc mà các loại hình báo chí khác không thể có được. Với thế mạnh riêng của mình, báo phát thanh sẽ không ngừng củng cố vị trí của mình trong hệ thống báo chí, truyền thông.
Phương tiện truyền thông dựa trên video
Video được đánh giá là chiến thuật thu hút độc giả và đang trở thành một phương tiện truyền thông quan trọng trong chiến lược phát triển của các cơ quan báo chí.
Việc sử dụng video trong tác phẩm báo chí mang lại cho công chúng của loại hình báo điện tử một phương thức tiếp nhận thông tin hoàn toàn mới đó là “xem”. Thông tin không còn là những con chữ nối tiếp nhau từ đầu tới cuối tác phẩm, mà thông tin được thể hiện bằng các video, clip đó là những chuỗi hình ảnh động nối tiếp nhau, có âm thanh được ghi âm trực tiếp từ hiện trường, từ mỗi câu chuyện trong cuộc sống.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, quá trình tiếp nhận thông tin của con người bằng mắt thông qua việc xem, nghe, nhìn lưu lại thông tin tốt hơn việc đọc, và hình ảnh lưu lại trong trí nhớ tốt hơn là từ ngữ. Và đặc biệt việc sử dụng video giúp cho quá trình tiếp nhận thông tin ngắn hơn, tiết kiệm được nhiều thời gian hơn. Thay vì đọc những tin bài dài, với tác phẩm báo chí đa phương tiện có sử dụng video để cung cấp thông tin độc giả chỉ mất 2 tới 3 phút.
Việc bảo đảm thông tin được truyền tải tới công chúng được khách quan và chân thực nhất là điều rất quan trọng. Thông tin mà mỗi tác phẩm báo chí truyền tải tới công chúng qua video chính là một lát cắt của cuộc sống, có địa điểm cụ thể, có ngày giờ rõ ràng, thời gian và không gian. Chính vì thế, thông tin mà video truyền tải sẽ khiến cho độc giả hoàn toàn tin tưởng.
Chính cách truyền tải thông tin này, giúp các tác phẩm trở nên vô cùng sinh động và hấp dẫn, mang lại cho người xem cảm xúc thật, như họ đang được tận mắt chứng kiến diễn biến của sự việc, vấn đề đang xảy ra ngoài cuộc sống. Nhờ sự hấp dẫn và sinh động, video kích thích trực quan tới độc giả và thu hút độc giả hơn.
Phương tiện truyền thông tương tác
Phương tiện truyền thông tương tác là một phương thức giao tiếp trong đó đầu ra của chương trình phụ thuộc vào đầu vào của người dùng. Và lần lượt, đầu vào của người dùng ảnh hưởng đến đầu ra của chương trình.
Nói một cách đơn giản, nó đề cập đến những cách khác nhau, trong đó mọi người xử lí và chia sẻ thông tin, hoặc giao tiếp với nhau như thế nào. Phương tiện tương tác cho phép mọi người kết nối với những người khác, cho dù đó là người hoặc tổ chức, khiến họ trở thành những người tham gia tích cực vào phương tiện truyền thông mà họ sử dụng.
Mục đích của phương tiện truyền thông tương tác là thu hút người dùng và tương tác với người đó theo cách mà phương tiện truyền thông không tương tác không làm được.
Trong thời đại kĩ thuật số ngày nay, mọi người được bao quanh bởi phương tiện truyền thông tương tác. Chúng ta sẽ tìm thấy về hình thức giao tiếp này ở bất cứ nơi nào.
Các trang mạng xã hội như Facebook, Twitter và Instagram là những ví dụ về phương tiện truyền thông tương tác. Những trang này sử dụng đồ họa và văn bản để cho phép người dùng chia sẻ hình ảnh và thông tin về bản thân họ, trò chuyện và chơi game.
Nếu có một thiết bị di động như điện thoại thông minh, thì rất có thể chúng ta sẽ sử dụng ứng dụng trên đó. Những hình thức tương tác này có thể giúp xem thời tiết, chỉ dẫn đến địa điểm mong muốn, chọn và trả lời những vấn đề tin tức mà mình quan tâm và cho phép bạn mua sắm. Những khả năng này là vô tận.
Một dạng khác của phương tiện tương tác là thực tế ảo (VR). VR mang đến cho người dùng trải nghiệm hoàn toàn nhập vai, cho phép họ đi sâu vào một thế giới gần như là bản sao của thực tế. Sự khác biệt duy nhất là thế giới này chỉ do kĩ thuật số tạo thành.
Phương tiện truyền thông tương tác có một vai trò rất quan trọng trong thế giới ngày nay. Nó không chỉ làm cho mọi người trở nên tích cực hơn, mà còn cho họ khả năng giao tiếp với những người khác mà họ thường không có liên lạc. Nó cũng cho phép sự tự do trao đổi ý tưởng và thông tin.
Phương tiện truyền thông tương tác cũng có một vai trò giáo dục, bởi nó là một công cụ học tập mạnh mẽ. Nó cho phép (và khuyến khích) mọi người, đặc biệt là học sinh, sinh viên, trở nên tích cực hơn trong các trải nghiệm về học tập, hợp tác hơn và kiểm soát nhiều hơn những gì họ đang học./.