Truyền thông

Báo chí đồng hành, khơi dậy, cổ vũ khát vọng phát triển đất nước

TS. Nhà báo Trần Bá Dung - Nguyên Trưởng Ban Nghiệp vụ - Hội Nhà báo Việt Nam 03/09/2023 09:45

Đảng nhấn mạnh vai trò của báo chí trong việc đồng hành, dẫn dắt dư luận xã hội, tạo sự đồng thuận xã hội, khơi dậy và cổ vũ khát vọng phát triển đất nước. Đại hội XIII của Đảng xác định mục tiêu: “Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc”.

Tóm tắt:

- Mỗi thời kỳ cách mạng, báo chí đều hoàn thành những mục tiêu, nhiệm vụ theo những phương thức khác nhau.

- Khơi dậy và cổ vũ khát vọng phát triển đất nước là sứ mệnh của báo chí trong giai đoạn mới.

- Để báo chí thực hiện chức năng, sứ mệnh, cần tạo môi trường thuận lợi, cơ chế, chính sách phù hợp để quản lý tốt hoạt động báo chí.

- Để đáp ứng yêu cầu chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại, cần tăng cường quản lý và định hướng hoạt động của các cơ quan báo chí.

Đây là khát vọng cao cả, chính đáng, vì lợi ích của toàn dân, có cơ sở từ thực tiễn. Khát vọng phát triển là một bộ phận, một yếu tố cấu thành sức mạnh tinh thần, sức mạnh nội sinh của dân tộc. Cũng như khát vọng hòa bình đã tạo thành sức mạnh vật chất để dân tộc ta đánh thắng các kẻ thù xâm lược.

Mỗi thời kỳ cách mạng, báo chí đều hoàn thành những mục tiêu, nhiệm vụ theo những phương thức khác nhau

Từ khi ra đời (21/6/1925), báo chí Cách mạng nước ta luôn luôn là bộ phận quan trọng trong công tác tư tưởng và vai trò xung kích, vũ khí sắc bén của Đảng trên mặt trận tư tưởng - văn hóa, “cầu nối” giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, diễn đàn của nhân dân trong kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, xây dựng và phát triển đất nước.

Đó cũng là cách để báo chí cách mạng tiếp tục đóng góp vào thành công chung của sự nghiệp cách mạng của đất nước, trước hết là đồng hành, khơi dậy và cổ vũ khát vọng phát triển đất nước./.

bbbbaothanhnien.jpg

Lịch sử báo chí Cách mạng gắn với những mốc son sáng chói của lịch sử cách mạng dân tộc: vận động thành lập Đảng, huấn luyện cán bộ, chuẩn bị cơ sở lí luận, chính trị, tư tưởng, tổ chức cho việc thành lập Đảng, cổ vũ nhân dân làm cao trào Cách mạng 1930 - 1931, phong trào vận động dân chủ 1936 - 1939, tiến tới tổng khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945, đấu tranh sắc bén trên mặt trận chính trị - tư tưởng trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước; tiếp tục thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới vì dân giàu nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Hơn 35 năm qua, đồng hành cùng dân tộc, báo chí đã góp phần đắc lực vào công cuộc đổi mới của đất nước, đồng thời báo chí cũng tự đổi mới. Vừa phản ánh ý chí và nguyện vọng của nhân dân, báo chí còn là vũ khí dư luận để nhân dân giám sát, chống tham nhũng, tiêu cực trong xã hội, chống sự thoái hóa, biến chất của một bộ phận cán bộ, đảng viên và là cầu nối tạo sự đồng thuận xã hội.

Báo chí hoạt động, phát triển theo những định hướng chiến lược của Đảng: “…Báo chí là tiếng nói của Đảng, Nhà nước, của tổ chức chính trị - xã hội và là diễn đàn của nhân dân, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng, sự quản lí của Nhà nước và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật; phải bảo đảm tính tư tưởng, tính chân thật, tính nhân dân, tính chiến đấu và tính đa dạng của hoạt động báo chí...” (Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa X, về công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới).

Khơi dậy và cổ vũ khát vọng phát triển đất nước là sứ mệnh của báo chí trong giai đoạn mới

Giai đoạn hiện nay, Đảng nhấn mạnh vai trò của báo chí trong việc đồng hành, dẫn dắt dư luận xã hội, tạo sự đồng thuận xã hội, khơi dậy và cổ vũ khát vọng phát triển đất nước. Đại hội XIII của Đảng xác định mục tiêu: “Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc”. Đây là khát vọng cao cả, chính đáng, vì lợi ích của toàn dân, có cơ sở từ thực tiễn. Khát vọng phát triển là một bộ phận, một yếu tố cấu thành sức mạnh tinh thần, sức mạnh nội sinh của dân tộc. Cũng như khát vọng hòa bình đã tạo thành sức mạnh vật chất để dân tộc ta đánh thắng các kẻ thù xâm lược.

Đảng ta nhấn mạnh phải đổi mới mạnh mẽ tư duy để khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc trong thời kỳ mới. Muốn khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, cần phải: Phát huy tối đa nguồn lực con người; phát triển kinh tế - xã hội bền vững; phát huy cơ chế lựa chọn, đào tạo cán bộ, thu hút, trọng dụng nhân tài; phát huy đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa.

Văn kiện Đại hội XIII nêu rõ: “Xây dựng, phát triển, tạo môi trường và điều kiện xã hội thuận lợi nhất để khơi dậy truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc, niềm tin, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; tài năng, trí tuệ, phẩm chất con người Việt Nam là trung tâm, mục tiêu và động lực phát triển quan trọng nhất của đất nước”, “…khơi dậy mọi tiềm năng và nguồn lực; tạo động lực mới cho sự phát triển nhanh và bền vững đất nước”. Để phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế, Đảng nhấn mạnh: “…chú trọng hơn nữa đến tính kịp thời, chính xác, thuyết phục của công tác tư tưởng, định hướng dư luận xã hội; quan tâm đúng mức, đồng bộ công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, một số vấn đề mới, khó, phức tạp cần phải được giải đáp kịp thời, sáng tỏ và khoa học...” (Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, H, 2021).

Như những chức năng tự thân (trong đó có chức năng tuyên truyền, cổ động và tổ chức tập thể các phong trào hành động cách mạng của quần chúng, chức năng giáo dục xã hội), báo chí Cách mạng thông qua việc khơi dậy, khích lệ lòng tự hào dân tộc, tình đoàn kết dân tộc, cần phải và sẽ gánh vác trách nhiệm “khơi dậy mọi tiềm năng và nguồn lực; tạo động lực mới cho sự phát triển nhanh và bền vững đất nước”. Đó chính là khơi dậy và cổ vũ khát vọng phát triển đất nước, như đã khơi dậy, cổ vũ khát vọng hòa bình mang lại chiến thắng vẻ vang, giành độc lập dân tộc trước đây.

Tạo môi trường, cơ chế, chính sách và quản lý tốt để báo chí phát triển bền vững

Để báo chí thực hiện chức năng, sứ mệnh nói trên, cần tạo môi trường thuận lợi, cơ chế, chính sách phù hợp để quản lý tốt hoạt động báo chí.

Môi trường thuận lợi cho báo chí hoạt động đúng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, chính là tạo môi trường chính trị và pháp lý.

Môi trường chính trị chính là các quan điểm chỉ đạo hoạt động báo chí của Đảng đã ban hành, cần được quán triệt và triển khai có hiệu quả, về quan điểm phát triển đi đôi với quản lý tốt hoạt động báo chí, v.v…

Môi trường pháp lý chính là tạo các hành lang pháp lý ngày càng chặt chẽ mà thông thoáng, để báo chí hoạt động sáng tạo trong khuôn khổ pháp luật dưới sự lãnh đạo của Đảng (tập trung ở việc sửa đổi Luật Báo chí 2016 và thực hiện Quy hoạch phát triển báo chí đến 2025). Môi trường pháp lý còn ở các cơ chế phù hợp để khuyến khích báo chí hoạt động và phát triển bền vững, như cơ chế hỗ trợ, cơ chế đặt hàng báo chí phục vụ nhiệm vụ chính trị, v.v…

Xây dựng nền báo chí chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại

“Xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại” vừa là yêu cầu đặt ra, vừa là mục tiêu phấn đấu đối với lĩnh vực báo chí, truyền thông được nhấn mạnh trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng. Đây là vấn đề có tính nguyên tắc, ý nghĩa sống còn trước mắt và lâu dài đối với lĩnh vực đặc biệt nhạy cảm, có tác động nhanh chóng, mạnh mẽ và sâu sắc tới mọi phương diện của đời sống xã hội.

Kế thừa, phát triển các quan điểm của Đảng về mục tiêu, yêu cầu hoạt động báo chí là định hướng quan trọng đối với hoạt động báo chí, nhất là lĩnh vực quản lý báo chí. Mục tiêu và yêu cầu “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại” của Đại hội Đảng khóa XIII là sự tiếp nối, nhất quán quan điểm, chủ trương của Đảng trong Nghị quyết Trung ương 5 khóa X về công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới. Theo đó, báo chí phải bảo đảm tính tư tưởng, tính chân thật, tính nhân dân, tính chiến đấu và tính đa dạng của hoạt động báo chí. Báo chí phải nắm vững và tuyên truyền sâu rộng, kịp thời, có hiệu quả đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, bám sát nhiệm vụ công tác tư tưởng, tích cực tuyên truyền, cổ vũ thành tựu của công cuộc đổi mới.

Coi trọng đúng mức việc phát hiện, biểu dương các nhân tố mới, điển hình tiên tiến; tích cực đấu tranh, góp phần ngăn chặn và từng bước đẩy lùi tham nhũng, lãng phí, quan liêu, các tiêu cực và tệ nạn xã hội; phản bác có hiệu quả những thông tin, quan điểm sai trái, phản động, thù địch, bảo vệ vững chắc trận địa tư tưởng của Đảng; tiếp tục phát huy tiềm lực và ưu điểm, khắc phục các yếu kém, khuyết điểm, nâng cao chất lượng tư tưởng, tính hấp dẫn, mở rộng đối tượng độc giả, vươn lên hiện đại về mô hình tổ chức hoạt động, về cơ sở vật chất, kĩ thuật và công nghệ.

Tính chuyên nghiệp của báo chí không thể tách rời đạo đức nghề nghiệp. Một nhà báo giỏi, sắc sảo về nghề, nếu xem nhẹ hoặc thiếu đạo đức nghề nghiệp sẽ càng nguy hiểm cho cơ quan báo chí, cho nghề báo, cho xã hội. Tôi cho rằng, đừng trao vũ khí hạng nặng (“vũ khí” báo chí, nhất là báo chí điều tra) cho những nhà báo “tâm không sáng”. Tính chuyên nghiệp đòi hỏi nhà báo và cơ quan báo chí hành nghề trên cơ sở có tri thức văn hóa rộng, có kiến thức chuyên ngành sâu, có kĩ năng nghiệp vụ, có khả năng tiếp cận và sử dụng công nghệ mới và có đạo đức nghề nghiệp.

Một nền báo chí chuyên nghiệp, cần giải quyết một số vấn đề cơ bản: Lãnh đạo, quản lý hoạt động báo chí chuyên nghiệp; Tổ chức hoạt động cơ quan báo chí chuyên nghiệp; Xây dựng đội ngũ nhà báo chuyên nghiệp và đào tạo báo chí một cách chuyên nghiệp.

Hiện nay, các cơ quan báo chí đang thực hiện Quyết định số 362/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025, nhằm phát triển báo chí đi đôi với quản lý tốt, theo hướng cách mạng, chuyên nghiệp, hiện đại, chất lượng, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu thông tin của nhân dân, tuyên truyền đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đoàn kết tập hợp quần chúng, tạo đồng thuận trong xã hội, định hướng tư tưởng và thẩm mỹ, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam.

Một vấn đề đặt ra là, các cơ quan báo chí cần xác định rõ những tiêu chí đánh giá tính chuyên nghiệp trong hoạt động báo chí để làm cơ sở cho việc tổ chức tuyển chọn, sử dụng, đãi ngộ đội ngũ những người làm báo chuyên nghiệp.

Đến nay, nhiều cơ quan báo chí đã xây dựng quy chế hoạt động, sắp xếp cơ cấu tòa soạn và quy trình xuất bản báo phù hợp với xu hướng và công nghệ làm báo hiện đại, đồng thời xác định rõ các chức danh làm báo, để đảm bảo quản lý hoạt động của cơ quan báo chí một cách chuyên nghiệp. Một nhà báo được coi là chuyên nghiệp phải là nhà báo được đào tạo chuyên nghiệp; hành nghề chuyên nghiệp và đội ngũ nhà báo phải được hưởng chế độ đãi ngộ theo tính chất chuyên nghiệp, chuyên ngành.

Tính nhân văn của báo chí Cách mạng Việt Nam thể hiện qua việc “đề cao, quý trọng, ca ngợi và bảo vệ những giá trị văn hóa chung của cộng đồng, vì con người, vì cộng đồng,... Trong báo chí, truyền thông, tính nhân văn là thái độ tiếp cận, đánh giá các sự kiện và vấn đề trong cuộc sống hàng ngày liên quan đến cộng đồng cũng như số phận con người; là quan điểm, thái độ và những nỗ lực đấu tranh vì quyền con người, dân chủ, dân sinh, vì sự tiến bộ xã hội và những giá trị nhân văn chân chính”. Tính nhân văn trong báo chí được thể hiện qua lĩnh vực đề tài, quan điểm, góc độ và thái độ tiếp cận với sự kiện, nhân vật. Tính nhân văn đòi hỏi nhà báo có đủ tri thức, quan điểm, thái độ, bản lĩnh và kĩ năng thể hiện.

Mặt khác, tính nhân văn thể hiện từ thái độ, kĩ năng, thao tác hằng ngày trong cuộc sống và trong tác nghiệp… Thông tin xâm phạm đời tư hoặc lợi dụng sự bất hạnh của con người để giật gân, câu khách, là vi phạm tính nhân văn. Có những thông tin về đời tư, luật pháp không cấm, nhưng đạo đức, lương tâm người làm báo lại không cho phép, vì tính nhân văn cần được đề cao. Tính nhân văn của báo chí phải được xây dựng trên cơ sở nền tảng đạo đức và pháp luật. Do vậy, nhà báo nhất thiết phải trang bị tốt kiến thức và trau dồi tốt ý thức về luật pháp nói chung, pháp luật về hoạt động báo chí nói riêng, phải nắm vững và tự giác thực hiện các quy định đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam.

333.jpg
(Ảnh minh họa: tienphong.vn)

Tính hiện đại của báo chí đòi hỏi trên các mặt: công nghệ - kĩ thuật làm báo và phong cách nhà báo, phong cách người quản lý báo chí. Trong giai đoạn hiện nay, báo chí hiện đại phải cập nhật, bắt kịp và làm chủ được các thiết bị, công nghệ và phương thức làm báo hiện đại, phương pháp tổ chức, quy trình tác nghiệp,… trong kỉ nguyên số. Phong cách tác nghiệp và quản lý báo chí hiện đại đòi hỏi cả tri thức hiện đại về nghề, các kĩ năng thao tác, sử dụng và làm chủ công nghệ, các phương thức quản lý tòa soạn theo mô hình tòa soạn hội tụ, cơ quan báo chí - truyền thông đa phương tiện.

Dĩ nhiên, tính hiện đại của báo chí đòi hỏi báo chí phát triển phù hợp với xu thế phát triển khoa học - công nghệ về thông tin, truyền thông. Những thành tựu của việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào tất cả các lĩnh vực đời sống, những đột phá của AI (như ChatGPT), nhất định phải được sử dụng có hiệu quả và phải được kiểm soát tốt trong hoạt động báo chí chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại.

Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã nhấn mạnh: “Phát triển hiệu quả, lành mạnh hệ thống báo chí, xuất bản, in, phát thanh, truyền hình, đặc biệt là mảng nội dung số, đáp ứng yêu cầu xây dựng, bảo vệ đất nước và nhu cầu của người dân. Chủ động, kịp thời cung cấp thông tin thiết yếu và tiếp nhận thông tin phản ánh của người dân trong đấu tranh phòng, chống suy thoái đạo đức, lối sống, các thông tin về tham nhũng, lãng phí, quan liêu, tệ nạn xã hội; biểu dương nhân tố tích cực, điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt. Sớm hình thành thị trường sản phẩm dịch vụ văn hóa, thông tin lành mạnh”.

Để đáp ứng yêu cầu chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại, cần tăng cường quản lý và định hướng hoạt động của các cơ quan báo chí; tập trung đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý báo chí, phóng viên, biên tập viên có bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức trong sáng và tinh thông nghiệp vụ.

Đó cũng là cách để báo chí Cách mạng tiếp tục đóng góp vào thành công chung của sự nghiệp cách mạng của đất nước, trước hết là đồng hành, khơi dậy và cổ vũ khát vọng phát triển đất nước./.

(Bài đăng ấn phẩm in Tạp chí TT&TT số 8 tháng 8/2023)

Bài liên quan
  • Để báo chí phát triển vì một Việt Nam hùng cường
    Một nền kinh tế phát triển là điều kiện và luôn có đội ngũ báo chí quốc gia phát triển. Đồng thời, nền báo chí quốc gia cũng cần được định hướng phát triển vì nhu cầu người dân và khát vọng hùng cường của quốc gia đó
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Báo chí đồng hành, khơi dậy, cổ vũ khát vọng phát triển đất nước
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO