Bảo vệ dữ liệu cá nhân cần trở thành "tiêu chí" quan trọng trong bộ chỉ số CĐS

Đỗ Minh| 29/06/2022 08:33
Theo dõi ICTVietnam trên

Việc hình thành các chính sách về quyền riêng tư, bảo vệ dữ liệu cá nhân chính là một dạng thỏa thuận điện tử nhằm thiết lập trách nhiệm của các cơ quan nhà nước (CQNN) trước chủ thể dữ liệu là người dân.

Đồng thời, đây cũng chính là căn cứ để người dân bảo vệ các quyền đối với dữ liệu của mình khi có sự cố hay tranh chấp xảy ra… Đó là một trong số những quan điểm quan trọng của đại biểu nêu ra tại buổi tọa đàm chuyên đề: "Đánh giá việc bảo vệ dữ liệu cá nhân trên các nền tảng tương tác với người dân của chính quyền địa phương" do Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển Truyền thông (IPS), Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam vừa phối hợp tổ chức. 

Bảo vệ dữ liệu cá nhân - "yếu tố" then chốt tăng niềm tin của người dân về việc sử dụng các dịch vụ công trực tuyến (DVCTT)

Tại Hội thảo, ông Patrick Haverman, Phó Trưởng đại diện thường trú của UNDP tại Việt Nam nhấn mạnh thêm, thời gian qua, Chính phủ Việt Nam và các địa phương đã có nhiều nỗ lực trong cung cấp DVCTT.

"Dịch COVID-19 khiến người dân tương tác trên môi trường số nhiều hơn, tuy vậy, kết quả khảo sát hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh tại Việt Nam (PAPI) trong hai năm 2020 và 2021 cho thấy mới chỉ có 3,5% số người được hỏi cho biết họ đã sử dụng Cổng DVCTT quốc gia", ông Patrick Haverman chia sẻ.

Cũng theo ông Patrick Haverman, việc thực hành, trang bị những kiến thức tổng quan về việc bảo vệ dữ liệu cá nhân của công dân trong khu vực công giờ đây chính là điều cần làm, tập trung vì đây là mắt xích quan trọng, "yếu tố" then chốt hình thành, tạo dựng niềm tin của người dân về việc sử dụng các DVCTT.

Bảo vệ dữ liệu cá nhân cần trở thành

Ông Patrick Haverman cho rằng nên bổ sung các tiêu chí đánh giá bảo vệ dữ liệu cá nhân vào bộ chỉ số chuyển đổi số (CĐS) cấp bộ, cấp tỉnh, cấp quốc gia (DTI).

Hơn nữa, ông Patrick Haverman nêu dẫn chứng về kinh nghiệm CĐS thành công ở các nước phát triển thường được đảm bảo dựa trên các nguyên tắc an toàn dữ liệu cá nhân, điều này thường dựa dựa trên các tiêu chuẩn của Liên Hợp Quốc bao gồm: Công bằng và hợp pháp trong xử lý dữ liệu cá nhân; làm rõ mục đích thu thập, xử lý dữ liệu cá nhân; tương xứng và cần thiết; lưu trữ dữ liệu cá nhân; minh bạch; trách nhiệm giải trình…

Cụ thể, quan điểm riêng từ những vấn đề chung nêu trên, ông Patrick Haverman nhấn mạnh, việc IPS và UNDP đã bắt tay nhau thực hiện khảo sát, đánh giá tầm quan trọng của bảo vệ dữ liệu cá nhân trên các nền tảng tương tác với người dân của chính quyền địa phương là việc làm có ý nghĩa to lớn, bước đầu có những kết quả tích cực, đáng ghi nhận.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực, nhóm nghiên cứu báo cáo cũng cũng chỉ ra vẫn còn tình trạng nhiều địa phương chưa thực hiện đầy đủ các quy định pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân. Điểm chung cho kết quả này thể hiện chính là việc, dù pháp luật đã có những quy định các tỉnh phải công khai thông tin về đầu mối liên hệ về bảo vệ dữ liệu cá nhân… nhưng việc thực hiện vẫn chưa đúng, rõ ràng, quyết liệt. Đưa ra con số báo cáo, ông Patrick Haverman cho biết, kết quả rà soát cho thấy, chỉ có 17/50 ứng dụng thông minh hỗ trợ tương tác chính quyền và người dân hiện có, 1 trong số 63 cổng DVCTT, và 3/số 63 cổng thông tin điện tử (TTĐT) cấp tỉnh công bố thông tin này.

Đặc biệt, khi nhóm nghiên cứu thực hiện kiểm tra "thử" yêu cầu cập nhật thông tin tài khoản và tiếp cận các phương thức bảo vệ dữ liệu cá nhân đã được chính quyền địa phương phát triển (dùng "tạm" đầu mối liên hệ hiển thị trên trang chủ các cổng DVCTT và cổng TTĐT), trong số 130 thư điện tử được gửi, chỉ có 9 thư nhận được thông tin phản hồi.

Một trong những vấn đề đáng quan ngại nhất mà kết quả đánh giá chỉ ra là việc hiểu sai, và phân định sai trách nhiệm pháp lý của các chủ thể quản lý dữ liệu. Hơn nữa, trách nhiệm pháp lý đối với dữ liệu cá nhân bị lẫn lộn giữa "cơ quan chủ quản" (UBND tỉnh, thành phố), "cơ quan/đơn vị vận hành" (Sở TT&TT) và DN cung cấp dịch vụ xây dựng nền tảng.

Việc chúng ta cần nghiên cứu, đưa ra các giải pháp, khuyến nghị phù hợp về mặt chính sách, pháp luật và thực thi pháp luật đối với các cơ quan hữu quan ở trung ương và địa phương sẽ giúp cải thiện việc bảo vệ dữ liệu cá nhân trên các nền tảng tương tác giữa chính quyền và người dân.

Đồng thời, hiện nay trong thực tiễn và ngắn hạn, chúng ta cần thường xuyên đánh giá việc thực thi các quyền đối với dữ liệu cá nhân của người dân trên các nền tảng tương tác giữa chính quyền địa phương với người dân; đồng thời bổ sung các tiêu chí đánh giá bảo vệ dữ liệu cá nhân vào Bộ chỉ số CĐS cấp bộ, cấp tỉnh, cấp quốc gia (DTI).

"Bộ TT&TT đẩy mạnh, tích cực xây dựng hướng dẫn quốc gia về bảo vệ dữ liệu cá nhân trong khu vực công; ban hành quy chế mẫu về chính sách quyền riêng tư cho các nền tảng trực tuyến…", ông Patrick Haverman mong muốn.

Đồng tình, đánh giá cao các quan điểm, đề xuất của ông Patrick Haverman, ông Nguyễn Lâm Thanh, Phó Chủ tịch Hội truyền thông số Việt Nam (VDCA) nhấn mạnh thêm, việc bảo vệ dữ liệu cá nhân trên môi trường số nói chung và trong các nền tảng tương tác giữa chính quyền với người dân nói riêng sẽ giúp củng cố niềm tin của người dân và thúc đẩy họ tham gia quá trình CĐS.

Cần bổ sung chỉ tiêu bảo vệ thông tin, dữ liệu cá nhân, quyền riêng tư vào mục tiêu CĐS quốc gia

Phân tích sâu các nội dung báo cáo, ông Nguyễn Quang Đồng, Viện trưởng IPS cho biết thêm, việc bảo vệ dữ liệu cá nhân, quyền riêng tư chính là một quyền cơ bản của con người. Trong giai đoạn hiện nay, khi quá trình CĐS, xây dựng chính quyền số là một trong những mục tiêu quan trọng của quốc gia thì việc bảo vệ, đảm bảo quyền riêng tư trên môi trường số có ý nghĩa quan trọng, cấp thiết.

Ông Đồng nhấn mạnh đến nội dung báo cáo đề cập chính là việc hiện nay, các địa phương cần chú ý nhiều đến các yêu cầu kỹ thuật nhằm đảm bảo an toàn, bảo mật của dữ liệu; tăng cường phòng chống các mối nguy cơ, rủi ro đối với an ninh mạng hơn là tính riêng tư của dữ liệu cá nhân và quyền riêng tư của người sử dụng ba nền tảng tương tác nêu trên.

Cũng theo ông Đồng, hiện nay các chính sách hiện có trên các nền tảng tương tác với công dân ở cấp tỉnh vẫn còn hạn chế, chưa có các điều khoản bảo vệ thông tin, quyền riêng tư của trẻ em; một số đơn vị đưa ra các điều khoản để thu thập nhiều loại thông tin vượt quá giới hạn được phép; không viện dẫn cơ sở pháp lý; không nêu rõ mục đích thu thập thông tin cá nhân.

Bảo vệ dữ liệu cá nhân cần trở thành

Ông Đồng cho rằng các địa phương cần chú ý nhiều đến các yêu cầu kỹ thuật nhằm đảm bảo an toàn, bảo mật.

Đưa ra các khuyến nghị, giải pháp tăng cường việc bảo vệ dữ liệu cá nhân, quyền riêng tư của người dân trên các nền tảng tương tác tại các cấp chính quyền địa phương, nhất là trên các trang TTĐT hoặc cổng TTĐT của CQNN, theo ông Đồng, Nhà nước cần hoàn thiện khung pháp luật quốc gia ở tầm quốc gia, đồng thời tăng cường ban hành các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

Cần phân biệt giữa tính riêng tư của dữ liệu và an toàn bảo mật dữ liệu, theo đó tính riêng tư quan tâm bảo vệ quyền riêng tư của người dân, còn an toàn bảo mật dữ liệu chú trọng bảo vệ hệ thống công nghệ thông tin và an ninh của CQNN qua các công cụ kỹ thuật; cần làm rõ mối quan hệ pháp lý giữa CQNN thu thập dữ liệu cá nhân với DN cung cấp nền tảng tương tác trên môi trường số; xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan liên quan và chuẩn hóa quy trình, thủ tục minh bạch trong sử dụng, chia sẻ dữ liệu cá nhân trong các CQNN và với các chủ thể bên ngoài…

Đặc biệt, quan trọng trong bối cảnh một khối dữ liệu cá nhân khổng lồ được thu thập qua các nền tảng tương tác của chính quyền với người dân, kéo theo mối quan tâm lớn để làm sao đảm bảo khối dữ liệu đó được bảo vệ, quyền riêng tư được đảm bảo trong quá trình lưu trữ, sử dụng, chia sẻ

Hơn nữa, để đạt được sự đồng nhất giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trên toàn quốc trong thực tiễn bảo vệ quyền riêng tư trên môi trường số, cần liên tục đánh giá, nghiên cứu các thông lệ, cách làm tốt. Từ đó, khái quát thành các quy định, hướng dẫn cụ thể để các địa phương nắm bắt được các chuẩn mực, dễ dàng bám sát, tuân theo; hướng tới tạo cơ sở pháp lý để các tỉnh bảo vệ quyền riêng tư tốt hơn trên môi trường số.

Cùng với đó, các cơ quan quản lý Nhà nước cần xem xét bổ sung các chỉ số, chỉ tiêu quan trọng về bảo vệ thông tin, dữ liệu cá nhân và quyền riêng tư vào mục tiêu CĐS quốc gia, để CĐS được thành công cả về chất và lượng.

"Các cơ quan hữu trách có thể đầu tư nguồn lực lớn hơn để tiến hành khảo sát, tìm hiểu, đánh giá sâu hơn về thực tiễn bảo vệ dữ liệu cá nhân, quyền riêng tư không chỉ trên các cổng TTĐT, cổng DVCTT, các ứng dụng thông minh, mà còn trong các cơ sở dữ liệu do các CQNN quản lý, lưu trữ, sử dụng, chia sẻ…", ông Đồng nhấn mạnh./.

Bài liên quan
  • Nhiều tổ chức, doanh nghiệp không "mặn mà" với việc bảo vệ dữ liệu cá nhân
    Bảo vệ dữ liệu cá nhân không chỉ là lớp áo giáp bảo vệ doanh nghiệp trước nguy cơ pháp lý mà còn là yếu tố quyết định sự sống còn trong thời đại số hóa. Thế nhưng, lỗ hổng về quản lý, nhận thức của nhân sự, quy trình xử lý dữ liệu, và cả công nghệ - biến doanh nghiệp thành "miếng mồi ngon" cho tấn công mạng.
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • 5 startup công nghệ Việt Nam đang được chú ý
    Trong những năm qua, hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo của Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể, tạo được môi trường thuận lợi, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia.
  • Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh hoãn cấm TikTok 75 ngày
    Ngay trong ngày đầu tiên nhậm chức ngày 20/01, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký một sắc lệnh hành pháp để hoãn việc thực thi lệnh cấm TikTok ở Mỹ trong ít nhất 75 ngày.
  • Tết sắm trang sức DOJI, nhân đôi xuân sắc và tài lộc
    Những ngày cận Tết, chị em tất bật sắm sửa quần áo, làm tóc để đón diện mạo mới, chào tân niên đầy hứng khởi. DOJI giới thiệu những bộ sưu tập tinh hoa như lời chúc xuân tròn đầy gửi đến mỗi khách hàng, cùng ưu đãi hấp dẫn dành riêng cho năm mới Ất Tỵ.
  • Tân Tổng thống Mỹ thu hồi Sắc lệnh về giảm thiểu rủi ro AI
    Ngày 20/1, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thu hồi sắc lệnh hành pháp năm 2023 do cựu Tổng thống Joe Biden ký nhằm mục đích giảm thiểu rủi ro mà trí tuệ nhân tạo (AI) gây ra cho người dùng, người lao động và an ninh quốc gia.
  • Giải pháp xây dựng nền tảng ứng dụng AI trong doanh nghiệp
    Nền tảng công nghệ thông tin (CNTT) kỹ thuật số tích hợp nhiều công nghệ, bao gồm trí tuệ nhân tạo, các giải pháp CNTT điều khiển từ xa và phân tích dữ liệu để cải thiện việc cung cấp dịch vụ CNTT và điện tử viễn thông (ĐTVT).
Đừng bỏ lỡ
Bảo vệ dữ liệu cá nhân cần trở thành "tiêu chí" quan trọng trong bộ chỉ số CĐS
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO