Bất động sản thông minh: Dòng chảy tất yếu trong các ĐTTM

Đỗ Minh| 12/11/2021 12:29
Theo dõi ICTVietnam trên

Bất động sản (BĐS) thông minh (Smart real estate) là một nhánh trong mô hình công nghệ BĐS (Proptech), hoạt động dựa trên sự hỗ trợ của công nghệ và có khả năng cung cấp thông tin về vận hành của tòa nhà hoặc trung tâm đô thị, giúp kiểm soát các dịch vụ, đảm bảo đáp ứng các tiêu chí văn minh, chất lượng cao mọi nhu cầu của cư dân.

Đề cập đến vấn đề này, mới đâytại khuôn khổ "Hội nghị cấp cao thành phố thông minh Việt Nam - Asocio Smart City Summit 2021", do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) phối hợp với các đơn vị chuyên môn, chức năng vừa tổ chức,.

Tại đây, các đại biểu, chuyên gia đã bàn, phân tích sâu về các khái niệm, xu hướng, giải pháp công nghệ… tất cả nhằm hỗ trợ, thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực này - vì đây là một xu hướng mới tất yếu của tương lai, khi mà CNTT, công nghệ số đang bùng nổ mạnh mẽ.

Xu hướng phù hợp trong tiến trình CĐS mạnh mẽ

Trước khi đến với các quan điểm, điều tổng quan nhận thấy là đa phần các ý kiến, quan điểm của các đại biểu, chuyên gia đều thống nhất cho rằng, trong xu thế, tầm nhìn, chiến lược, kinh nghiệm trong dựng các thành phố thông minh (TPTM) của các thành phố trong nước và khu vực hiện nay, không thể không nhắc đến BĐS thông minh, bởi lẽ đây là một lĩnh vực đầy tiềm năng tạo ra sự phát triển, các cơ hội đầu tư.

Cụ thể hơn cho các quan điểm này, TS. Trịnh Công Duy, Giám đốc Trung tâm phát triển phần mềm (SDC), Đại học Đà Nẵng, nhấn mạnh, thực trạng và xu hướng ứng dụng Proptech trong vận hành, quản lý và giao dịch BĐS hiện nay đã tạo ra các cơ hội cho các  doanh nghiệp (DN) Việt Nam tham gia "nền kinh tế không chạm"; tạo ra sự công bằng trong cơ hội tiếp cận khách hàng cho tất cả các quy mô DN. Do đó, ngành BĐS cần ứng dụng nhiều công nghệ số vào để thay đổi mô hình BĐS truyền thống.

"Trong xu hướng chuyển đổi số (CĐS) đang chuyển biến, phát triển mạnh mẽ, đây chính là cơ hội để ngành BĐS chuyển mình, tạo nấc thang mới trên thế mạnh ứng dụng các công nghệ số mới", ông Duy nhận định.

Cũng theo TS. Trịnh Công Duy, trước diễn biến, sự ảnh hưởng nặng nề của đại dịch bệnh COVID-19, việc tiếp xúc, trao đổi thông tin trực tiếp giữa khách hàng, nhà đầu tư BĐS không phải là sự lựa chọn, mà cần được thay thế dựa trên các phương thức giao dịch trực tuyến, thông minh.

BĐSTM: Dòng chảy tất yếu trong các ĐTTM - Ảnh 1.

BIM là một công nghệ được vận hành trên quy trình tiên tiến, áp dụng chủ yếu trong xây dựng dựa trên mô hình 3D kỹ thuật số.

Cùng với đó, nhất thiết, ngành BĐS cần tích hợp và trang bị thêm các giải pháp dựa trên IoT trong các tòa nhà để tăng tốc độ truy cập vào dữ liệu và hình ảnh thời gia thực; sử dụng các công nghệ bản sao số, kết hợp với mô hình 3D của cơ sở; tăng cường ứng dụng tự động hóa quy trình bằng Robot (RPA) cho các hợp đồng gia công và quản lý; tập hợp các nền tảng dựa trên đám mây, cho các dịch vụ liên quan đến giao dịch BĐS thương mại ảo.

Đặc biệt, để tăng cường hiệu quả trong lĩnh vực ngành BĐS thông minh, cần đảm bảo: An toàn và vệ sinh (tập trung nhiều vào tính bền vững, sức khỏe và phúc lợi trong cả BĐS mới xây dựng và BĐS hiện có; thiết bị đeo tay và thiết bị giám sát luôn đảm bảo an toàn; các dịch vụ làm sạch theo hướng dữ liệu dựa trên việc tiêu thụ không gian phù hợp.

Đồng thời, cần tăng cường việc tích hợp vật lý và kỹ thuật số (áp dụng các công nghệ tiên tiến: Trí tuệ nhân tạo (AI), trợ lý ảo, robot...); tăng trải nghiệm người dùng (chuyển từ phương pháp thúc đẩy sản phẩm sang tiếp cận khách hàng đầu tư); xây dựng và đổi mới kiến trúc (xây dựng không gian carbon, vật liệu bền vững, hợp tác từ xa giữa quản lý xây dựng với thi công công trường).

Đưa ra đề xuất giải pháp công nghệ, ông Duy cho rằng BĐS thông minh cần áp dụng công nghệ BIM. Đây là một công nghệ được vận hành trên quy trình tiên tiến, áp dụng chủ yếu trong xây dựng dựa trên mô hình 3D kỹ thuật số và cần phải sử dụng xuyên suốt vòng đời của một dự án thiết kế, hạ tầng và xây dựng. BIM được tạo thành bởi mô hình thông minh kèm theo tất cả các thông tin của dự án, được thay đổi và cập nhật thường xuyên suốt quá trình phát triển dự án, từ giai đoạn thiết kế, xây dựng cho đến vận hành, bảo trì và tháo dỡ công trình.

"Bên cạnh đó các DN BĐS có thể áp dụng mô hình công nghệ song sinh số cho đô thị (Digital Twin) và đây cũng chính là một mô hình CĐS hạ tầng đô thị bền vững, hiệu quả", ông Duy nhấn mạnh.

BĐS thông minh cần tạo ra nguồn CSDL đa dạng để đáp ứng, hỗ trợcác nhu cầu khách hàng

Nhằm cung cấp, tăng cường thêm các giải pháp trong việc ứng dụng công nghệ để thúc đẩy, phát triển ngành BĐS thông minh, ông Nguyễn Anh Tuấn, Chủ tịch HĐQT công ty CP Công nghệ và phần mềm TPIZI cho rằng, BĐS thông minh giờ đây cần phải đáp ứng tốt các yêu cầu số hóa hồ sơ quy hoạch, dự án và quản lý theo thời gian 27/7. Đặc biệt, các DN BĐS cần đẩy mạnh tiến độ xây dựng, kinh doanh, thanh toán; tăng cường các nền tảng dùng chung để điều hành hoạt động của các dự án.

Việc sử dụng nền tảng số TPIZI đã cho ra những kết quả khả quan như: Giúp đẩy nhanh việc số hóa các dữ liệu quy hoạch, hạ tầng kỹ thuật, xã hội tạo nền tảng cho ĐTTM trên bản đồ số.

BĐSTM: Dòng chảy tất yếu trong các ĐTTM - Ảnh 2.

TPIZI - Công cụ số giúp hỗ trợ hiệu quả BĐS thông minh, đồng thời gắn kết, tương tác giữa chủ đầu tư, khách hàng, công ty thiết kế...

"TPIZI còn tạo ta nguồn dữ liệu số thông suốt, giúp gắn kết, tương tác giữa chủ đầu tư, khách hàng, công ty thiết kế... Đây chính là một công cụ số hộ trợ hiệu quả BĐS thông minh hiện nay", ông Tuấn nêu ra các ưu điểm.

Cũng theo ông Tuấn, để các DN BĐS tạo dựng, tạo ra các ưu thế bền vững hơn nữa cần phải tạo ra nguồn cơ sở dữ liệu (CSDL) đa dạng để đáp ứng, hỗ trợ mọi nhu cầu khách hàng, sự vận hành: Tài liệu, công việc, giao dịch, dịch vụ vận hành; trạng thái giao dịch, hợp đồng, thanh toán…

"TPIZI cũng tạo ra khác biệt so với các ứng dụng nền tảng khác như: Có khả năng tích hợp bản đồ vào website chủ đầu tư; cho phép tùy chỉnh với từng khách hàng; triển khai nhanh chóng; hoạt động trên mọi nền tảng chung, phân quyền riêng từng dự án DN, tiết kiệm chi phí đầu tư, hỗ trợ đa ngôn ngữ", ông Tuấn cho biết thêm.

Bổ sung cho các quan điểm của ông Tuấn, ông Nguyễn Tuấn Hưng, đại diện FPT, chuyên gia về phát triển AI, điện toán đám mây cho rằng BĐS thông minh giờ đây cần áp dụng thêm các giải pháp ứng dụng AI trong quản lý tòa nhà và khu ĐTTM.

Áp dụng giải pháp Conversational AI (Chatbot) có khả năng hỗ trợ quy trình bán hàng (Customer Inquiries) của các sàn giao dịch và đại lý bán hàng của ngành BĐS. "Làm tốt điều này, ngành BĐS tăng hiệu quả trải nghiệm cho khách hàng, đột phá về hiệu suất, hiệu quả bán hàng cho các đại lý, công ty giao dịch BĐS", ông Hưng nhấn mạnh.

Cũng theo ông Hưng, hệ thống quản lý Chatbot giúp gia tăng độ gắn kết và hài lòng của cư dân, trực 24/7, giải đáp mọi thắc mắc, hỗ trợ cư dân xử lý các vấn đề thường gặp, nhắc lịch thu phí quản lý và các thông báo khác.

Bên cạnh đó, cần xây dựng cổng thông tin cư dân số, giải pháp toàn diện giúp số hóa và tự động hóa hoạt động quản lý cư dân của Ban quan lý tòa nhà, chủ đầu tư và là nền tảng xây dựng, tạo lập cộng đồng dân cư thông minh.

Công nghệ giúp tăng giá trị, sự trải nghiệm của khách hàng, sản phẩm BĐS thông minh

Nói về vai trò quan trọng của điện toán đám mây trong việc tạo nên các mô hình BĐS thông minh, ông Trịnh Minh Giang, Giám đốc VTI GROUP cho rằng, hiện nay, các tòa nhà vẫn còn nhiều khoảng trống để công nghệ đáp ứng các trải nghiệm của khách hàng đối với các sản phẩm BĐS thông minh.

Ngành BĐS đang có lợi thế nhận được sự quan tâm lớn của các khách hàng, do đó, đối với BĐS thông minh hay tòa nhà thông minh, ĐTTM cần một sự hợp nhất của nhiều loại công nghệ được kết nối để tạo tăng trưởng quy mô.

BĐSTM: Dòng chảy tất yếu trong các ĐTTM - Ảnh 3.

Đám mây giúp phân phối các tài nguyên CNTT; đảm bảo khả năng tăng trưởng, giảm thiểu chi phí, quy mô nhân sự...

Mô hình đám mây giúp giải quyết những cản trở phát sinh; giúp thử nghiệm các dự án ban đầu mà không cần sử dụng vào hệ thống phần cứng, hạ tầng. Đồng thời, mô hình cho phép sử dụng nhiều hệ thống, ứng dụng có sẵn mà không cần thiết phải tự phát triển, giảm thiểu các chi phí nhân sự, nguồn lực...

Đặc biệt, đám mây giúp phân phối các tài nguyên CNTT theo nhu cầu qua Internet với các chính sách thanh toán theo mức độ sử dụng, sở hữu và bảo trì các trung tâm dữ liệu và máy chủ.

Cũng theo ông Giang, hiện nay VTI GROUP đang đưa ra thị trường sản phẩm VITI Cloud. Đây là sản phẩm có thế mạnh giúp ngành BĐS: phân tích các kiến trúc hạ tầng công nghệ; chuyển đổi toàn bộ hạ tầng trên môi trường cloud; quản trị toàn bộ hạ tầng cloud; đảm bảo khả năng tăng trưởng, giảm thiểu chi phí, quy mô nhân sự...

"Hy vọng với các giải pháp đám mây của VTI GROUP sẽ là công cụ số góp phần giúp các DN BĐS khai thác triệt để các lợi thế, tiềm năng, để phát triển BĐS thông minh bền vững trong hiện tại và tương lai", ông Giang mong muốn./.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Bất động sản thông minh: Dòng chảy tất yếu trong các ĐTTM
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO