Bình chọn 150 vị trí DN hàng đầu về ICT đáp ứng chuyển đổi số tại Việt Nam

Minh Thiện| 27/08/2020 09:33
Theo dõi ICTVietnam trên

Sẽ có 150 vị trí doanh nghiệp (DN) hàng đầu trong 15 lĩnh vực của ngành viễn thông và công nghệ thông tin (ICT) sẽ được VINASA bình chọn trong năm nay. Đây được coi là những DN ICT tiên phong trong việc xây dựng lực lượng DN công nghệ số đáp ứng công cuộc chuyển đổi số quốc gia.

Đánh dấu bước chuyển mình của ICT Việt Nam

Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) vừa chính thức phát động Chương trình TOP 10 DN ICT VIỆT NAM 2020. Đây được xác định là sự thay đổi cơ bản của Chương trình bình chọn 50 DN CNTT hàng đầu Việt Nam do VINASA tổ chức thường niên từ năm 2014.

"Chương trình 50 DN CNTT hàng đầu Việt Nam" có mục đích lựa chọn, quảng bá, giới thiệu những DN uy tín, có năng lực của Việt Nam tới các đối tác trong và ngoài nước. Sau 6 năm tổ chức, chương trình đã lựa chọn và giới thiệu được 290 lượt DN; 18 ấn phẩm với 03 ngôn ngữ tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Nhật đã được biên soạn và mỗi năm đều được gửi giới thiệu tới hơn 2.000 cơ quan, đơn vị trong nước, hơn 1.000 đối tác từ trên 100 quốc gia và nền kinh tế trên thế giới.

Hơn thế, các DN được lựa chọn cũng luôn được giới thiệu và ưu tiên đồng hành trong các sự kiện CNTT lớn trong nước như: Vietnam ICT Summit, Smart City Summit… và trong các sự kiện quốc tế như: Triển lãm CES (Mỹ), Triển lãm CeBIT (Đức), Tuần CNTT Nhật Bản, Diễn đàn Di động toàn cầu (Tây Ban Nha)… Đồng thời, chương trình hàng năm cũng cung cấp một cái nhìn tổng quan về Ngành, cập nhật những xu thế mới, và phần nào định vị xu hướng phát triển của ngành và DN CNTT Việt Nam trong báo cáo phân tích hàng năm.

Bình chọn 150 vị trí doanh nghiệp hàng đầu về ICT đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số tại Việt Nam - Ảnh 1.

Ngày 3/6/2020, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, với tầm nhìn đến năm 2030 Việt Nam trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng. Ngành CNTT được xác định là nền tảng, là động lực quan trọng nhất cho công cuộc chuyển đổi số này. Việc đổi tên Chương trình "50 DN CNTT hàng đầu Việt Nam" thành "Top 10 DN ICT Việt Nam" là bước ngoặt, phản ánh sự phát triển mạnh mẽ của ngành và các DN CNTT Việt Nam trong thời gian qua, đồng thời thể hiện vai trò tiên phong của ngành CNTT trong giai đoạn phát triển mới.

Tại buổi họp báo online sáng ngày 26/8/2020, ông Trương Gia Bình, Chủ tịch VINASA, chia sẻ: "Việt Nam và thế giới đang trong giai đoạn chống COVID-19. Trong lúc khó khăn này, ai vượt qua, tiếp tục duy trì công việc và sáng tạo ra những sản phẩm, nền tảng mới sẽ có lợi thế lớn sau đại dịch. Đây là cuộc chạy đua mà ai dừng chân sẽ bị bỏ rơi".

Bình chọn 150 vị trí doanh nghiệp hàng đầu về ICT đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số tại Việt Nam - Ảnh 2.

Buổi gặp gỡ báo chí online dưới sự chủ trì của ông Trương Gia Bình, Chủ tịch VINASA và bà Nguyễn Thị Thu Giang, Tổng thư ký VINASA.

Ông Trương Gia Bình khẳng định: "Mục tiêu của Top 10 DN CNTT Việt Nam 2020 tiên phong trong công tác thúc đẩy phát triển lực lượng DN công nghệ số cho Việt Nam, nhưng quan trọng hơn, sứ mệnh cao cả hơn là tập hợp, xây dựng, hỗ trợ và thúc đẩy lực lượng này thực sự trở thành lực lượng tiên phong cho công cuộc chuyển đổi số toàn dân, toàn diện quốc gia trong 10 năm tới".

Đáp ứng nhu cầu thực tế phát triển ICT tại Việt Nam

Theo Chỉ thị số 01/CT-TTg, đến năm 2030, Việt Nam cần ít nhất 100.000 DN công nghệ số để phát triển kinh tế số. Bộ TT&TT đang xây dựng Chiến lược Phát triển DN công nghệ số đến năm 2030. Hưởng ứng những chủ trương quan trọng này, Chương trình Top 10 DN ICT Việt Nam xác định nhiệm vụ tiên phong thúc đẩy phát triển mạnh mẽ lực lượng DN công nghệ số thông qua: Tôn vinh giới thiệu những điển hình DN công nghệ số; khuyến khích các DN nhanh chóng nâng cao năng lực, nỗ lực sáng tạo những giải pháp số, dịch vụ số; trực tiếp hỗ trợ các DN quảng bá, truyền thông, phát triển thị trường.

Thay vì chọn 50 DN theo 4 lĩnh vực, Chương trình Top 10 DN CNTT Việt Nam 2020 sẽ lựa chọn ra Top 10 DN theo 15 lĩnh vực của ngành CNTT, bao gồm:

1. TOP 10 DN Xuất khẩu PM, dịch vụ CNTT

2. TOP 10 DN BPO

3. TOP 10 DN Fintech

4. TOP 10 DN cung cấp giải pháp Chính phủ điện tử

5. TOP 10 DN start-up

6. TOP 10 DN nội dung số

7. TOP 10 DN A-IoT

8. TOP 10 DN cung cấp nền tảng chuyển đổi số

9. TOP 10 DN hạ tầng số

10. TOP 10 DN bảo mật - ATTT

11. TOP 10 DN cung cấp dịch vụ, giải pháp Chuyển đổi số

12. TOP 10 DN tiếp thị số

13. TOP 10 DN cung cấp giải pháp CNTT cho thành phố thông minh

14. TOP 10 DN Dịch vụ CNTT

15. TOP 10 tổ chức Đào tạo CNTT

Bà Nguyễn Thị Thu Giang, Tổng thư ký VINASA cho biết: Tham gia Top 10 DN CNTT Việt Nam 2020 sẽ phải trải qua quy trình đánh giá khắt khe hơn với sự lựa chọn chỉ 10 đại diện cho mỗi lĩnh vực.

Quy trình đánh giá được trải qua 03 vòng bao gồm: Sơ tuyển hồ sơ; Thuyết trình và Thẩm định thực tế; và Bình chọn chung tuyển. Hội đồng đánh giá là các chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ, tài chính, nhân sự, startup, phóng viên chuyên ngành uy tín hàng đầu Việt Nam. Các DN (trừ các DN startup) đã hoạt động từ 3 năm trở lên, có doanh thu từ 1 triệu USD trở lên đều có thể tham gia chương trình.

Bình chọn 150 vị trí doanh nghiệp hàng đầu về ICT đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số tại Việt Nam - Ảnh 4.

Bà Nguyễn Thị Thu Giang, Tổng thư ký VINASA, chia sẻ nội dung chi tiết về Chương trình bình chọn

Có 6 tiêu chí để đánh giá xếp hạng bao gồm: tài chính (vốn, doanh thu, lợi nhuận), nhân lực (quy mô, trình độ chuyên môn, tăng trưởng), thị trường - khách hàng (cơ cấu, thị phần, tăng trưởng, chăm sóc khách hàng), công nghệ - sản phẩm (năng lực công nghệ, R&D, bảo mật, chứng chỉ, bản quyền...), tầm nhìn DN (định hướng phát triển, quản trị, chiến lược, văn hoá..), hoạt động CSR - giải thưởng (danh hiệu, giải thưởng, hoạt động vì cộng đồng…).

Các DN được lựa chọn sẽ tiếp tục được giới thiệu trong Ấn phẩm đặc biệt Top 10 DN CNTT Việt Nam 2020 phát hành bằng 03 ngôn ngữ: Anh, Nhật, Việt trực tiếp giới thiệu tới hơn 2.000 cơ quan, đơn vị trong nước, hơn 1.000 đối tác từ gần 100 nền kinh tế trên thế giới.

Các DN cũng được giới thiệu và đồng hành trong các sự kiện lớn của ngành CNTT Việt Nam, các chương trình xúc tiến thương mại, tham gia các triển lãm, hội nghị hàng đầu thế giới tại các thị trường trọng điểm Mỹ, Nhật, Châu Âu, Hàn Quốc, Australia. Quan trọng hơn, đây chính là lực lượng nòng cốt trong các chương trình thúc đẩy chuyển đổi số cho các cơ quan, DN do VINASA và Liên minh Chuyển đổi số thực hiện trong thời gian sắp tới.

Tất cả các khâu của Chương trình từ đăng ký, đánh giá, thẩm định và công nhận đang được Ban tổ chức sắp xếp song song cả 2 phương án là online và offline.

Bình chọn 150 vị trí doanh nghiệp hàng đầu về ICT đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số tại Việt Nam - Ảnh 5.

Lịch trình triển khai bình chọn

Chương trình Top 10 DN ICT Việt Nam sẽ nhận hồ sơ từ nay đến hết 25/9/220, kế hoạch đánh giá, bình chọn sẽ kéo dài 1 tháng trước khi công bố danh sách và phát hành ấn phẩm chính thức dự kiến vào tháng 11/2020. Thông tin chi tiết về chương trình và đăng ký tham gia có thể xem tại: www.top10ict.com

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Báo chí quốc tế viết gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?
    Sự kiện Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 thu hút sự chú ý trong - ngoài nước và cả nhiều cơ quan truyền thông quốc tế.
  • “AI như là một chiếc gương đen”
    Bài báo "AI is the Black Mirror" của Philip Ball cung cấp một cái nhìn chi tiết về trí tuệ nhân tạo (AI) và tác động của nó đến nhận thức con người.
  • Chất lượng thông tin báo chí về kinh tế - Vai trò, yêu cầu thước đo và giải pháp cần có
    Báo chí kinh tế cần là diễn đàn thực thụ cho doanh nghiệp, không chỉ cung cấp thông tin. Thông tin cần chính xác và kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp trong điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
  • Những “ngọn đuốc” ở bản
    Ở Tuyên Quang, người có uy tín là những người đi đầu thay đổi nếp nghĩ, cách làm của bà con dân tộc thiểu số (DTTS). Họ như những “ngọn đuốc” đi trước, thắp sáng, lan tỏa tinh thần trách nhiệm, nêu gương với cộng đồng. Gương mẫu, uy tín, những người có uy tín đã và đang góp sức xây dựng bản làng, thôn xóm ngày càng ấm no, giàu mạnh.
  • 5 lý do để tăng cường bảo mật mạng
    Các chương trình an ninh mạng đã phát triển đáng kể trong vài thập kỷ qua. Sự ra đời của điện toán đám mây đã phá vỡ ranh giới an ninh mạng thông thường của của các doanh nghiệp, buộc các tổ chức phải liên tục cập nhật những chiến lược phòng thủ của mình.
Đừng bỏ lỡ
Bình chọn 150 vị trí DN hàng đầu về ICT đáp ứng chuyển đổi số tại Việt Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO