Ngày 5/12, Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) đã công bố thành lập Ủy ban Đạo đức Trí tuệ nhân tạo (AI) . Ủy ban này ra đời nhằm đảm bảo khả năng cạnh tranh toàn cầu của AI và bảo vệ các giá trị xã hội.
FPT ra mắt FPT.AI từ năm 2017 và đã được đầu tư rất lớn nhằm chuẩn bị cho kỷ nguyên số. Bởi vì, FPT hiểu rằng, AI là trái tim của Cách mạng Công nghiệp (CMCN) 4.0, là sự khác biệt của quá khứ và tương lai.
Chủ tịch HĐQT FPT Trương Gia Bình cho biết, FPT mong muốn hợp lực trí tuệ AI đỉnh cao vì một thế giới an toàn hơn, tốt đẹp hơn và hạnh phúc hơn. Bởi vì, AI có thể là người bạn đồng hành, mang lại hạnh phúc cho mỗi con người.
Tập đoàn FPT cùng 20 doanh nghiệp lớn như Trường Hải, Ngân hàng BIDV, Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam… là thành viên sáng lập Hội đồng doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) quản lý.
FPT đang có vị thế và cơ hội lớn chưa từng có trong công cuộc chuyển đổi số (CĐS) toàn cầu, trong bối cảnh công ty đang có văn phòng tại nhiều quốc gia với nguồn nhân lực nói tiếng bản địa của khách hàng.
FPT vừa mở văn phòng thứ hai tại xứ xở kim chi nhằm tăng cường nguồn lực công nghệ, mở rộng mạng lưới hoạt động khu vực châu Á và trên phạm vi toàn cầu, trong bối cảnh nhu cầu chuyển đổi số ngày càng tăng cao tại Hàn Quốc.
Để khai phá thị trường nước ngoài, doanh nghiệp (DN) Việt cần đi con đường riêng của mình và làm ngược lại với những đơn vị đã làm trước. Như cách FPT học tiếng Nhật để thành công ở Nhật Bản hay học tiếng Đan Mạch khi mở văn phòng tại quốc gia này.
Theo đại diện FPT, trong năm 2023, đơn vị này mong muốn làm cho người dân, doanh nghiệp (DN) đều hạnh phúc thông qua các sản phẩm “Make by FPT”, phục vụ mọi người từ việc chăm sóc sức khoẻ, giáo dục, thương mại điện tử…
Blockchain (chuỗi khối) có tiềm năng rất lớn và đang nhanh chóng được ứng dụng vào hầu hết các lĩnh vực, tạo ra mô hình sản xuất kinh doanh (SXKD) mới, đem lại sự phát triển đột phá. Việt Nam đang nắm bắt rất nhanh cơ hội này.
Theo các chuyên gia, bối cảnh vĩ mô trên toàn cầu và Việt Nam trong suốt các năm qua tạo ra thử thách vô định cho cộng đồng doanh nghiệp (DN). DN sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn về tài chính - đặc biệt về dòng tiền để duy trì các hoạt động thường xuyên và chuyển đổi số (CĐS) sẽ là yếu tố "sống còn".
Theo Chủ tịch FPT Trương Gia Bình, chuyển đổi số (CĐS) quốc gia là thành công CĐS của từng địa phương, từng doanh nghiệp (DN). Do đó, mỗi địa phương, DN cần tìm ra cho mình một nhà lãnh đạo CĐS có khát vọng thay đổi, truyền cảm hứng và thúc đẩy kết nối để toàn bộ tổ chức, cá nhân cùng song hành, sáng tạo, hành động.
Việt Nam đang hội tụ đủ điều kiện để trở thành “trang trại” tương lai của các start-up “kỳ lân” và cần có những bước thay đổi ngoạn mục để nuôi dưỡng những start-up kỳ lân đó.
Chủ tịch FPT Trương Gia Bình cho rằng khi chuyển đổi số (CĐS) thành công, TP. Hồ Chí Minh (TP. HCM) không chỉ là nơi tốt nhất để sống mà còn có tiềm năng trở thành viên ngọc lấp lánh những công nghệ mới nhất như AI, IoT, Metaverse... Thành phố đang sở hữu nguồn lực và nền tảng để biến các khát vọng này thành sự thật.