Bình Dương cán mốc 30% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4

Trường Thanh| 26/06/2020 16:57
Theo dõi ICTVietnam trên

Bình Dương trở thành đơn vị thứ 14 và là địa phương thứ 8 hoàn thành chỉ tiêu cung cấp 30% dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) mức độ 4.

Bình Dương là địa phương thứ 8 hoàn thành chỉ tiêu cung cấp 30% DVCTT mức 4

Từ đầu năm 2020, trong Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 02 của Chính phủ về tiếp tục triển khai những giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, UBND tỉnh Bình Dương đã giao Sở TT&TT trách nhiệm tham mưu ban hành kế hoạch cung cấp ít nhất 30% số DVCTT thuộc thẩm quyền ở cấp độ 4.

Theo số liệu thống kê của Cục Tin học hóa (Bộ TT&TT), tính đến quý II/2020
, tổng dịch vụ công (DVC) mức 3, 4 của tỉnh là 1255 dịch vụ (64%); trong đó DVC mức 3: 501 (25,25%); mức 4 là 754 (38,45%)
. Tổng DVCTT có phát sinh hồ sơ là 124 dịch vụ (9.88%); trong đó DVC mức 3: 48 dịch vụ (9,58%); mức 4: 76 dịch vụ (10,08%).

Với kết quả trên, Bình Dương trở thành đơn vị thứ 14 và là địa phương thứ 8 hoàn thành chỉ tiêu cung cấp 30% DVCTT mức 4. Trước Bình Dương, đã có 6 bộ, ngành (gồm các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Nội vụ, Tài chính, TT&TT, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Giao thông Vận tải) và 7 tỉnh, thành phố (gồm An Giang, Đà Nẵng, Lào Cai, Lạng Sơn, Thừa Thiên - Huế, Tiền Giang, Nam Định) cán mốc 30% DVCTT mức 4.

Bình Dương cán mốc 30% dịch vụ công trực tuyến mức 4 - Ảnh 1.

Nhân viên bưu điện tiếp nhận hồ sơ của người dân tại UBND phường Phú Hòa, TP.Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Ảnh: Báo Bình Dương

Theo Sở TT&TT Bình Dương, để hoàn thành mục tiêu 30% dịch vụ công (DVC) mức 4, tỉnh đã kịp thời đưa ra các cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy quá trình ứng dụng CNTT nói chung và mục tiêu triển khai DVC mức độ 4 nói riêng.

Cũng theo Sở TT&TT Bình Dương, ngoài công nghệ, kỹ thuật, con người đóng vai trò đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa quyết định sự thành công của quá trình triển khai xây dựng Chính quyền điện tử cũng như triển khai DVC của tỉnh. Điều này được thể hiện qua việc tỉnh đầu tư cho cả người vận hành, triển khai sử dụng hệ thống và cả người dân sử dụng các công cụ, tiện ích do chính quyền điện tử cung cấp. Một chính quyền điện tử hiệu quả khi có sự tham gia đồng loạt của tất cả đội ngũ cán bộ, công chức, người dân và doanh nghiệp.

Tăng cường ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà nước

Để hoàn thành tốt công tác cải cách hành chính (CCHC) năm 2020, góp phần hoàn thành mục tiêu Kế hoạch CCHC Nhà nước giai đoạn 2016-2020 của tỉnh Bình Dương, UBND tỉnh yêu cầu, các ngành các cấp cần tập trung thực hiện một số nhiệm vụ, như: Tiếp tục triển khai thực hiện việc xây dựng, góp ý, thẩm định, rà soát hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hoàn thiện hệ thống pháp luật của tỉnh; rà soát, đơn giản hóa TTHC trên tất cả các lĩnh vực, trọng tâm là lĩnh vực đầu tư; loại bỏ những TTHC phức tạp, gây phiền hà cho cá nhân, tổ chức; công bố công khai, kịp thời, đầy đủ TTHC theo quy định; thực hiện tiếp nhận và xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về các quy định TTHC.

Mặt khác, các ngành, các cấp cần đẩy mạnh tuyên truyền về CCHC, trong đó tập trung tuyên truyền về quy trình, cách thức thực hiện các DVCTT mức độ 3 và 4, tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích để người dân biết thực hiện; mở rộng triển khai thí điểm thành lập trung tâm hành chính công cấp huyện, đầu tư nâng cao chất lượng hoạt động của bộ phận một cửa cấp xã; rà soát chức năng, nhiệm vụ, kiện toàn, sắp xếp lại tổ chức bộ máy các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện, bảo đảm không chồng chéo nhiệm vụ theo đúng quy định của Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương...

UBND tỉnh cũng yêu cầu các ngành, các cấp tăng cường ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà nước; tiếp tục triển khai hiệu quả các phần mềm quản lý văn bản, phần mềm một cửa điện tử, phần mềm đánh giá công chức bộ phận một cửa.

Bên cạnh đó, các ngành, các cấp cần xây dựng và nâng cao hiệu quả hoạt động của Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 hoặc TCVN ISO 9001:2015 trong các cơ quan hành chính Nhà nước; khuyến khích UBND cấp xã xây dựng và áp dụng hệ thống; triển khai xác định Chỉ số CCHC cấp tỉnh và phối hợp điều tra xã hội học đo lường sự hài lòng quốc gia; tiếp tục triển khai đánh giá xác định Chỉ số CCHC đối với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị, thành phố và UBND các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Bình Dương cán mốc 30% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO