Blockchain và nền kinh tế số ASEAN

Minh Huệ| 12/10/2020 10:15
Theo dõi ICTVietnam trên

Tình hình tăng trưởng của nền kinh tế số tại Đông Nam Á hiện rất hứa hẹn, với quy mô vượt 100 tỷ USD vào năm 2019, tăng gấp 3 lần trong 4 năm qua. Đến năm 2025 con số này có thể lên tới 300 tỷ USD, cao hơn khoảng 60 tỷ USD so với dự báo trước đây.

Với đặc điểm dân số trẻ, tầng lớp trung lưu phát triển mạnh, cùng với sự nhanh nhạy trong việc áp dụng kỹ thuật số, ASEAN đã sẵn sàng cho mục tiêu số hóa nền kinh tế. Trong quá trình phát triển kinh tế số, các quốc gia đều nhận thấy chìa khóa cho tương lai của nền kinh tế kỹ thuật số là việc cung cấp một cơ sở hạ tầng kỹ thuật số an toàn, độ trễ thấp. Công nghệ blockchain (chuỗi khối) đóng vai trò chính để đạt được nền kinh tế số một cách dễ dàng.

Hi nhp kinh tế s - cơ hi cho các nước ASEAN

Theo báo cáo "Thúc đẩy tiến tới hội nhập kỹ thuật số ASEAN" của Bain & Company, hội nhập kỹ thuật số của nền kinh tế ASEAN có khả năng tăng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) lên 1.000 tỷ USD vào năm 2025. 

Nhận thức được tiềm năng của việc tích hợp số hóa toàn khu vực ASEAN sẽ thúc đẩy thương mại và tăng trưởng nội địa, Thái Lan, quốc gia đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2019, đã thúc đẩy Kế hoạch hành động khung tích hợp kỹ thuật số (DIFAP). DIFAP nhằm mục đích thiết lập một kế hoạch hành động để phát triển khuôn khổ hội nhập kỹ thuật số ở tất cả các quốc gia thành viên ASEAN.

Blockchain và nền kinh tế số ASEAN - Ảnh 1.

Với cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc có thể có tác động tiêu cực đến nền kinh tế toàn cầu, ASEAN đang ngày càng tìm cách củng cố nền kinh tế và thúc đẩy tăng trưởng thông qua tích hợp kỹ thuật số dựa trên blockchain. Một trong những chương trình nghị sự quan trọng theo DIFAP là phát triển mạng lưới thanh toán kỹ thuật số liền mạch giữa các quốc gia thành viên ASEAN. Kết quả là, tại Hội nghị Bộ trưởng Tài chính ASEAN (AFMM) lần thứ 23, Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương ASEAN (AFMGM) lần thứ 5 tổ chức vào tháng 4/2019 tại tỉnh Chiang Rai, Thái Lan, 8 quốc gia ASEAN đã đồng ý thống nhất xây dựng Khung kết nối thanh toán.

Sử dụng công nghệ Blockchain để thực hiện các mục tiêu của Khung kết nối thanh toán vẫn là một khả năng khác biệt, dựa trên các tiền lệ trong khu vực. Gần đây, các Ngân hàng trung ương của Thái Lan và Lào đã ký một biên bản ghi nhớ (MoU) để hợp tác xây dựng một nền tảng dựa trên blockchain để tạo thuận lợi cho các giao dịch xuyên biên giới giữa hai nước. Hiện tại, Ngân hàng Thái Lan đang tiến hành Giai đoạn III của Dự án Inthanon để khám phá khả năng tương tác giữa các sổ cái phân tán cho các giao dịch xuyên biên giới với Cơ quan tiền tệ Hồng Kông.

Nền kinh tế số ở khu vực Đông Nam Á đang bùng nổ với các cơ hội đầu tư. Với việc phục hồi từ các cuộc khủng hoảng tài chính và tiền tệ châu Á vào cuối những năm 1990 và đầu những năm 2000, các nước ASEAN đang ngày càng tìm đến các công nghệ mới nổi như blockchain để giải quyết các vấn đề của các nước đang phát triển. Với đặc trưng là đồng tiền yếu và khuôn khổ linh hoạt, ASEAN được định vị trở thành tiên phong trên thế giới trong việc phát triển công nghệ Blockchain.

Nhng ngôi sao blockchain ti ASEAN

Blockchain và tiền điện tử ngày càng được coi là chất xúc tác công nghệ cho tăng trưởng nội khối ở Đông Nam Á, nhưng chúng cũng có vai trò ở cấp quốc gia, với các thị trường ASEAN phát triển theo những cách đặc biệt để thu hút các nhà đầu tư blockchain và tiền điện tử. Dưới đây là năm quốc gia Đông Nam Á dẫn đầu về phát triển Blockchain và tiền điện tử.

Việt Nam: Được hỗ trợ bởi một nhóm tài năng kỹ thuật số lớn, hiểu biết về kỹ thuật số, Việt Nam đã có một khởi đầu tốt khi nắm bắt các cơ hội từ công nghệ Blockchain trong các ngành công nghiệp địa phương. Cùng với nền kinh tế đang bùng nổ và hệ sinh thái khởi nghiệp phát triển mạnh, trung bình mỗi năm có 1.000 công ty mới khởi nghiệp, rõ ràng để hiểu tại sao Việt Nam là quê hương của những người tham gia thị trường Blockchain và tiền điện tử lớn, như Kyber Network và TomoChain, hai trong số ít các dự án tài chính phi tập trung (DeFi) ở châu Á.

Mới đây, Chính phủ Nhật Bản và 20 công ty lớn của Nhật đã giới thiệu một nền tảng kỹ thuật số để quản lý và tích hợp thông tin trong giao dịch thương mại, nhằm tăng cường mối quan hệ giữa Nhật Bản và ASEAN cũng như thúc đẩy số hóa các thủ tục thương mại. Với vai trò là Chủ tịch ASEAN năm 2020, Việt Nam sẽ là quốc gia đầu tiên thực hiện việc chạy thử nghiệm hệ thống mới dựa trên công nghệ blockchain, bắt đầu vào mùa thu năm nay, sau đó sẽ được mở rộng cho 9 thành viên khác trong khối thương mại Đông Nam Á.

Thái Lan: Với một loạt các chính sách hỗ trợ theo chương trình nghị sự phát triển Thái Lan 4.0, Công viên kỹ thuật số Thái Lan, Chương trình Visa thông minh và "Năm đầu tư Thái Lan", Thái Lan đã tạo tiền đề cho các công ty công nghệ số tỏa sáng, bao gồm cả những công ty trong lĩnh vực blockchain và tiền điện tử. Đối với blockchain, chính phủ Thái Lan đang dẫn đầu với việc một loạt các cơ quan chính phủ đang sử dụng các công nghệ sổ cái phân tán. 

Về mặt pháp lý, việc ban hành Nghị định Hoàng gia về các doanh nghiệp tài sản kỹ thuật số đã mang lại nhiều sự chắc chắn hơn về mặt pháp lý và sự ổn định của thị trường để giảm thiểu rủi ro hệ thống vốn có cho lĩnh vực biến động mạnh này. Đây được coi là luật đầu tiên của Thái Lan ban hành liên quan đến tiền điện tử. Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Thái Lan (SEC) được chỉ định để điều chỉnh các loại hình kinh doanh tài sản kỹ thuật số, bao gồm cả tiền điện tử. Có bốn loại giấy phép: Cổng thông tin cung cấp phát hành đồng tiền ban đầu (ICO), sàn giao dịch tài sản kỹ thuật số, nhà môi giới tài sản kỹ thuật số và đại lý tài sản kỹ thuật số.

Indonesia: Là một quốc gia quần đảo gồm hơn 18.000 hòn đảo, việc thiết lập kết nối tài chính ở quốc gia này để cung cấp dịch vụ thanh toán cho hơn 264 triệu người Indonesia là một trong những thách thức lớn nhất. Với hơn một nửa dân số (51,1%) chưa sử dụng các dịch vụ tài chính ngân hàng và thị trường công nghệ tài chính địa phương (Fintech) dự kiến trị giá khoảng 16 tỷ USD vào năm 2020, Indonesia mang đến triển vọng phát triển rộng rãi cho người đầu tư vào Blockchain trong ngành công nghiệp Fintech.

Malaysia: Quốc gia này dẫn đầu thế giới về tài chính và ngân hàng Hồi giáo (Islamic Banking). Hệ thống ngân hàng Hồi giáo còn được gọi là hệ thống ngân hàng không lãi suất; hoạt động dựa trên hai nguyên tắc cơ bản là không thu và trả lãi; và chia sẻ lợi nhuận và thua lỗ. 

Malaysia cung cấp nhiều cơ hội thị trường cho các nhà cung cấp dịch vụ fintech dựa trên blockchain. Ngoài tài chính, việc sử dụng theo dõi chuỗi cung ứng dựa trên Blockchain củng cố vị thế của Malaysia, là trung tâm Halal hàng đầu thế giới. Với những đòn bẩy như vậy, Malaysia là một bệ phóng lý tưởng cho các nhà cung cấp dịch vụ dựa trên Blockchain để mở rộng sang các quốc gia hồi giáo khác.

Philippines: Một quốc gia quần đảo khác với 77,4% dân số chưa sử dụng dịch vụ tài chính ngân hàng, Philippines là một mỏ vàng tiềm năng cho các nhà phát hành mã thông báo (token) và tiền tệ dựa trên blockchain. Thừa nhận tiềm năng của tiền điện tử, đặc biệt là đối với các công dân không có tiền mặt, tháng 5 năm 2018, ngân hàng trung ương Bangko Sentral ng Pilipinas (BSP) Philippines đã phê duyệt và hỗ trợ cho Dự án i2i. 

Thông qua dự án này, UnionBank là ngân hàng thương mại Philippines đầu tiên thử nghiệm thành công việc chuyển tiền dựa trên Blockchain từ Singapore đến Philippines. Ở góc độ pháp lý, nguyên tắc trao đổi tiền ảo của quốc gia cung cấp một nền tảng hợp pháp cho các hoạt động trao đổi tiền điện tử, trong khi quy tắc về tài sản kỹ thuật số và cung cấp mã thông báo cho phép các nhà phát hành mã thông báo tiền điện tử tiềm năng tận dụng tính linh hoạt của các quy định ngoại biên trong Khu vực kinh tế đặc biệt Cagayan và Cảng tự do.

Trong bối cảnh hội nhập, blockchain được coi là dẫn dắt công nghệ. Nhiều quốc gia xem trọng vai trò của blockchain trong phát triển kinh tế. Với tiềm năng to lớn của các mạng Blockchain có thể tương tác trong việc tạo điều kiện cho sự hội nhập của các nền kinh tế ASEAN. Việt Nam, với cương vị chủ tịch ASEAN 2020, được đánh giá là một trong những nền kinh tế số năng động nhất. Việt Nam cũng đặt số hóa là mục tiêu hàng đầu trong năm nay. Mục tiêu đó sẽ được thực hiện theo lộ trình của Kế hoạch hành động khung tích hợp kỹ thuật số ASEAN (DIFAP) giai đoạn 2019 – 2025.

Tài liệu tham khảo

1. https://www.asiablockchainreview.com

2. Các website: https://www.most.gov.vn; http://www.tapchicongthuong.vn; https:// saigondautu.com.vn

(Bài đăng  ấn phẩm in Tạp chí TT&TT số 11+12 tháng 9/2020)

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Blockchain và nền kinh tế số ASEAN
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO