Bộ TT&TT đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất

Hoàng Linh| 18/12/2022 09:27
Theo dõi ICTVietnam trên

Tiếp nối các thành tích đã đạt được, năm 2022, ngành Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tiếp tục nỗ lực phấn đấu và đã đạt thêm nhiều kết quả quan trọng.

Ngày 18/12/2022, tại Hà Nội, Bộ TT&TT tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023 và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Uỷ ban Chuyển đổi số (CĐS) dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.

Bộ TT&TT đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất - Ảnh 1.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Uỷ ban CĐS Quốc gia tham dự Hội nghị

CĐS đã trở thành toàn dân, toàn diện

Phát biểu khai mạc tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho biết: năm 2022 là năm Bộ TT&TT được Chính phủ bổ sung thêm một số chức năng, nhiệm vụ quan trọng về CĐS, chính phủ số, kinh tế số và xã hội số, công nghiệp công nghệ số, giao dịch điện tử.

Bộ TT&TT đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất - Ảnh 1.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: CĐS đã trở thành toàn dân, toàn diện với việc tất cả các bộ, ngành địa phương đã ban hành nghị quyết, chương trình CĐS

Nghị quyết Trung ương VI lần thứ 13 đã chính thức coi CĐS là một phương thức phát triển mới có tính đột phá, giúp đẩy nhanh, rút ngắn tiến trình công nghiệp hoá đất nước. Công nghiệp công nghệ số trở thành nền công nghiệp nền tảng. Nhiệm kỳ này, nhiều bộ luật của Ngành được sửa đổi. Luật Tần số Vô tuyến điện (VTĐ), Luật Giao dịch điện tử, Luật Viễn thông, Luật Công nghiệp công nghệ số và Luật báo chí.

Năm 2022, là năm Bộ TT&TT tập trung làm các chiến lược quốc gia cho từng lĩnh vực. Một số chiến lược đã được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành. Các chiến lược còn lại đang ở giai đoạn hoàn thiện cuối cùng. Đó là chiến lược bưu chính, chiến lược hạ tầng số, chiến lược chính phủ số, chiến lược kinh tế số và xã hội số, chiến lược an toàn an ninh mạng của Bộ Công an, chiến lược công nghiệp công nghệ số và chiến lược chuyển đổi số báo chí.

Năm 2022 là năm tổng tiến công về CĐS. Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết: "CĐS đã trở thành toàn dân, toàn diện với việc tất cả các bộ, ngành địa phương đã ban hành nghị quyết, chương trình CĐS. 500 triệu tài khoản sử dụng các nền tảng số Việt Nam là con số lớn, chưa từng có. Các giao dịch, kết nối về chia sẻ dữ liệu tăng gần 5 lần. Các Tổ công nghệ số cộng đồng (CNSCĐ) tại các thôn bản đã được thành lập và đi vào hoạt động".

Năm 2022 là năm mà các DN công nghệ số tấn công mạnh mẽ tại thị trường nước ngoài, đi đầu tư kinh doanh, đi làm CĐS cho các nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản. Doanh thu từ thị trường nước ngoài của Viettel về viễn thông đạt 3 tỷ USD, của FPT về CNTT và CĐS đã đạt 1 tỷ USD.

Theo Bộ trưởng, "Có cái thì CĐS Việt Nam rồi ra nước ngoài, có cái CĐS nước ngoài rồi về Việt Nam. Không đi ra nước ngoài, không cạnh tranh, không chinh phục, không có doanh thu từ thị trường nước ngoài thì Việt Nam không thể trở thành nước phát triển có thu nhập cao".

trao-huan-chuong-lao-dong-hang-nhat-18122022.jpg
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất cho Bộ TT&TT

Ngành TT&TT thực hiện mục tiêu kép: Vừa phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp (DN) công nghệ số lớn mạnh

Năm 2022, ngành TT&TT tiếp tục nỗ lực phấn đấu và đã đạt thêm nhiều kết quả quan trọng. Công cuộc CĐS quốc gia do ngành TT&TT chủ trì xây dựng và triển khai thực hiện với mục tiêu kép là vừa phát triển chính phủ số, kinh tế số và xã hội số, vừa hình thành các DN công nghệ số lớn mạnh của Việt Nam để vươn ra thế giới.

Bộ TT&TT đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất - Ảnh 2.

Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Đức Long thông tin các kết quả hoạt động nổi bật của ngành TT&TT trong năm 2022

Các DN công nghệ số Việt Nam tiếp tục khẳng định được vai trò tiên phong trong nghiên cứu, phát triển và đổi mới sáng tạo, làm chủ công nghệ. Công tác báo chí, truyền thông tiếp tục khẳng định được vai trò quan trọng trong việc phản ánh trung thực dòng chảy chính của xã hội Việt Nam, tạo đồng thuận, lan toả năng lượng tích cực, tạo niềm tin xã hội, góp phần tạo ra sức mạnh tinh thần để Việt Nam bứt phá vươn lên.

Bộ TT&TT đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất - Ảnh 3.

DN công nghệ số Việt Nam lớn mạnh vươn ra thế giới

Với những thành tích đạt được xuyên suốt trong thời gian qua và trong năm 2022, nhân dịp này, Bộ TT&TT đã vinh dự được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất về thành tích xuất sắc, đột xuất trong xây dựng, triển khai thực hiện chính phủ số, kinh tế số và xã hội số góp phần vào sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo bảo vệ Tổ quốc.

Ngành TT&TT tăng trưởng 12,7%

Năm 2022, doanh thu toàn ngành TT&TT ước đạt 3.893.595 tỷ đồng, tăng 12,7% so với năm 2021 và gấp 1,5 lần so với dự báo tốc độ tăng trưởng GDP năm 2022 của cả nước. Nộp ngân sách nhà nước ước đạt 98.982,30 tỷ đồng, tăng 24,7% so với năm 2021.

Tổng số lao động toàn ngành năm 2022 là 1.510.027 lao động, tăng 5% so với năm 2021. Năng suất lao động ngành TT&TT (tính theo đóng góp vào GDP) ước đạt khoảng 648 triệu đồng, tốc độ tăng năng suất lao động là 6,7% so với năm 2021.

Bưu chính tăng doanh thu 16%

Cụ thể, lĩnh vực bưu chính doanh thu năm 2022 ước đạt 52.300 tỷ đồng. Sản lượng bưu gửi tăng 38%; doanh thu dịch vụ bưu chính tăng 16%; đóng góp vào GDP của lĩnh vực Bưu chính tăng 16%; số lượng DN bưu chính tăng 12%, so với năm 2021.

Bộ TT&TT đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất - Ảnh 1.

Lĩnh vực viễn thông hoàn thành phủ sóng

Điểm nổi bật là ngày 09/11/2022, Quốc hội đã thông qua dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số VTĐ, thúc đẩy việc quản lý, sử dụng tần số VTĐ hiệu quả, góp phần phát triển hạ tầng số.

Một nhiệm vụ lớn của lĩnh vực viễn thông đã hoàn thành trong năm 2022 là: Các DN viễn thông đã hoàn thành phủ sóng cho 2.152/2.418 điểm lõm sóng là các thôn, bản trên toàn quốc. Như vậy tỉ lệ thôn đã có sóng trên toàn quốc đạt 99,73%.

Năm 2022, doanh thu dịch vụ viễn thông đạt 138.000 tỷ đồng, tăng 1,6% so với năm 2021. Lợi nhuận sau thuế năm 2022 ước đạt 44.500 tỷ đồng, tăng 3,8% so với năm 2021. Thuê bao điện thoại di động sử dụng smartphone ước đạt 75,80%, tăng 1,4% so với năm 2021.

Bộ TT&TT đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất - Ảnh 2.

Doanh thu lĩnh vực viễn thông

CĐS quốc gia và Chính phủ số đổi mới trong chỉ đạo điều hành, mang lại hiệu quả

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 505/QĐ-TTg lấy ngày 10/10 hàng năm là ngày CĐS quốc gia. Ngày 10/10/2022, Bộ TT&TT đã tổ chức ngày CĐS quốc gia năm 2022. Nhiều bộ, ngành, địa phương cũng tổ chức các hoạt động hưởng ứng ngày CĐS quốc gia.

Bộ TT&TT đã xây dựng và triển khai nền tảng học trực tuyến mở đại trà tại địa chỉ https://onetouch.mic.gov.vn (Nền tảng OneTouch), triển khai bồi dưỡng, tập huấn về CĐS cho cán bộ, công chức, viên chức của các bộ, ngành, địa phương; thành viên tổ công nghệ số cộng đồng, phổ cập kỹ năng số cho người dân.

Lĩnh vực an toàn thông tin mạng bảo vệ hàng triệu triệu người dân

11 tháng đầu năm 2022 đã ngăn chặn, xử lý hơn 2.328 trang web lừa đảo trực tuyến, vi phạm pháp luật (hơn 1.342 trang lừa đảo trực tuyến) và bảo vệ hơn 4,33 triệu người dân (tương ứng 6,8% người dùng Internet Việt Nam) trước các tấn công lừa đảo trực tuyến, vi phạm pháp luật trên không gian mạng

Kinh tế số và xã hội số đóng góp lớn cho GDP

Đóng góp của kinh tế số cho GDP năm 2022 ước đạt tỷ trọng khoảng 14,26%, trong đó, kinh tế số ICT đóng góp khoảng 7,18%.

Lĩnh vực công nghiệp ICT tăng trưởng 8,7%

Doanh thu lĩnh vực công nghiệp ICT năm 2022 ước đạt 148 tỷ USD, tăng trưởng 8,7% so với năm 2021, đạt kế hoạch đề ra năm 2022.

Đóng góp vào GDP của lĩnh vực công nghiệp ICT năm 2022 ước đạt 34.336 triệu USD, tăng trưởng 8,7% so với năm 2021, đạt kế hoạch đề ra năm 2022. Số lượng DN công nghệ số đăng ký năm 2022 ước đạt 70.000 DN, tăng 9,5% so với năm 2021, đạt kế hoạch đề ra năm 2022.

Lĩnh vực báo chí, truyền thông khẳng định vai trò quan trọng

Công tác báo chí, truyền thông tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng trong việc phản ánh trung thực dòng chảy chính của xã hội Việt Nam, tạo đồng thuận, lan toả năng lượng tích cực, tạo niềm tin xã hội. Bộ TT&TT đã công bố bộ tiêu chí nhận diện và quyết liệt chấn chỉnh, xử lý tình trạng "báo hóa" tạp chí, "báo hóa" trang thông tin điện tử tổng hợp, "báo hóa" mạng xã hội, biểu hiện "tư nhân hóa" báo chí.

Công tác xử lý vi phạm chuyển hướng sang xem xét, xử lý trách nhiệm cơ quan chủ quản, người đứng đầu cơ quan báo chí. Buộc các nền tảng mạng xã hội xuyên biên giới tuân thủ, rà soát, ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin xấu độc đạt trên 90% yêu cầu của Nhà nước Việt Nam.

Lĩnh vực xuất bản tăng trưởng 5%

Doanh thu lĩnh vực xuất bản, in, phát hành ước đạt năm 2022 là 96.433 tỷ đồng tăng trưởng 5% so với năm 2021. Số đầu xuất bản phẩm in năm 2022 ước đạt 39.700, tăng nhẹ so với năm 2021. Số đầu xuất bản phẩm điện tử ước đạt 3.200 tăng 59% so với năm 2021./.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • UNDP khuyến nghị các quốc gia khai thác AI nâng Chỉ số Phát triển con người
    Với chính sách phù hợp và sự tập trung vào con người, trí tuệ nhân tạo có thể trở thành cầu nối đến với tri thức, kỹ năng và ý tưởng mới, giúp trao quyền cho mọi người, từ người nông dân đến các chủ doanh nghiệp nhỏ.
  • Những phát minh sáng tạo của Phần Lan làm thay đổi thế giới
    Phần Lan có thể là một quốc gia nhỏ về mặt dân số nhưng những đóng góp của Phần Lan cho sự đổi mới toàn cầu thì không hề khiêm tốn.
  • Chương mới trong quan hệ hợp tác Việt Nam và Kazakhstan về phát triển KHCN, ĐMST và CĐS
    Ngày 6/5/2025, trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Kazakhstan, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam Nguyễn Mạnh Hùng và Bộ trưởng Bộ Phát triển số, Đổi mới sáng tạo và Công nghiệp vũ trụ Kazakhstan Madiyev Zhaslan đã ký Bản ghi nhớ về hợp tác trong các lĩnh vực công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
  • Các giải pháp kỹ thuật phần mềm xanh
    Khi các hệ thống máy tính trở nên phổ biến, nhu cầu về các tài nguyên máy tính đòi hỏi năng lượng điện để chạy ngày càng tăng và góp phần đáng kể vào lượng khí thải carbon. Những lượng khí thải này liên quan đến việc sử dụng, phát triển và triển khai phần mềm trên các hệ thống máy tính. Kỹ thuật phần mềm xanh là con đường phía trước để hạn chế lượng khí thải nhà kính không kiểm soát được của ngành công nghệ.
  • Cách tìm hiểu nhà cung cấp AI có rủi ro bảo mật hay không
    Nếu nhà cung cấp AI thiếu các biện pháp kiểm soát bảo mật cơ bản sẽ gây ra rủi ro.
  • Ra mắt Liên minh nhân lực chiến lược thực thi Nghị quyết 57-NQ/TW ‏
    Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch FPT khẳng định, nếu không đào tạo được nhân lực AI, chúng ta sẽ đứng ngoài cuộc chơi công nghệ. Còn nếu dẫn đầu trong đào tạo AI, Việt Nam sẽ vươn lên trở thành lực lượng lao động toàn cầu trong lĩnh vực này.
  • Tima kỳ vọng sẽ bứt phá thị trường P2P sau Nghị định 94
    Sau 10 năm hoạt động, Tima đã kết nối 17 triệu hồ sơ, phục vụ 10 triệu người vay và 70.000 nhà đầu tư trên toàn hệ thống, trở thành nền tảng P2P Lending có quy mô và độ phủ lớn tại Việt Nam.
  • ScienceOne - Bước đột phá mới của AI
    Ngày 6/5/2025, Viện Tự động hóa thuộc Viện hàn lâm Khoa học Trung Quốc (CAS) đã chính thức công bố nền tảng nghiên cứu tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) mang tên ScienceOne, đánh dấu bước đột phá trong nỗ lực cách mạng hóa phương pháp nghiên cứu truyền thống thông qua tự động hóa AI.
  • Hơn 2.800 trang web phát tán mã độc nhắm vào người dùng macOS
    Một chiến dịch phát tán mã độc quy mô lớn đang nhắm mục tiêu vào người dùng hệ điều hành macOS thông qua hơn 2.800 trang web đã bị xâm nhập. Chiến dịch này sử dụng Atomic Stealer (AMOS) - một loại phần mềm độc hại tinh vi được thiết kế để đánh cắp dữ liệu nhạy cảm từ máy tính Apple.
  • Taxi robot Trung Quốc "bắt tay" Uber cung cấp dịch vụ tại Trung Đông
    Theo tuyên bố, quan hệ đối tác sẽ giúp cả hai bên khám phá các thị trường mới tại Trung Đông và các thị trường quốc tế khác.
Bộ TT&TT đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO