Bộ Tư pháp đẩy nhanh tiến độ tích hợp, cung cấp dịch vụ công trực tuyến

Xuân Tuấn| 30/04/2020 16:22
Theo dõi ICTVietnam trên

Các bộ, ngành, địa phương, đơn vị cần thống nhất sử dụng Trục liên thông văn bản quốc gia do Văn phòng Chính phủ (VPCP) quản lý để phục vụ việc tích hợp, trao đổi dữ liệu thủ tục hành chính (TTHC) với các cơ sở dữ liệu (CSDL) chuyên ngành, cơ sở dữ liệu quốc gia.

Nghiên cứu, tái cấu trúc quy trình nghiệp vụ, đơn giản hóa TTHC làm cơ sở tích hợp, cung cấp DVC trực tuyến

Theo Quyết định 274/QĐ-TTg ngày 12/3/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Cổng Dịch vụ công quốc gia (DVCQG) và các văn bản hướng dẫn triển khai, Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với VPCP nghiên cứu, tái cấu trúc quy trình nghiệp vụ, đơn giản hóa TTHC làm cơ sở để tích hợp, cung cấp dịch vụ công (DVC) trực tuyến trên Cổng DVCQG đối với 03 nhóm TTHC: đăng ký khai sinh, cấp phiếu lý lịch tư pháp, đăng ký giao dịch bảo đảm.

Đồng thời, Thủ tướng cũng yêu cầu, Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với VPCP tích hợp Hệ thống đăng ký cấp phiếu lý lịch tư pháp trực tuyến với Cổng DVCQG, Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp tỉnh để thực hiện cung cấp DVC trực tuyến cấp phiếu lý lịch tư pháp trực tuyến thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Tư pháp và 63 địa phương. Thời hạn hoàn thành các nhiệm vụ trên trước ngày 10/3/2020.

Bên cạnh đó, Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bảo hiểm xã hội Việt Nam nghiên cứu, tổ chức tích hợp, cung cấp DVC trực tuyến liên thông đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú và cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi trên Cổng DVCQG trong quý II năm 2020; đẩy mạnh kết nối, tích hợp dùng chung hệ thống thanh toán trực tuyến của Cổng DVCQG để thực hiện thanh toán trực tuyến phí, lệ phí… trong giải quyết TTHC, thực hiện DVC.

Bộ Tư pháp đẩy nhanh tiến độ tích hợp, cung cấp dịch vụ công trực tuyến - Ảnh 1.

Cổng DVC Bộ Tư pháp.

Đến nay, một số nhiệm vụ đã được triển khai và đạt kết quả cụ thể như: Thực hiện các biện pháp kỹ thuật đối với dịch vụ cấp phiếu lý lịch tư pháp; Hệ thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch đã kết nối với Hệ thống kết nối, liên thông các hệ thống thông tin ở Trung ương và địa phương (NGSP) (theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp, nếu địa phương có nhu cầu kết nối Hệ thống thông tin một cửa điện tử và các Hệ thống, Phần mềm phục vụ DVC của địa phương với Hệ thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch, thì thực hiện thông NGSP).

Tuy nhiên, việc thực hiện nhiều nhiệm vụ được giao về xây dựng, vận hành Cổng DVC tại Bộ Tư pháp còn chưa đáp ứng yêu cầu về tiến độ, cụ thể như: chưa thực hiện kết nối, đồng bộ trạng thái hồ sơ giải quyết TTHC để theo dõi tình hình, kết quả giải quyết trên Cổng DVCQG; chưa thực hiện việc tái cấu trúc quy trình, đơn giản hóa thủ tục để tích hợp... hoặc có nhiệm vụ triển khai nhưng chưa thực sự hiệu quả.

Công chức của các địa phương phải thực hiện nhập, xử lý dữ liệu nhiều lần trên các hệ thống dẫn đến mất thời gian, chi phí, giảm năng suất lao động, trong khi nhu cầu của người dân đối với các DVC này rất lớn. Cụ thể, nhu cầu đăng ký khai sinh là 2.086.575 trường hợp; 559.810 yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp; 710.489 hồ sơ thực hiện biện pháp đăng ký giao dịch bảo đảm (theo Báo cáo số 01/BC-BTP ngày 01 tháng 01 năm 2020 của Bộ Tư pháp về tổng kết công tác tư pháp năm 2019 và phương hướng nhiệm vụ công tác tư pháp năm 2020).

Cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện các nhiệm vụ

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, VPCP đã tổ chức nhiều buổi làm việc với Bộ Tư pháp và các cơ quan, đơn vị có liên quan để phối hợp, đôn đốc việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến vận hành Cổng DVCQG; trao đổi, thống nhất về giải pháp triển khai cung cấp DVC trực tuyến đối với các nhóm TTHC trên Cổng DVCQG.

Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các nhiệm vụ nêu trên của Bộ Tư pháp, hạn chế việc ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện của các cơ quan, đơn vị có liên quan, VPCP đề xuất Bộ Tư pháp triển khai một số nội dung cụ thể như sau:

Về lộ trình tích hợp

Đối với các nội dung đã được thống nhất và hệ thống đã đáp ứng có thể thực hiện được ngay sẽ cho triển khai tích hợp trước, cụ thể: Thực hiện việc đăng nhập một lần (SSO) với Cổng DVC của các tỉnh và Cổng dịch vụ đăng ký cấp phiếu lý lịch tư pháp; đồng bộ hồ sơ và trạng thái xử lý hồ sơ lên Cổng DVCQG; thực hiện liên kết tài khoản nhóm dịch vụ đăng ký biện pháp bảo đảm; thực hiện trực tuyến cấp tài khoản sử dụng CSDL về biện pháp bảo đảm; tích hợp tra cứu thông tin về biện pháp bảo đảm.

Bộ Tư pháp thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các địa phương thực hiện đúng chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trong việc thực hiện tích hợp, cung cấp dịch vụ đăng ký khai sinh, cấp thẻ bảo hiểm y tế và cấp phiếu lý lịch tư pháp trực tuyến trên Cổng DVCQG theo đúng tiến độ.

Bộ cũng tiếp tục tái cấu trúc quy trình, đơn giản hóa các nhóm thủ tục để tích hợp lên Cổng DVCQG. Theo đó, (i) đối với thủ tục Đăng ký khai sinh: tiếp nhận giấy chứng sinh điện tử; thực hiện ký số Giấy khai sinh điện tử và chia sẻ dữ liệu với cơ quan Công an để thực hiện đăng ký thường trú; thực hiện in sổ hộ tịch từ Hệ thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch của Bộ Tư pháp; (ii) Đối với thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp: thực hiện ký số Phiếu lý lịch tư pháp điện tử và chia sẻ dữ liệu với Bộ Công an để tra cứu thông tin lý lịch tư pháp; (iii) Đối với nhóm dịch vụ đăng ký biện pháp bảo đảm: thực hiện ký số kết quả.

Về tích hợp Hệ thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch

Theo quy định tại khoản 1 Điều 24 Nghị định số 61/2018/NĐ-CP, Cổng DVCQG do VPCP xây dựng và thống nhất quản lý trên cơ sở tích hợp, trao đổi dữ liệu về TTHC, hồ sơ giải quyết TTHC với CSDL quốc gia về TTHC, các CSDL quốc gia, CSDL chuyên ngành và tích hợp DVC trực tuyến với Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh.

Trên cơ sở đó, VPCP đã sử dụng Trục liên thông văn bản quốc gia phục vụ việc tích hợp, trao đổi dữ liệu với Cổng DVC, Hệ thống một cửa điện tử của tỉnh và các CSDL chuyên ngành.

Vì vậy, các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị có liên quan cần thống nhất sử dụng Trục liên thông do VPCP quản lý để phục vụ việc tích hợp, trao đổi dữ liệu TTHC với các CSDL chuyên ngành, CSDL quốc gia.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Ngày Viễn thông và Xã hội thông tin thế giới 17/5: Khát vọng về giáo dục số
    Chủ đề của ngày Viễn thông và Xã hội thông tin thế giới (WTISD) năm nay là “Sáng tạo số vì mục tiêu phát triển bền vững”, nhấn mạnh tầm quan trọng của các giải pháp số trong việc giúp giải quyết các thách thức cấp bách của thế giới và đẩy nhanh tiến bộ trong các lĩnh vực then chốt. Một trong những lĩnh vực đó là giáo dục.
  • Netflix đạt 40 triệu người dùng/tháng nhờ gói hỗ trợ quảng cáo
    Netflix cho biết việc ra mắt gói dịch vụ rẻ hơn, đi kèm quảng cáo đã giúp công ty đạt 40 triệu người dùng hoạt động hàng tháng trên toàn cầu, từ mức 5 triệu 1 năm trước đó.
  • Dân Việt App đưa thông tin đến bạn đọc, bà con nông dân cả nước thời CĐS
    Để bắt kịp sự phát triển như vũ bão của công nghệ, trong đó có công nghệ truyền thông xã hội, báo chí bắt buộc phải thay đổi phương thức hoạt động, phải phát triển đa nền tảng, thực hiện chuyển đổi số (CĐS).
  • Nhiều dự địa để phát triển kinh tế số nông nghiệp
    Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch Uỷ ban Quốc gia về Chuyển đổi số nhấn mạnh: "Công nghệ số, chuyển đổi số, tự động hoá sẽ giúp ngành Nông nghiệp giảm được rất nhiều chi phí. Chi phí cho công nghệ số, chuyển đổi số sẽ nhỏ hơn rất nhiều so với phần chi phí tiết kiệm được" tại Hội nghị chuyên đề "Thúc đẩy số hoá ngành Nông nghiệp" ngày 14/5/2024.
  • Gỡ vướng cho hoạt động KHCN, ĐMST trong trường đại học
    Với chủ đề "Xây dựng chiến lược nền tảng phát triển Đại học định hướng đổi mới sáng tạo", Diễn đàn Đổi mới sáng tạo (ĐMST) Quốc gia 2024 đã được tổ chức ngày 16/5/2024, tại Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Bộ Tư pháp đẩy nhanh tiến độ tích hợp, cung cấp dịch vụ công trực tuyến
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO