Bộ Y tế đã tích hợp, cung cấp 102 dịch vụ công trực tuyến trên Cổng DVCQG

Trường Thanh| 18/11/2020 13:54
Theo dõi ICTVietnam trên

Bộ Y tế đã tích cực triển khai gửi, nhận văn bản điện tử qua Trục liên thông văn bản quốc gia với số lượng tăng 1,5 lần so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ văn bản có ký số đã đạt trên 95%.

Ngày 17/11, Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (VPCP) Mai Tiến Dũng, Tổ trưởng Tổ công tác làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Bộ Y tế nhằm đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ được giao liên quan đến xây dựng Chính phủ điện tử (CPĐT), cải cách hủ tục hành chính (TTHC) của Bộ Y tế.

Bộ Y tế đã tích hợp, cung cấp 102 dịch vụ công trực tuyến trên Cổng DVCQG - Ảnh 1.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng, Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: Gia Huy

Theo đó, về nhiệm vụ triển khai xây dựng CPĐT, cải cách TTHC, Tổ trưởng Tổ công tác đánh giá cao Bộ Y tế đã tích cực triển khai gửi, nhận văn bản điện tử qua Trục liên thông văn bản quốc gia với số lượng tăng 1,5 lần so với cùng kỳ năm trước. 100% lãnh đạo bộ, lãnh đạo đơn vị thuộc bộ đã được cấp chữ ký số cá nhân để phê duyệt, xử lý hồ sơ trên môi trường điện tử. Tỷ lệ văn bản có ký số đã đạt trên 95%.

Tổ trưởng Tổ công tác nêu, đối với Bộ Y tế, dịch vụ công phục vụ người dân, doanh nghiệp (DN) rất lớn, cải cách của Bộ Y tế càng nhiều thì càng mang lại lợi ích cho người dân, DN. Bộ Y tế đã triển khai kết nối Cổng Dịch vụ công của Bộ với Cổng Dịch vụ công quốc gia (DVCQG) nhưng chưa hoàn thành việc tích hợp đồng bộ kết quả xử lý hồ sơ và nền tảng thanh toán trên Cổng DVCQG. Đến nay, Bộ đã tích hợp, cung cấp 102 dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) trên 554 TTHC trên Cổng DVCQG.

Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết, đối với triển khai nhiệm vụ tái cấu trúc quy trình, tích hợp, cung cấp DVCTT trên Cổng DVCQG, Bộ đã tích hợp lên Cổng này 106 TTHC thuộc các lĩnh vực trang thiết bị y tế, y dược cổ truyền, an toàn thực phẩm, dược, y tế dự phòng, khám chữa bệnh, môi trường y tế, khoa học công nghệ, đào tạo, sức khỏe bà mẹ-trẻ em, phòng, chống HIV/AIDS. Đến ngày 15/11/2020 có 1.479 hồ sơ tiếp nhận, xử lý, đồng bộ lên Cổng DVCQG.

"Như vậy, Bộ Y tế đảm bảo hoàn thành tích hợp, thực hiện 30% DVCTT lên Cổng DVCQG theo chỉ tiêu được giao tại Nghị quyết số 01/NQ-CP".

Bộ Y tế đã tích hợp, cung cấp 102 dịch vụ công trực tuyến trên Cổng DVCQG - Ảnh 2.

Công bố dịch vụ công thứ 100 của Bộ Y tế về "Kê khai, kê khai lại giá thuốc" tích hợp, cung cấp trên Cổng DVCQG. Ảnh: Gia Huy

Về tích hợp thanh toán dịch vụ y tế lên Cổng DVCQG, Bộ Y tế đã chỉ đạo 4 Sở Y tế các tỉnh/thành phố: TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Phú Thọ, Quảng Ninh và 6 Bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế: Đại học Y Hà Nội, Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh, Nhi Trung ương, Lão khoa Trung ương, Nội tiết Trung ương, Mắt Trung ương chuẩn bị sẵn sàng kết nối thanh toán trên Cổng DVCQG; 3 bệnh viện (Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh và Bệnh viện Đại học Y Hà Nội) thực hiện nâng cấp, bổ sung các chức năng cần thiết, thực hiện tích hợp để thanh toán trực tuyến thí điểm thông qua nền tảng thanh toán của Cổng DVCQG đối với một số loại phí dịch vụ y tế trong tháng 11/2020.

Đối với triển khai thanh toán không dùng tiền mặt tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, Thứ trưởng Trần Văn Thuấn cho biết, đến nay, đã có 20 bệnh viện trực thuộc Bộ đã triển khai thanh toán điện tử. Tại các địa phương, theo số liệu thống kê cuối năm 2019, tỉ lệ bệnh viện triển khai khoảng 41%.

Riêng tại TP. Hà Nội, tỉ trọng thanh toán không dùng tiền mặt đối với dịch vụ y tế công tại các đơn vị thuộc ngành ước khoảng 50% tổng doanh số thanh toán qua hệ thống ngân hàng. Hiện tại có gần 30% các đơn vị đã phát triển dịch vụ thanh toán qua thẻ, trọng tâm là thanh toán qua các thiết bị chấp nhận thẻ.

Cũng tại buổi làm việc, Bộ Y tế đã tổ chức lễ công bố dịch vụ công thứ 100 của Bộ Y tế về "Kê khai, kê khai lại giá thuốc" tích hợp, cung cấp trên Cổng DVCQG.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Vượt qua hơn 1.000 doanh nghiệp, Bưu điện Việt Nam đạt giải Thương hiệu Quốc gia 2024
    Đây là lần thứ 2 liên tiếp Bưu điện Việt Nam vinh dự nhận giải thưởng danh giá này bởi những thành tựu lớn trong lĩnh vực logistics, bưu chính chuyển phát tại Việt Nam và Quốc tế.
  • 5G và những thay đổi toàn diện trong xây dựng thành phố thông minh
    Với tốc độ cực cao, độ trễ cực thấp, băng thông rộng và kết nối mật độ cực lớn, 5G là hạ tầng cốt lõi hỗ trợ toàn diện cho sự đổi mới và phát triển của thành phố thông minh trên tất cả các lĩnh vực, tác động tích cực vào công tác xây dựng và quản lý thành phố, tạo ra một môi trường sống tiện nghi, bền vững và an toàn hơn bao giờ hết.
  • Người giữ bình yên nơi vùng cao
    Huyện Sơn Động là huyện vùng cao của tỉnh Bắc Giang, có tỷ lệ người dân tộc thiểu số (DTTS) cao nhất tỉnh, chiếm 56,92%, với địa hình rừng núi, giao thông đi lại khó khăn, phong tục tập quán, bản sắc văn hóa đa dạng chính vì vậy công tác đảm bảo an ninh trật tự ở các bản làng luôn là nhiệm vụ được các cấp ủy Đảng quan tâm. Do đó, đội ngũ già làng, trưởng bản, người uy tín luôn là đội ngũ nòng cốt góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, giữ gìn an ninh trật tự xã hội trong cộng đồng.
  • Tuyên Quang: Kiên trì phương châm “mưa dầm thấm lâu” để nâng cao kiến thức pháp luật cho đồng bào vùng DTTS&MN
    Với phương châm “mưa dầm thấm lâu”, những năm qua, các cấp chính quyền tỉnh Tuyên Quang đã đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền, góp phần giúp các kiến thức pháp luật về mọi mặt của đời sống ngày một đến gần hơn với người dân (đặc biệt là vùng đồng bào DTTS&MN).
  • Malaysia gây “sốc” khi trao giấy phép mạng 5G thứ hai
    Câu chuyện 5G của Malaysia đã có một bước ngoặt bất ngờ khi cơ quan quản lý nước này trao giấy phép triển khai mạng 5G thứ hai cho nhà mạng nhỏ nhất của đất nước là U Mobile.
Đừng bỏ lỡ
Bộ Y tế đã tích hợp, cung cấp 102 dịch vụ công trực tuyến trên Cổng DVCQG
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO