Bùng nổ các dự án lớn về cơ sở hạ tầng trong ASEAN

TP| 06/08/2017 23:00
Theo dõi ICTVietnam trên

Các cam kết của ASEAN về chi thiều hơn cho cơ sở hạ tầng là rất cần thiết để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội thông qua việc cải thiện các nhu cầu thiết yếu cơ bản như điện, nước và giao thông trong toàn khu vực.

Theo Stephen Groff, Phó Chủ tịch khu vực của Ngân hàng Phát triển Châu Á tại Manila (ADB), thì khu vực này sẽ cần phải chi 950 tỷ USD vào năm 2020, nếu các nền kinh tế tăng trưởng và phát triển. Nhu cầu mở rộng các dự án giao thông đang ngày càng quan trọng với số dân đô thị dự báo là ​​sẽ tăng gấp đôi vào năm 2020, với khoảng 120.000 người di chuyển đến các thành phố hàng ngày.

Indonesia

Mỗi quốc gia thành viên đều có những ưu tiên cơ sở hạ tầng riêng, mặc dù vậy, cải tiến giao thông và điện lực vẫn là những chủ đề phổ biến. Điều này được phản ánh ở Indonesia, nơi mà có kế hoạch dành cho cảng biển mới, sân bay, đường sắt, nhà máy điện, nhà máy xử lý nước thải và đường xá mới.

Tăng cường chi tiêu cho cơ sở hạ tầng là mục tiêu quan trọng của Chính phủ Inđônêxia. Điều này được phản ánh qua việc tăng ngân sách năm 2016 là 8% được công bố cho chi tiêu công vào đường bộ, đường sắt và sân bay, đưa chi phí cơ sở hạ tầng lên đến 2,5% GDP. Chính phủ nước này đã đưa ra một kế hoạch đầy tham vọng nhằm giảm chi phí vận chuyển hậu cần (logistics) xuống còn 19% GDP từ con số 26% hiện tại. Chi phí logistics cao làm giảm khả năng cạnh tranh của các sản phẩm địa phương so với hàng nhập khẩu, bởi cự ly khá lớn giữa các cộng đồng của một đất nước với hàng ngàn hòn đảo này.

Chính phủ Indonesia cũng có kế hoạch lắp đặt thêm 35.000 MW công suất phát điện nhằm đáp ứng 96,6% nhu cầu trong vòng ba năm tới. Kế hoạch bao gồm xây dựng hơn 30 đập mới và các nhà máy thủy điện. Ngoài ra, chiến lược về cơ sở hạ tầng bao gồm kêu gọi xây dựng 2.850 km đường bộ mới và 3.200 km đường sắt, cùng với cảng biển và sân bay mới. Các dự án đang được tiến hành bao gồm mạng lưới đường bộ Trans Java, một tuyến đường sắt cao tốc từ Jakarta đến Bandung và xây dựng đường sắt dài 720 km nối Jakarta với Surabaya.

Thái Lan

Tại Thái Lan, theo Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, ông Arkhom Termpittayapaisith, sẽ có khoảng 50,8 tỷ đô la Mỹ cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng trước năm 2018, với sự tài trợ từ nhiều nguồn khác nhau bao gồm vay của Chính phủ và PPP. Các dự án bao gồm phát triển tuyến đường sắt Trung Quốc - Thái Lan, nối liền Bangkok và Nong Khai với khoảng cách 873 km thuộc biên giới Thái Lan - Lào.

Kế hoạch bao gồm phát triển các tuyến đường sắt song song. Hệ thống giao thông công cộng cũng sẽ được mở rộng ở Bangkok cùng với việc nâng cao năng lực của các cảng biển và sân bay. Cùng lúc thì chính phủ Thái Lan cũng xem xét kế hoạch lâu dài là nghiên cứu về một mạng lưới đường sắt cao tốc trên toàn quốc.

Năm 2016, Thái Lan đã trao một hợp đồng trị giá 920 triệu đô la Mỹ thuộc dự án đường cao tốc Red Line ở Bangkok, cho một liên danh của Nhật Bản bao gồm: Mitsubishi, Hitachi và Sumitomo. Hai dự án đường sắt khác ở Bangkok cũng như hai dự án đường sắt cao tốc quốc gia đang được xem xét trên cơ sở ưu tiên. Vào tháng 6 năm 2016, một kế hoạch với 5,5 tỷ đô la Mỹ cũng được thông báo để mở rộng các sân bay trong vòng 15 năm tới.

Malaysia    

Malaysia cũng đang ưu tiên đầu tư vào cơ sở hạ tầng, nâng cấp các tuyến đường giao thông hiện có và xây dựng các tuyến đường bộ và đường sắt mới, điều này sẽ giúp nền kinh tế của đất nước này phát triển đến năm 2020. Dự án lớn nhất bao gồm phát triển hệ thống đường sắt "bánh xe và nan hoa" xung quanh Kuala Lumpur bao gồm một số trạm kết nối mới. Malaysia và Singapore cũng đã tổ chức một cuộc đấu thầu vào tháng 8 năm 2016, vì hai nước đã lên kế hoạch nối đường sắt Kuala Lumpur - Singapore với tốc độ cao.

Các giai đoạn đầu tiên của Dự án Mass Rapid Trans (MRT) và các dự án mở rộng Light Rail Transit của Malaysia đang được thi công. Nhiều dự án liên quan đã được đề xuất với mức đầu tư tiềm năng là 44 tỷ USD.

Cung đường đầu tiên của tuyến tàu điện ngầm dài 9,5km giữa Sungai Buloh và Semantan  khai trương vào tháng 12 năm 2016, và phần còn lại của tuyến tàu điện ngầm tự động dài 51km hoàn thành vào tháng 7 năm 2017. Các hợp đồng sẽ được trao cho việc các nhà thi công tuyến tàu điện ngầm thứ hai , với cung đường có độ dài 56 km nối Sungai Buloh với Putrajaya dự kiến sẽ hoàn thành vào nửa đầu năm 2022. Một tuyến thứ ba cũng dự kiến ​​sẽ được xây dựng tại Thung lũng Klang, kết nối với tuyến đường ngầm hoạch định trước sẽ được quyết định vào đầu năm 2017. Thung lũng Klang kết nối với Kuala Lumpur và các thành phố và thị trấn trong tiểu bang lân cận của Selangor.

Thu hút đầu tư

Hỗ trợ quốc tế đối với các khoản cho vay ưu đãi dài hạn đang góp phần thúc đẩy sự phát triển của các thành viên ASEAN. Phát triển cơ sở hạ tầng ở Campuchia, Lào và Myanma dường như sẽ tiếp tục phụ thuộc vào hỗ trợ đa phương. Tương tự, tại Philippines và Việt Nam, các khoản tài chính của chính phủ và các tổ chức đa phương sẽ dẫn đầu, trong khi Indonesia dự kiến ​​sẽ dựa nhiều hơn vào các PPP như là một lựa chọn về tài chính.

Indonesia đang tham gia thu hút nguồn tài chính từ các ngân hàng Trung Quốc, vốn đã cam kết cho vay 40 tỷ USD. Vào tháng 10 năm 2015, Indonesia và Trung Quốc đã ký một thỏa thuận liên doanh trị giá 5,5 tỷ USD để xây dựng tuyến đường sắt cao tốc với 75% vốn từ Ngân hàng Phát triển Trung Quốc.

Quỹ Cơ sở hạ tầng ASEAN (AIF), là đồng tài trợ và quản lý bởi ADB, cũng đã được ra mắt vào năm 2012, với một mục tiêu cho vay ban đầu lên tới 300 triệu USD trong một năm. Một năm sau, các khoản vay đầu tiên được chuyển tới các dự án điện lực ở Indonesia và Việt Nam. ADB đồng tài trợ cho tất cả các dự án AIF trên cơ sở phân chia 70% -30%. ADB cho biết họ có thể huy động đến 1 tỷ USD mỗi năm thông qua thỏa thuận này.

Có thể sẽ có nhiều tiền hơn nhờ có sự ra đời của Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng Châu Á (AIIB). Một tổ chức, được hình thành vào tháng 10 năm 2014, tập trung vào việc cung cấp tài chính cho các dự án cơ sở hạ tầng ở Châu Á bao gồm Đông Nam Á. Ngân hàng có số vốn ủy quyền là 100 tỷ USD với hơn 50 quốc gia thành viên đăng ký. Trung Quốc cung cấp gần 30% vốn.

Ngân hàng Thế giới và Bộ Công trình Công cộng và Giao thông của Lào đang hướng tới một tuyến đường PPP nhằm nâng cao khả năng giao thông của quốc lộ hai làn xe của nước này có vai trò như là tuyến kết nối chính giữa Nam-Bắc.

Ở Philippin, đã có sự gia tăng của các khoản tiền được giải ngân cho phát triển cơ sở hạ tầng. Một yếu tố quan trọng trong chiến lược này là thúc đẩy PPP. Đây là một phần trong kế hoạch của Chính phủ nhằm tăng chi tiêu cho cơ sở hạ tầng lên 5% GDP vào năm 2016. Các biện pháp hỗ trợ cho việc chi tiêu cho cơ sở hạ tầng cao hơn và hiệu quả hơn bao gồm cải thiện thủ tục mua sắm sang luật quản lý tài chính công mới.

Chính phủ Philipin đã cải cách khuôn khổ pháp lý cho các dự án PPP, trong khi đang được xem xét sửa đổi luật chuyển giao quyền sở hữu xây dựng của nước này. Vào năm 2015, dự án đường cao tốc PPP đầu tiên của nước nối Muntinlupa-Cavite đã được khánh thành. Các liên kết thu phí giảm được 45 phút trong hành trình từ Metro-Manila đến Cavite. Chính phủ cũng đang tìm kiếm những cách thức mới để cấp vốn cho PPPs từ thị trường vốn như thông qua việc phát hành trái phiếu dự án nhà nước.

Việt Nam đã đưa ra một khuôn khổ pháp lý mới về đầu tư PPP vào năm 2015, nhằm thu hút FDI vào phát triển cơ sở hạ tầng. Một số dự án giao thông ưu tiên, bao gồm một dự án đường tàu điện momorail trong ba năm tiếp theo đang được xem xét. Phương thức tài trợ này có thể đóng vai trò lớn trong việc thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, việc thiết lập và đưa ra PPP là một quá trình dàn sếp phức tạp. Với ý nghĩ này, ASEAN đã ban hành một bộ Nguyên tắc để hướng dẫn các khuôn khổ PPP ở các quốc gia thành viên. Các nguyên tắc này được đặt ra để đảm bảo rằng tuyến đường này là có lợi nhất.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Bùng nổ các dự án lớn về cơ sở hạ tầng trong ASEAN
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO