Theo báo cáo “FinTech in Asean: From Start-up to Scale-up”, các công ty Fintech tại Singapore tiếp tục thu hút phần lớn cấp vốn trong số các nước ASEAN, chiếm 51%.
Được công bố bởi Ngân hàng United Overseas Bank (UOB), PwC và Hiệp hội FinTech Singapore (SFA), báo cáo này cũng cho thấy Singapore đứng đầu khu vực với tư cách là điểm đến ưa thích của các công ty Fintech, với 45% các công ty Fintech trong ASEAN đang hoạt động tại đây.
“Nguồn vốn tài trợ vàoASEANđã tănghơn 30lần kể từnăm 2014, đạtmức caomớilà 1,14 tỷ USD tại thời điểm cuốitháng 9/2019.Trong khi các quốc gia ASEANkhác đang thúc đẩysự phát triển củangànhFintechtrong nướcmình, thì Singapore,với thị trường Fintech chín muồi, tiếp tục thu hút được nhiều vốn tài trợ nhất trong ASEAN", báo cáo cho biết.
Cùng với các chính sách thúc đẩy đổi mới Fintech trên nhiều lĩnh vực của chính phủ, lượng cấp vốn cho các công ty FinTech có trụ sở tại Singapore được phân phối đồng đều nhất, trong đó dẫn đầu là phân khúc công nghệ bảo hiểm, thanh toán và tài chính cá nhân.
Cũng theo báo cáo, việc cấp vốn đa dạng cũng cho thấy thị trường Fintech đang chín muồi của Singapore, so với các thị trường ASEAN khác nơi ngành FinTech vẫn còn non trẻ và chủ yếu tập trung vào giải pháp liên quan đến thanh toán.
Bà Janet Young, Giám đốc Nhóm kênh thương mại và Số hóa của UOB, cho biết: "Môi trường kinh doanh và pháp lý thuận lợi của Singapore, lợi nhuận của nhà đầu tư và ngành FinTech chín muồi tiếp tục làm cho quốc gia này trở thành một điểm đến hấp dẫn cho các công ty đang tìm cách khai thác tiềm năng tăng trưởng của ASEAN".
Tuy nhiên, theo bà, việc mở rộng vào một trong những khu vực đa dạng nhất của thế giới là không phải là điều đơn giản. Do đó, để tăng cơ hội thành công, đối với các công ty FinTech việc tìm đối tác phù hợp để bổ sung kinh nghiệm, hiểu biết và kết nối cần thiết để thích ứng với sự khác biệt khung pháp lý và bối cảnh hoạt động trên toàn ASEAN là rất quan trọng.
Cũng theo báo cáo, các doanh nghiệp (DN) là phân khúc khách hàng mục tiêu chính của các công ty FinTech (79%). Trong số các DN, các tổ chức tài chính chiếm một nửa (50%) phân khúc mục tiêu, theo sau là DN (17%) và khối DN nhỏ và vừa (12%). Người tiêu dùng và DN khởi nghiệp chiếm phần còn lại của phân khúc mục tiêu (21%).
Báo cáo cũng cho thấy các công ty FinTech trong ASEAN nói chung rất lạc quan về nhu cầu cấp vốn hiện tại và tương lai của họ, với gần một nửa trong số đó được khảo sát tự tin sẽ thu hút được hơn 10 triệu USD trong vòng cấp vốn tiếp theo của mình.
Bà Wong Wanyi, Lãnh đạo FinTech, PwC Singapore, cho biết: "Sự lạc quan này không phải là thật đáng ngạc nhiên, với cam kết mà khu vực ASEAN mang lại và hỗ trợ ngành thông qua giấy phép ngân hàng số. Sự thâm nhập ngày càng tăng của thiết bị di động kết hợp với khả năng của các công nghệ cải tiến mới đã làm cho các công ty FinTech trở thành động lực chính trong bối cảnh dịch vụ tài chính ASEAN đang phát triển, cung cấp một trải nghiệm dễ dàng hơn, nhanh hơn và thuận tiện hơn”.
Điều đó có nghĩa là môi trường Fintech trong khu vực ASEAN rất cạnh tranh, vì vậy, các công ty FinTech nên tập trung và có một đề xuất giá trị rõ ràng. Mở rộng quy mô nên với lộ trình và tốc độ phù hợp.
Nhân sự tài năng vẫn là một thách thức, với 58% các công ty Fintech được khảo sát chỉ ra rằng đây là một trở ngại cho kế hoạch mở rộng khu vực của họ.
Theo ông Chia Hock Lai, Chủ tịch, SFA, các công ty Fintech cần xem xét liệu hoạt động kinh doanh của họ có phù hợp với địa điểm họ lựa chọn. Các công ty phải lên kế hoạch trước khi mở rộng lực lượng lao động và kinh doanh trong một thị trường mới. Một cách mà một số công ty giải quyết thách thức này là thuê lao động bản địa ít nhất 6 tháng.