Kết quả này một lần nữa khẳng định hiệu quả của mô hình phối hợp giữa Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Bưu điện Việt Nam trong việc tuyên truyền chính sách, vận động phát triển người tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện, Bảo hiểm y tế.
Cùng với sự bùng nổ của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, ngày càng nhiều người tiêu dùng đã bắt đầu chuyển sang sử dụng các sản phẩm và dịch vụ từ lĩnh vực Fintech, tạo ra một xu hướng tiêu dùng mới và đầy tiềm năng tại Việt Nam. Tuy nhiên, xu hướng này cũng đang ảnh hưởng lớn đến ngân hàng thương mại.
Những năm gần đây, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản trị bệnh viện, bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe người dân có bước phát triển quan trọng. Ðiều này đặt nền móng xây dựng nền y tế thông minh với ba trụ cột chính là phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe thông minh; khám, chữa bệnh thông minh và quản trị y tế thông minh.
Phát huy khí thế của ngày ra quân, các Bưu điện trung tâm trên địa bàn TP. Hà Nội quyết tâm hoàn thành mục tiêu, phấn đấu 31/12/2024 phát triển được trên 80.000 người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và gần 1,5 triệu người tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình trên địa bàn TP. Hà Nội.
Việc tích hợp sổ sức khỏe điện tử lên VNeID giúp giảm thiểu giấy tờ mà người dân phải mang theo khi đi khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế, đồng thời cho phép người dân theo dõi và quản lý thông tin sức khỏe của mình suốt đời.
Các địa phương bảo đảm nguồn nhân lực, hạ tầng kỹ thuật và các điều kiện cần thiết để thực hiện cấp Phiếu lý lịch tư pháp, Sổ sức khỏe điện tử qua VNeID hoàn thành trong năm 2024; phấn đấu mỗi người dân đều sở hữu một Sổ sức khỏe điện tử trên VNeID sau năm 2025.
Với phương châm “lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ”, ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã tập trung mọi nguồn lực, quyết liệt, triển khai mạnh mẽ việc ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số, từng bước hoàn thiện “hệ sinh thái BHXH 4.0”, góp phần tăng chất lượng phục vụ và chỉ số hài lòng của người dân.
Nhờ triển khai akaBot vào một số quy trình, Tổng công ty Bảo Việt nhân thọ đã giảm thiểu tới 99,9% sai sót, tiết kiệm hơn 80% thời gian xử lý công việc, tiết kiệm khoảng 5.700 giờ làm việc/năm,
Chuyển đổi số là yếu tố then chốt, góp phần giúp lĩnh vực bảo hiểm nâng cao năng lực cạnh tranh, đổi mới sản phẩm, đáp ứng tối đa nhu cầu đa dạng của khách hàng. Tuy nhiên, trong quá trình đó, lĩnh vực bảo hiểm cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức, bao gồm phòng ngừa rủi ro tài chính, an ninh mạng và bảo vệ thông tin khách hàng.
Ngay trong những ngày đầu tiên của tháng 7, Bưu điện Việt Nam đã triển khai chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội tháng 7/2024 theo mức lương mới cho gần 3 triệu người hưởng ở nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước.
Partha Srinivasa, Giám đốc CNTT (CIO) của nhà cung cấp bảo hiểm tài sản và tai nạn Erie có trụ sở tại Pennsylvania, Mỹ đã chia sẻ về cách tiếp cận của ông trong việc xây dựng đội ngũ nhân viên có tinh thần chuyển đổi.
Trong kỳ chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội tháng 05/2024, Bưu điện Việt Nam sẽ thực hiện chi trả cho hơn 3.3 triệu người hưởng với tổng số tiền là trên 18.000 tỷ đồng.
Ngân hàng có lịch phát triển hàng trăm năm với dịch vụ số đầu tiên là dịch vụ sao kê tài khoản ở những năm thập niên 90, tuy nhiên, từ đó đến nay việc chuyển đổi số (CĐS) ngành tài chính, ngân hàng và bảo hiểm (BFSI) đã diễn ra nhanh chóng với giao dịch điện tử và hàng loạt ngân hàng số ra đời.
Tấn công mạng gây thiệt hại tài chính đáng kể cho các cá nhân, doanh nghiệp và chính phủ. Để giảm bớt gánh nặng này, các tổ chức, doanh nghiệp đang hướng tới giải pháp sử dụng bảo hiểm an ninh mạng.