Các nhà khoa học ASEAN đóng góp tích cực chống dịch Covid-19

Hoàng Linh| 14/10/2020 14:09
Theo dõi ICTVietnam trên

Quỹ ASEAN với sự hỗ trợ của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Đổi mới ASEAN và Chính phủ Hoa Kỳ, thông qua Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) mới đây đã tổng kết các đóng góp của các nhà khoa học trong Covid-19 thông qua Hội thảo Kết thúc Học bổng Khoa học và Công nghệ ASEAN 2019 - 2020 trực tuyến.

Học bổng Khoa học và Công nghệ ASEAN là một chương trình khu vực nhằm tạo cơ hội cho các nhà khoa học ở Đông Nam Á áp dụng kiến thức và kỹ năng phân tích trong giải quyết các thách thức chính sách công.

Các nhà khoa học ASEAN đã đóng góp tích cực chống dịch COVID-19 - Ảnh 1.

Tại hội thảo trực tuyến, 17 nhà khoa học đến từ 9 quốc gia ASEAN đã trình bày những phát hiện chính từ chương trình kéo dài 15 tháng, tập trung vào 3 nội dung chính: Kinh tế số, Khởi nghiệp sáng tạo và Công nghệ và đổi mới sáng tạo cho các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG) của Liên Hợp Quốc.

Một trong những điểm nổi bật của chương trình năm nay là sự tham gia tích cực của các nghiên cứu sinh trong các nỗ lực giảm thiểu Covid-19, từ việc phát triển một máy nhiệt quét nhiệt độ và máy thở chi phí thấp, đến tình nguyện sản xuất và phân phối nước rửa tay cũng như các thiết bị an toàn khác.

Ông Ryan Washburn, Giám đốc USAID phụ trách ASEAN cho biết: "Kể từ năm 2014, ASEAN và Hoa Kỳ đã hợp tác với nhau để hỗ trợ 69 nghiên cứu sinh nhằm củng cố các tổ chức công thuộc 29 bộ trong khu vực".

Ông cho biết thêm: "Thay mặt USAID và cùng với ASEAN, chúng tôi chúc mừng các nhà khoa học tham gia chương trình học bổng 2019-2020 đã có những thành tích đáng kể trong việc giải quyết các nỗ lực giảm thiểu Covid-19 trong khi thúc đẩy đóng góp dựa trên bằng chứng tại bàn hoạch định chính sách.

"Chiến đấu với Covid-19 có thể được thực hiện theo nhiều cách và bất kỳ ai trên thế giới cũng có thể đóng góp. Là kỹ sư, tôi tin rằng chúng tôi có thể hỗ trợ các đơn vị chăm sóc sức khỏe bằng cách đổi mới các thiết bị y tế tốt hơn", TS. Srang Sarot, một nhà khoa học thuộc chương trình đến từ Campuchia, người đã giúp phát triển một máy thở cơ học chi phí thấp trong thời gian làm nghiên cứu sinh cho biết.

Một nhà khoa học khác cũng đóng vai trò tích cực trong việc chống lại đại dịch là TS. Parinya Chamnan đến từ Thái Lan. Là một bác sĩ lâm sàng, nhà khoa học Thái Lan tham gia nhóm y tế chịu trách nhiệm chăm sóc bệnh nhân dưới sự theo dõi.

"Để ngăn chặn virus, chúng tôi đã xây dựng một "bệnh viện dã chiến" mới để tách biệt riêng các bệnh nhân khác khỏi bệnh nhân COVID-19 và giải quyết tình trạng thiếu chỗ ở có thể xảy ra. Tôi cũng đã giúp sửa đổi các hướng dẫn điều trị tiêu chuẩn để giảm nguy cơ lây truyền giữa bệnh nhân và các chuyên gia chăm sóc sức khỏe", TS. Parinya nói.

Ngoài vai trò là lễ tốt nghiệp cho các nghiên cứu sinh 2019 - 2020, sự kiện này còn đánh dấu sự kết thúc của Chương trình Học bổng Khoa học và Công nghệ ASEAN. Nhân dịp này, cả nghiên cứu sinh và cựu sinh viên của Học bổng qua giai đoạn trước đã thảo luận về cách sử dụng mạng lưới cựu sinh viên nghiên cứu sinh hiện có để duy trì nỗ lực hoạch định chính sách dựa trên khoa học trong tương lai.

"Học bổng này cho phép tôi nâng cao mạng lưới của mình, được lắng nghe với tư cách là một nhà nghiên cứu và giúp cải thiện các chính sách an toàn thực phẩm của quốc gia tôi. Tôi đã có một cơ hội tuyệt vời để kết nối với các chuyên gia và các nhà hoạch định chính sách khác", TS. Pierangeli Vital, một nhà khoa học đến từ Philippines cho biết.

"Chúng tôi rất tự hào đã làm việc với ASEAN và USAID trong 3 năm qua để trao quyền cho hơn 60 nhà khoa học truyền cảm hứng ở Đông Nam Á. Chúng tôi hy vọng rằng các kỹ năng, kiến thức và mạng lưới mà chúng tôi đã truyền đạt cho tất cả các nghiên cứu sinh sẽ củng cố họ để tiếp tục thúc đẩy việc hoạch định chính sách dựa trên bằng chứng sử dụng cách tiếp cận ngoại giao trong toàn khu vực", Giám đốc Điều hành Quỹ ASEAN, TS. Yang Mee Eng cho biết.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Báo chí quốc tế viết gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?
    Sự kiện Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 thu hút sự chú ý trong - ngoài nước và cả nhiều cơ quan truyền thông quốc tế.
  • “AI như là một chiếc gương đen”
    Bài báo "AI is the Black Mirror" của Philip Ball cung cấp một cái nhìn chi tiết về trí tuệ nhân tạo (AI) và tác động của nó đến nhận thức con người.
  • Chất lượng thông tin báo chí về kinh tế - Vai trò, yêu cầu thước đo và giải pháp cần có
    Báo chí kinh tế cần là diễn đàn thực thụ cho doanh nghiệp, không chỉ cung cấp thông tin. Thông tin cần chính xác và kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp trong điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
  • Những “ngọn đuốc” ở bản
    Ở Tuyên Quang, người có uy tín là những người đi đầu thay đổi nếp nghĩ, cách làm của bà con dân tộc thiểu số (DTTS). Họ như những “ngọn đuốc” đi trước, thắp sáng, lan tỏa tinh thần trách nhiệm, nêu gương với cộng đồng. Gương mẫu, uy tín, những người có uy tín đã và đang góp sức xây dựng bản làng, thôn xóm ngày càng ấm no, giàu mạnh.
  • 5 lý do để tăng cường bảo mật mạng
    Các chương trình an ninh mạng đã phát triển đáng kể trong vài thập kỷ qua. Sự ra đời của điện toán đám mây đã phá vỡ ranh giới an ninh mạng thông thường của của các doanh nghiệp, buộc các tổ chức phải liên tục cập nhật những chiến lược phòng thủ của mình.
Đừng bỏ lỡ
Các nhà khoa học ASEAN đóng góp tích cực chống dịch Covid-19
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO