Các nhà mạng sẽ tắt sóng 2G để phát triển công nghệ tiên tiến hơn

BT| 22/09/2022 10:16
Theo dõi ICTVietnam trên

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, việc lựa chọn phương án tắt sóng 2G để thúc đẩy thực hiện mục tiêu trong Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Từ cuối năm 2021, nhân sự kiện hội nghị, triển lãm Thế giới số (tổ chức tại Hà Nội), Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đã thông báo, Việt Nam dự kiến sẽ tắt sóng 2G trong năm 2023. Cùng với việc tắt sóng, nhà mạng sẽ hỗ trợ máy điện thoại cầm tay cho các thuê bao 2G.

Các nhà mạng sẽ tắt sóng 2G để phát triển công nghệ tiên tiến hơn - Ảnh 1.

Bộ TT&TT dự kiến tắt sóng 2G vào năm 2023 khi tỷ lệ thuê bao 2G còn khoảng 5%. Việc này nhằm đẩy nhanh tiến độ phổ cập 100% điện thoại thông minh với người dân, thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia…

Theo Bộ TT&TT, việc lựa chọn phương án tắt sóng 2G để thúc đẩy thực hiện mục tiêu trong Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Trong đó chương trình đặt mục tiêu phổ cập mạng di động 4G/5G và điện thoại thông minh (smartphone) đến từng người dân Việt Nam, đây sẽ là cuộc cách mạng để thúc đẩy chính phủ điện tử, kinh tế số, xã hội số… một cách nhanh chóng và cũng là động lực quan trọng đưa Việt Nam phát triển nhanh, mạnh hơn. Khi 100% người dân sử dụng smartphone sẽ thúc đẩy những dịch vụ số phong phú hơn, dịch vụ dữ liệu được sử dụng nhiều hơn, nhà mạng có thêm doanh thu và cơ hội phát triển mới.

Về quá trình tắt sóng 2G, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội Viettel Tào Đức Thắng cho biết, việc tắt sóng công nghệ cũ phụ thuộc vào chiến lược của Bộ TT&TT, nhu cầu của khách hàng và chiến lược của nhà mạng. Vấn đề đặt ra là cần giải quyết hài hòa, tối ưu nhất giữa 3 bên để vừa bảo đảm quyền lợi của khách hàng, hiệu quả của các nhà mạng và quan trọng là đáp ứng được chiến lược phát triển của đất nước.

Đại diện Tổng công ty Viễn thông MobiFone cho biết, công nghệ 2G đã lỗi thời và cần phải từng bước tắt bớt để giải phóng các tài nguyên cho công nghệ mới, cung cấp trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng cũng như bảo đảm nguồn lực để triển khai các công nghệ tiên tiến. Việc này là cần thiết vì Việt Nam hiện đang trong quá trình chuyển dịch sang doanh nghiệp công nghệ số cũng như định hướng, lộ trình của Bộ TT&TT trong thúc đẩy thực hiện mục tiêu Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 mà Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt.

Ủng hộ tắt sóng 2G, Tổng Giám đốc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) Huỳnh Quang Liêm đề xuất Bộ TT&TT nên công bố lộ trình này từ ngày 1/1/2023 để tạo nhận thức toàn xã hội. Đến tháng 9/2024, các nhà mạng sẽ thực hiện tắt hoàn toàn mạng 2G. Việc công bố cần tạo sự nhất quán, thực hiện quyết liệt, thống nhất và đồng bộ.

Cũng theo Tổng Giám đốc VNPT, cơ quan quản lý nhà nước cần chú ý tới việc xây dựng chính sách khi tắt sóng 2G. Đó là việc quy hoạch băng tần (900MHz, 1800MHz…) vốn dành cho 2G và sau khi tắt sóng sẽ được cấp theo hình thức nào. Tiếp đó cần lưu ý kế hoạch tài chính phục vụ cho việc tắt sóng 2G như hỗ trợ người dùng chuyển đổi điện thoại với chính sách phù hợp…

Anh Hoà Nguyễn (Hà Nội) chia sẻ, qua các phương tiện truyền thông quảng bá, anh được biết việc tắt sóng 2G là phù hợp với xu thế phát triển hiện nay. Tuy nhiên, cơ quan quản lý nên sớm công bố rõ ràng lộ trình tắt sóng 2G để người dân biết và có sự chuẩn bị…

Thống kê mới nhất của Bộ TT&TT, tỷ lệ người sử dụng smartphone đạt 88%. Nếu chỉ còn 5% người dùng điện thoại 2G vào tháng 12/2022 và đây sẽ là thời điểm thuận lợi để Việt Nam tắt sóng 2G. Thực tế, từ đầu năm nay, tại tỉnh Lạng Sơn, các nhà mạng MobiFone, VNPT/VinaPhone đã thí điểm tắt sóng 2G tại một số địa bàn trong thành phố. Kết quả cho thấy, tắt sóng 2G không làm gián đoạn thông tin liên lạc do hầu hết người dân đều sử dụng điện thoại thông minh...

Theo Bộ TT&TT, muốn chuyển đổi số thành công, hạ tầng số phải đi trước một bước. Do vậy, Bộ TT&TT cùng các doanh nghiệp, địa phương thực hiện xóa "vùng lõm" sóng 3G, 4G. Đây cũng là điều được Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Đức Long khẳng định, Bộ TT&TT cũng đưa ra chiến lược về phát triển hạ tầng trong đó có triển khai 5G vào năm 2022, phủ sóng cơ bản năm 2023. Bên cạnh đó, Bộ hướng tới phát triển chiến lược mỗi hộ gia đình có đường kết nối cáp quang và mỗi người dân có 1 điện thoại thông minh/.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Bưu điện chuyển phát bưu gửi nhanh nhất đến người nhận trước Tết
    Nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng và giao hàng kịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Bưu điện Việt Nam đã chủ động tối ưu sản xuất, ứng dụng công nghệ tự động hóa, dồn toàn lực cung cấp ổn định các dịch vụ bưu chính chuyển phát trên toàn quốc.
  • ‏OPPO Find X8 và Find X8 Pro thiết lập tiêu chuẩn mới về thời lượng pin‏
    Ngày 21/1, OPPO Find X8‏‏ và ‏‏Find X8 Pro‏‏ vừa được vinh danh với danh hiệu‏‏ DXOMARK Gold Battery Label 2025‏‏, khẳng định vị trí dẫn đầu trong ngành với hiệu suất pin vượt trội về thời lượng sử dụng, tốc độ sạc và hiệu quả năng lượng.‏
  •  Tác động của AI trong trật tự thế giới
    Cuốn sách “Trò chơi quyền lực - Quá khứ, hiện tại và tương lai của trật tự thế giới” có một phần đề cập đến tác động của công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo (AI), trong việc thay đổi cán cân quyền lực.
  • Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh hoãn cấm TikTok 75 ngày
    Ngay trong ngày đầu tiên nhậm chức ngày 20/01, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký một sắc lệnh hành pháp để hoãn việc thực thi lệnh cấm TikTok ở Mỹ trong ít nhất 75 ngày.
  • Tết sắm trang sức DOJI, nhân đôi xuân sắc và tài lộc
    Những ngày cận Tết, chị em tất bật sắm sửa quần áo, làm tóc để đón diện mạo mới, chào tân niên đầy hứng khởi. DOJI giới thiệu những bộ sưu tập tinh hoa như lời chúc xuân tròn đầy gửi đến mỗi khách hàng, cùng ưu đãi hấp dẫn dành riêng cho năm mới Ất Tỵ.
Đừng bỏ lỡ
Các nhà mạng sẽ tắt sóng 2G để phát triển công nghệ tiên tiến hơn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO