Truyền thông

Các phương tiện chữa cháy hiện đại bậc nhất thế giới hiện nay

Hà Linh 26/12/2023 15:39

Phương tiện chữa cháy hiện đại từ lâu đã là cuộc đua của nhiều quốc gia và nhiều công ty thiết bị PCCC hàng đầu thế giới. Xe chữa cháy hiện đại, trực thăng chữa cháy, máy bay không người lái, robot... đã lần lượt ra đời và càng ngày càng phô diễn những sức mạnh siêu việt.

Việc nhanh chóng dập tắt các đám cháy, bảo vệ tính mạng con người và tài là nhiệm vụ hàng đầu của những người lính chữa cháy. Để đáp ứng những yêu cầu này, các phương tiện chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ ngày càng được thiết kế hiện đại hơn. Dưới đây là những phương tiện chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ đặc biệt đã được sử dụng rộng rãi trên thế giới và phát huy hiệu quả trong công tác chữa cháy, tìm kiếm và cứu nạn, cứu hộ.

Chiến thần Big Wind - Xe chữa cháy thổi gió của Hungari

Được biết, Big Wind vốn là một chiếc xe tăng T34, được lắp thêm 2 động cơ của máy bay phản lực MiG 21. Xe được thiết kế bởi một nhóm kỹ sư người Hungary và là minh chứng cho thấy sự sáng tạo trong công nghệ cùng nhiều kỹ thuật hiện đại của thế giới. Theo Oddity Central, Big Wind là một trong những chiếc xe cứu hỏa có thủy lực mạnh nhất trên toàn cầu.

‘Chiến thần’ xe cứu hỏa mạnh nhất thế giới:
Big Wind được đánh giá là “chiến thần” cứu hỏa và từng làm nên lịch sử khi dập tắt 9 đám cháy lớn tại các giếng dầu.

Những đám cháy lớn từ giếng dầu không thể dập tắt bằng xe cứu hỏa thông thường. Tuy nhiên, trên thế giới có một chiếc xe có thể làm được điều này. Nó được gọi là Big Wind, “chiến thần chữa cháy” màu đỏ được tạo nên từ một chiếc xe tăng lớn.

Vào tháng 2/1991, khi 700 giếng dầu của Kuwait bị phá hủy, có rất nhiều thùng dầu bị đốt cháy mỗi ngày trong khoảng 30 tuần, những ngọn lửa có thể cao tới hơn 91 mét và thải ra một lượng khói đen khổng lồ vào không khí. Thời điểm đó, bầu trời vào giữa trưa cũng có thể ngập tràn trong “bóng đen”.

Nhiệt độ ngọn lửa khi đó có thể đạt tới 1.093 độ C. Không khí xung quanh cũng có thể ở mức hơn 343 độ C. Trong bối cảnh như vậy, việc dập tắt đám cháy là một nhiệm vụ gần như bất khả thi.

Chính bởi vậy, chỉ có một chiếc xe chữa cháy đặc biệt mới có thể xử lý. Lúc này, xe tăng T34 đã được trưng dụng và Big Wind đã ra đời như vậy. Được biết, tháp súng của xe tăng được tháo bỏ, thay bằng bệ đỡ cho 2 động cơ máy bay MiG 21 - mỗi chiếc dài 3 mét. Phía sau bệ đỡ là cabin điều khiển nhỏ - đủ diện tích cho một thợ máy. Phía trên 2 động cơ là 6 vòi phun nước rất mạnh. Chiếc xe cứu hỏa này được ví như cỗ xe bước ra từ một bộ phim khoa học viễn tưởng.

Theo thông tin trên trang Car and Driver, từng có một cỗ xe cứu hỏa có thể dập tắt các đám cháy giếng dầu và khí đốt bằng cách sử dụng một động cơ phản lực MiG-15 gắn vào gầm của một chiếc xe tải lớn.

Vì vậy, lấy cảm hứng từ ý tưởng này, công ty MB Drilling của Hungary đã phát triển một phiên bản cải tiến với 2 động cơ phản lực.

Được biết, Big Wind không thể sử dụng trong các vụ cháy nhà bình thường vì nó rất có thể gây tác hại nhiều hơn. Nguyên nhân là bởi 2 động cơ phản lực của nó có thể tạo ra lực đẩy khổng lồ, vận tốc dòng nước qua 6 vòi phun lên tới 1240km/h - hoàn toàn có khả năng thổi bay cửa sổ và cửa ra vào, thậm chí là tường nhà.

Vì vậy Big Wind là cỗ xe được thiết kế đặc biệt để dập tắt các đám cháy giếng dầu. Các luồng không khí mạnh mẽ được bơm ra từ hai động cơ phản lực, cùng với nước của sáu vòi phun đủ để dập tắt các ngọn lửa lớn.

Để vận hành, Big Wind cần một đội gồm 3 người: tài xế lái xe, một thợ máy điều khiển bệ động cơ và một người khác đứng dưới đất để điều khiển vòi phun.

Việc vận hành cũng không hề đơn giản. Được biết, tất cả thành viên trong đội đều phải mặc đồ chống cháy để bảo vệ bản thân khỏi sức nóng khủng khiếp. Họ phải đeo găng tay chuyên dụng để tránh bị bỏng. Các thành viên cũng được trang bị thiết bị đặc biệt để có thể thường xuyên xác nhận tình trạng của bản thân trong quá trình hoạt động.

Theo Oddity Central, Big Wind từng làm nên lịch sử khi dập tắt 9 đám cháy lớn tại các giếng dầu. Nó được đánh giá là chiếc xe cứu hỏa mạnh hàng đầu trong lịch sử.

Global Super Tanker - cỗ máy chữa cháy khổng lồ trên không

Máy bay chữa cháy Global Super Tanker được mệnh danh là cỗ máy chữa cháy khổng lồ trên không vì nó có khả năng mang tối đa tới hơn 75 ngàn m3 chất làm chậm cháy, hỗ trợ chống đám cháy lan rộng.

Máy bay chữa cháy Global Super Tanker.

Global Super Tanker không phải là máy bay chữa cháy duy nhất nhưng nó thực sự khác biệt với các loại máy bay cùng chức năng khác. Đặc biệt hơn cả, Global Super Tanker có thể di chuyển với tốc độ lên tới gần 1.000km/h, nhanh hơn bất kỳ chiếc máy bay chữa cháy nào.

Global Super Tanker có khả năng thực hiện 8 lần thả chất chống cháy (nước, gel hoặc bọt chống cháy) trong một chuyến bay duy nhất. Thời gian nạp đầy khoang chứa 75 nghìn lít chất chống cháy chỉ mất chưa đầy 30 phút.

Ngoài tác dụng dập tắt cháy rừng, máy bay có thể sử dụng để dập các vụ hỏa hoạn ngoài biển do sự cố tràn dầu. Global Super Tanker cũng là môt lựa chọn chữa cháy hoàn hảo tại những nơi xa xôi như dốc núi hay bờ biển.

Tầm bao phủ của Global Super Tanker có thể rộng tới 3,2km trong mỗi lần thả chất chậm cháy. Đáng chú ý, quá trình rải chất chữa cháy chỉ mất khoảng 15 giây.

Khả năng di chuyển nhanh chóng kết hợp với khoang chữa khổng lồ giúp Global Super Tanker thực sự là một “vị cứu tinh” trong những đám cháy lớn vượt ngoài tầm kiểm soát.

Xe chữa cháy sân bay Volkan Lion 8×8

Xe chữa cháy sân bay Volkan Lion 8×8 là một trong những siêu xe chữa cháy hiện đại nhất thế giới được chế tạo bởi Công ty Vulkan của Thổ Nhĩ Kỳ.

Với trọng lượng toàn tải 44 tấn trong đó có 17 tấn nước, 2 tấn bọt. Chiếc xe có chiều dài 13 m, chiều rộng 3,55 m và chiều cao 4,2 m nhưng có thể tăng tốc tối đa lên tới 65 km/h. Khi xử lý sự cố, xe chữa cháy Volkan Lion 8×8 có khả năng cung cấp 2.500 lít mỗi phút ở áp lực 10 bar. Sức mạnh của xe được thể hiện bằng động cơ diesel V8, dung tích 16 lít, công suất 1300 mã lực, kết hợp với hệ thống hộp số tự động ZF 7 cấp.

Xe chữa cháy Otis TFFT

Otis TFFT được mô tả giống một chiếc xe tăng hơn xe chữa cháy. Nó sở hữu hai hệ thống phun nước riêng biệt, có thể dập lửa theo các hướng khác nhau.

10 phuong tien cuu hoa hien dai nhat the gioi hinh anh 2
Xe chữa cháy Otis TFFT.

Thậm chí, các vòi của Otis TFFT có khả năng phun hai loại dung dịch chữa cháy khác nhau để tăng hiệu quả dập lửa. Với khả năng mang gần 4.000 lít dung dịch chữa cháy, dù thân xe nặng nề, Otis TFFT vẫn có thể di chuyển với vận tốc 100km/h. Các bánh lớn giúp Otis TFFT di chuyển tốt ở những vũng lầy sâu tới 1,2m.

Trực thăng Ka-32A11BC - trực thăng cứu hộ tốt nhất thế giới

Ka-32A11BC là mẫu trực thăng quân sự được phát triển dành cho Hải quân Nga, tuy nhiên nó còn thường được sử dụng vào các mục đích khác như cứu hộ, tiếp tế và vận tải…

10 phuong tien cuu hoa hien dai nhat the gioi hinh anh 5
Trực thăng Ka-32A11BC.

Ka-32A11BC trang bị động cơ Klimov TV3-117MA, tốc độ tối đa 270km/h. Nó nổi tiếng với khả năng chữa cháy trên không cực kỳ hiệu quả, được các chuyên gia đánh giá là một trong những mẫu trực thăng cứu hộ, cứu nạn tốt nhất trên thế giới.

Trực thăng Sikorsky S-64 “Skycrane”

Đây là phiên bản dân sự của trực thăng quân đội. Sikorsky S-64 “Skycrane” thuộc nhóm trực thăng hạng nặng do Mỹ sản xuất.

10 phuong tien cuu hoa hien dai nhat the gioi hinh anh 6
Trực thăng Sikorsky S-64.

Máy bay có hai động cơ phản lực và sáu cánh quạt có thể chở được 10.000 lít nước. Ngoài ra, Sikorsky S-64 “Skycrane” có vòi hút lớn và lấy nước tại các ao, hồ với thời gian chưa tới một phút.

Thủy phi cơ Beriev Be-12

Beriev Be-12 Chayka (chim mòng biển) là loại thủy phi cơ sử dụng động cơ cánh quạt do Cục thiết kế Beriev (Liên Xô) phát triển từ cuối những năm 1950, nhằm thực hiện các nhiệm vụ tuần tra bờ biển và chống tàu ngầm.

10 phuong tien cuu hoa hien dai nhat the gioi hinh anh 8

Ngoài ra máy bay còn có thể được cải tiến thành phiên bản chữa cháy Be-12P và Be-12P-200. Thủy phi cơ Beriev Be-12 có vận tốc tối đa lên đến 530km/h, đảm bảo khả năng ứng cứu cấp bách.

Robot chữa cháy QinetiQ

Con robot chữa cháy nhỏ gọn này là sản phẩm của Công ty Công nghệ Quốc phòng QinetiQ, nước Anh.

10 phuong tien cuu hoa hien dai nhat the gioi hinh anh 9

Những robot này có nhiệm vụ dập tắt các vụ cháy liên quan đến khí acetylene công nghiệp. Những đám cháy này là mối de dọa với lính chữa cháy, vì nguy hiểm vẫn rình rập thậm chí sau khi họ dập tắt ngọn lửa. Không chỉ nguy hiểm, những đám cháy kiểu này còn khiến toàn bộ khu vực phải được phong tỏa trong vòng 24 giờ. Với sự hỗ trợ của robot, toàn bộ quá trình chỉ kéo dài chưa đầy ba giờ.

Robot SAFFiR

Các nhà khoa học Mỹ đã chế tạo robot chữa cháy mang tên SAFFiR, robot này có chức năng phát hiện và dập tắt đám cháy trên tàu biển.

10 phuong tien cuu hoa hien dai nhat the gioi hinh anh 10

SAFFiR có kích thước tương đương con người, có thể chịu được mức nhiệt đến 500C và “kề vai sát cánh” cùng nhân viên chữa cháy trong những nhiệm vụ nguy hiểm.

Xe chữa cháy Man Rosenbauer - siêu xe chữa cháy đã có mặt tại Việt Nam

Xe chữa cháy Man Rosenbauer là một trong những siêu xe chữa cháy hiện đại nhất thế giới. Tại Việt Nam, Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH, Công an TP Hà Nội đang sở hữu 2 xe này.

Với trọng lượng toàn tải 26 tấn, bề rộng 2,55m, chiều dài 12 m, xe thang 56m có thể dễ dàng vươn đến những tòa nhà 17-18 tầng. Giỏ cứu hộ tải được 3 người (270kg), có bảng điều khiển thang tích hợp trong việc tự điều khiển khi làm nhiệm vụ trên cao, có thể cứu được 18 người trong vòng 12 phút.

Xe sử dụng công nghệ chữa cháy kiểu phun nước và bọt chữa cháy tiên tiến, thân thiện với môi trường và an toàn cho người sử dụng, có thể phun bột khô và bọt ướt cùng một thời điểm. Hiệu quả chữa cháy cao. Có khả năng kết nối, tích hợp với tất cả các chủng loại phương tiện hiện có của lực lượng chữa cháy thành phố Hà Nội./.

Bài liên quan
  • Bài học kinh nghiệm rút ra từ cuộc diễn tập PCCC quy mô lớn
    Ngày 22/12, UBND tỉnh Hà Nam tổ chức diễn tập phương án chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, huy động nhiều lực lượng, phương tiện tham gia quy mô cấp tỉnh tại Khu du lịch Tam Chúc, thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng, Hà Nam. Sau cuộc diễn tập, đã có nhiều bài học được rút ra.
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Bốn giải pháp trọng tâm để giải bài toán an toàn dữ liệu quốc gia
    Theo Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương, năm 2024 đánh dấu bước tiến vượt bậc của Việt Nam trong lĩnh vực an toàn thông tin. Tuy nhiên, còn rất nhiều thách thức cần vượt qua để đảm bảo an toàn dữ liệu quốc gia.
  • Robot Delta hữu dụng trong nhiều ngành
    Nhờ vào thiết kế độc đáo và khả năng hoạt động với tốc độ và độ chính xác cao, robot Delta là một giải pháp tối ưu trong nhiều ngành công nghiệp hiện đại.
  • Cà Mau ứng dụng các phần mềm chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp
    Ngành nông nghiệp tỉnh Cà Mau đã không ngừng triển khai các giải pháp chuyển đổi số thông qua việc sử dụng các phần mềm, xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ quản lý, điều hành. Trong tương lai không xa, các phần mềm này sẽ hoàn thiện và bắt kịp xu hướng công nghệ để hỗ trợ người nông dân nhiều hơn trong việc tăng gia sản xuất.
  • Bảo vệ các hệ thống mạng trọng yếu là cấp thiết
    Song song với tiến trình chuyển đổi số, các chiến dịch tấn công mạng, gián điệp và khủng bố mạng nhằm vào hệ thống công nghệ thông tin (IT) và công nghệ vận hành (OT) trọng yếu ngày càng gia tăng, việc đảm bảo an ninh mạng trở thành ưu tiên hàng đầu của các quốc gia.
  • ‏OPPO Find X8 Series sẽ chính thức lên kệ ngày 7/12‏
    Ngày 21/11, OPPO chính thức ra mắt Find X8 Series‏‏ tại Việt Nam và sẽ lên kệ ngày 7/12 tới. Đây là lần đầu tiên người dùng Việt Nam được trải nghiệm dòng flagship cao cấp nhất của OPPO cùng lúc với toàn cầu. ‏
Đừng bỏ lỡ
Các phương tiện chữa cháy hiện đại bậc nhất thế giới hiện nay
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO