Các tổ chức châu Á - TBD tăng đầu tư, thay đổi tiếp cận bảo mật khi chuyển đổi số mạnh mẽ

MP| 25/12/2021 14:04
Theo dõi ICTVietnam trên

Khi chuyển đổi số (CĐS) được tăng tốc và các công nghệ mới nhanh chóng được ứng dụng rộng rãi, khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APAC) đã phải đối mặt với sự bùng nổ của các lỗ hổng và mối đe dọa mạng mới.

Là khu vực có 4/5 quốc gia đông dân nhất trên thế giới, APAC là một trong những khu vực phát triển nhanh nhất về CĐS và thâm nhập Internet. Do có các thị trường cạnh tranh, APAC đã có sự phát triển theo cấp số nhân về công nghệ tài chính và thương mại điện tử, dẫn đến nhu cầu về dịch vụ Internet và băng thông rộng ngày càng tăng.

Theo một nghiên cứu của Sophos, đại dịch COVID-19 khiến 92% tổ chức đẩy mạnh ứng dụng các công nghệ mới để tạo điều kiện làm việc từ xa an toàn, với 53% công ty APAC được khảo sát cho biết về cơ bản họ không được chuẩn bị cho các yêu cầu bảo mật cần thiết khi làm việc từ xa.

Sự gia tăng kết nối giữa các công ty và nhân viên đã làm lộ ra những lỗ hổng trong môi trường phần cứng và phần mềm, tạo cho tội phạm mạng nhiều cơ hội tấn công hơn để khai thác.

Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có những điểm tích cực là đại dịch đã nâng cao nhận thức về an toàn thông tin mạng (ATTTM) và thúc đẩy các tổ chức quan tâm hơn đến các phương pháp tiếp cận bảo mật của họ. 70% các công ty APAC được khảo sát trong một nghiên cứu của CrowdStrike đã đồng ý rằng họ lo ngại hơn về các cuộc tấn công mạng so với trước đại dịch và gần 75% số người được hỏi tin rằng tăng cường ATTTM nên là ưu tiên hàng đầu cho các khoản đầu tư trong tương lai

Theo số liệu của Công ty Dữ liệu quốc tế IDC, đầu tư CĐS ở khu vực APAC đã sẵn sàng tăng gấp đôi, dự kiến đạt 921 tỷ USD vào năm 2024. Trên thực tế, các tổ chức sẽ tiếp tục áp dụng các công nghệ mới để chuyển đổi hoạt động kinh doanh của họ trong năm 2022.

CĐS mạnh mẽ, ứng dụng công nghệ nhiều cũng đồng nghĩa bề mặt tấn công mạng sẽ ngày càng mở rộng và các lỗ hổng mới cũng sẽ ngày càng gia tăng.

Các nhà phân tích nhận định, các mối đe dọa mạng sẽ không ngừng phát triển, các cuộc tấn công chuỗi cung ứng mạng, chẳng hạn như các cuộc tấn công SolarWinds, sẽ không không có chiều hướng giảm.

Trong khi đó, các nhà cung cấp dịch vụ công nghệ sẽ vẫn là mục tiêu hấp dẫn đối với các tác nhân đe dọa do có nhiều tổ chức tham gia dịch vụ của họ để CĐS.

Theo IDC, các tác nhân đe dọa đang có xu hướng hợp tác với nhau để thực hiện các chiến dịch đe dọa phức tạp hơn.

Mô hình ramsomware dưới dạng dịch vụ (Ransomware-as-a-Service - RaaS) là một ví dụ. Các tin tặc mạng tận dụng kiến thức chuyên môn tương ứng của nhau để thực hiện các cuộc tấn công hiệu quả hơn. Mô hình RaaS đã dẫn đến sự gia tăng của hình thức tống tiền kép, đòi tiền chuộc đến hai lần, trong đó, một để giải mã dữ liệu và một để không làm rò rỉ dữ liệu bị đánh cắp.

Để gây áp lực buộc nạn nhân phải trả tiền chuộc, những kẻ tấn công đe dọa công bố dữ liệu bị đánh cắp của họ trên các trang web. Điều này có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín và danh tiếng của các tổ chức.

IDC cho biết, năm 2022, khi nhu cầu về ATTTM tiếp tục tăng cao và phát triển, các tổ chức sẽ không chỉ tăng cường đầu tư vào ATTTM, mà còn thay đổi cách tiếp cận bảo mật của họ.

Theo các nhà phân tích, gần 70% các tổ chức APAC nhấn mạnh rằng an ninh trong các tổ chức của họ hiện chưa được đầu tư đầy đủ. Trong khi tăng chi tiêu cho ATTTM là một bước đi đúng hướng, thì việc các tổ chức đầu tư vào đúng lĩnh vực cũng không kém phần quan trọng.

Với các mối đe dọa ngày càng trở nên phổ biến và tinh vi, bản chất dự đoán của các phương pháp tiếp cận ATTTM do các tình báo lãnh đạo là rất quan trọng đối với hệ thống phòng thủ mạng của các tổ chức.

Do đó, ngày càng có nhiều tổ chức hơn, đặc biệt là các tổ chức trưởng thành về mạng, có khả năng áp dụng cách tiếp cận này, xây dựng năng lực của họ trên một số lĩnh vực, bao gồm: phát hiện mối đe dọa, giám sát và phân tích mối đe dọa, săn tìm mối đe dọa và điều tra số, cũng như phản ứng và phục hồi sự cố.

Đây là chìa khóa để xây dựng nhận thức và khả năng xác định các tình huống, bảo vệ, phát hiện, phản ứng và phục hồi khỏi các mối đe dọa bảo mật đang thay đổi nhanh chóng.

Theo IDC, phân tích bảo mật, phản ứng và tự động hóa (AIRO) đã sẵn sàng ghi nhận tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) 17,6% - cao nhất trong số các phân khúc công nghệ bảo mật, dự kiến đạt 2 tỷ USD vào năm 2025 ở khu vực APAC, ngoại trừ Nhật Bản.

Đặc biệt, các giải pháp phân tích mạng khai thác sức mạnh của trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ ngày càng trở nên quan trọng và phổ biến vào năm 2022. Bằng cách tận dụng phân tích mạng do AI cung cấp, các tổ chức có thể có được khả năng hiển thị nâng cao trước các mối đe dọa tinh vi và luôn đón đầu các mối đe dọa mới nổi./.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh phòng ngừa, tấn công tội phạm sử dụng công nghệ cao lừa đảo
    Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung triển khai có hiệu quả đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm sử dụng công nghệ cao, chủ động phát hiện, nhận diện, ngăn chặn, xử lý các trang web, địa chỉ IP, ứng dụng, phần mềm độc hại sử dụng trong hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
  • Bộ KH&CN ban hành Thông tư đầu tiên sau sau hợp nhất
    Ngày 31/3/2025, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã ban hành Thông tư số 01/2025/TT-BKHCN về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 08/2021/TT-BTTTT ngày 14/10/2021 quy định Danh mục thiết bị vô tuyến điện được miễn giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện, điều kiện kỹ thuật và khai thác kèm theo.
  • Vươn mình trong hội nhập quốc tế
    Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh: Hội nhập quốc tế về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phải hướng tới việc đưa các chuẩn mực, quy định về khoa học, công nghệ trong nước tiệm cận với các chuẩn mức, thông lệ quốc tế tiên tiến. Qua đó, nhanh chóng nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, mở rộng không gian phát triển của đất nước...
  • Quy hoạch phân kênh tần số vô tuyến điện cho nghiệp vụ cố định băng tần 71 - 76 GHz và 81 - 86 GHz
    Bộ Khoa học và Công nghệ vừa ban hành Thông tư số 02/2025/TT-BKHCN về Quy hoạch phân kênh tần số vô tuyến điện cho nghiệp vụ Cố định băng tần 71 - 76 GHz và 81 - 86 GHz.
  • Bảo đảm an toàn dữ liệu người sử dụng dịch vụ bưu chính là ưu tiên hàng đầu
    Mới đây, Bộ KH&CN vừa phát hành văn bản số 509/KHCN-BC gửi các doanh nghiệp bưu chính về việc tăng cường công tác bảo đảm an toàn dữ liệu người sử dụng dịch vụ bưu chính.
  • Tăng cường huy động nguồn lực KOLs trong hoạt động thông tin đối ngoại
    Năm 2024, Cục Thông tin đối ngoại (TTĐN) đã thành công việc đưa TTĐN lên không gian mới - không gian mạng - với nhiều kết quả đáng ghi nhận. Trong đó, có việc thí điểm thành công trong huy động những người có ảnh hưởng lớn trên mạng xã hội (MXH) cùng chung tay trong thực hiện nhiệm vụ cơ bản thứ hai của TTĐN đó là quảng bá hình ảnh quốc gia.
  • Tác giả Nhật Bản với những ý tưởng lôi cuốn trẻ đọc sách
    Với máy ảnh bằng bìa giấy, các món đồ chơi hết sức đơn giản bằng kẹp quần áo và giấy màu…, tác giả Yuichi Kimura với mái đầu bạc phơ đã khiến cho khoảng 20 em nhỏ ở nhiều lứa tuổi quên hẳn đi những thiết bị điện tử, game hay những trò giải trí cuốn hút khác từ công nghệ.
  • VPBank hợp tác cùng GTEL mang đến những đột phá công nghệ cho giải pháp tài chính
    Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) và Tổng công ty Công nghệ - Viễn thông Toàn cầu (GTEL) vừa ký kết thỏa thuận hợp tác nhằm mang đến những sản phẩm tài chính công nghệ ưu việt và đột phá . Thỏa thuận này được kỳ vọng sẽ trở thành mô hình hợp tác kiểu mẫu giữa tổ chức tài chính với công ty công nghệ, mang đến lợi ích tối đa cho hai đơn vị hợp tác cũng như cho khách hàng và đối tác của các bên.
  • Tài chính số thúc đẩy SME bứt tốc: The Asian Banker vinh danh HDBank
    Trong bối cảnh khu vực kinh tế tư nhân - mà nòng cốt là doanh nghiệp SME - được xác định là động lực quan trọng nhất cho tăng trưởng kinh tế quốc gia, các mô hình ngân hàng số đồng hành toàn diện trở thành trợ lực cần thiết để SME bứt tốc. Khẳng định hiệu quả trong hướng đồng hành này, HDBank vừa được The Asian Banker vinh danh là “Ngân hàng cung cấp dịch vụ tài chính số tốt nhất cho SME tại Việt Nam”.
  • Microsoft và 15 cột mốc định hình tầm nhìn về AI
    Gã khổng lồ công nghệ Microsoft sắp bước qua cột mốc 50 năm thành lập với nhiều thách thức trong thời đại trí tuệ nhân tạo (AI). Hãy cùng khám phá cách Microsoft sẽ phát triển nền tảng, công cụ và cơ sở hạ tầng AI cho tương lai.
Các tổ chức châu Á - TBD tăng đầu tư, thay đổi tiếp cận bảo mật khi chuyển đổi số mạnh mẽ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO