Cần đẩy mạnh quyền tiếp cận thông tin đất đai của người dân

Minh Thiện| 01/07/2022 21:48
Theo dõi ICTVietnam trên

12/63 tỉnh thành phố thực hiện tốt nhất việc đăng tải thông tin kế hoạch sử dụng đất trên trang thông tin điện tử cấp huyện.

Thông tin cung cấp chưa đầy đủ

Nhiều cơ quan Nhà nước (CQNN) ở địa phương đã thực hiện đăng tải công khai bảng giá đất cấp tỉnh và kế hoạch sử dụng đất cấp huyện và đã cung cấp thông tin về kế hoạch sử dụng đất theo yêu cầu của công dân. Tuy nhiên, thông tin cung cấp chưa đầy đủ và thiếu đồng bộ, đồng thời tỷ lệ các tổ chức thực hiện tốt các quy định vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra.

Cần đẩy mạnh đảm bảo quyền tiếp cận thông tin đất đai của người dân - Ảnh 1.

Đây là một số kết quả từ "Nghiên cứu thực chứng hướng tới thúc đẩy việc tiếp cận thông tin đất đai của người dân" do Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam và Trung tâm Thúc đẩy giáo dục và nâng cao năng lực phụ nữ (CEPEW) phối hợp thực hiện từ tháng 7/2021 đến tháng 6/2022. Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc (DFAT), Đại sứ quán Ai-len và UNDP tại Việt Nam cùng tài trợ cho nghiên cứu này thông qua Chương trình nghiên cứu Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) của UNDP Việt Nam.

Cần đẩy mạnh đảm bảo quyền tiếp cận thông tin đất đai của người dân - Ảnh 2.

Các diễn giả thảo luật tại Tọa đàm

Nghiên cứu được thực hiện đối với 63 tỉnh, thành phố và 704 quận, huyện, thị xã trên toàn quốc trong một năm. Kết quả nghiên cứu đã được chia sẻ trong Tọa đàm chuyên đề "Đánh giá việc công khai thông tin kế hoạch sử dụng đất cấp huyện và bảng giá đất cấp tỉnh" do UNDP phối hợp cùng CEPEW tổ chức nhằm cung cấp thông tin về việc thực hiện công khai hai loại thông tin này.

Cần đẩy mạnh đảm bảo quyền tiếp cận thông tin đất đai của người dân - Ảnh 3.

Bà Diana Torres, UNDP chia sẻ thông tin tại Tọa đàm

Phát biểu tại Tọa đàm, bà Diana Torres, Trường phòng quản trị và thúc đẩy sự tham gia của người dân, UNDP, chia sẻ: "Khi thông tin liên quan đến đất đai được chia sẻ công khai và người dân có cơ hội đóng góp ý kiến cho dự thảo kế hoạch sử dụng đất và bảng giá đất, nguy cơ tham nhũng và mâu thuẫn trong lĩnh vực đất đai sẽ giảm đi, niềm tin của người dân vào chính quyền địa phương sẽ tăng lên".

Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 27/63 UBND tỉnh, thành phố đã đăng tải bảng giá đất cấp tỉnh giai đoạn 2020 - 2024 (chiếm 42,9%) và có 337 trong số 704 UBND cấp huyện trên toàn quốc đã đăng tải kế hoạch sử dụng đất cấp huyện năm 2021 (chiếm 47,9%). 

Cần đẩy mạnh đảm bảo quyền tiếp cận thông tin đất đai của người dân - Ảnh 4.

Trong số yêu cầu cung cấp thông tin gửi tới 561 văn phòng UBND cấp huyện, có 98 cơ quan cung cấp thông tin (chiếm 17,5%), 15 cơ quan từ chối cung cấp thông tin (chiếm 2,7%), 46 cơ quan có phản hồi nghiên cứu viên nhưng không cung cấp thông tin (chiếm 8,2%). Có tới 402 cơ quan không phản hồi (chiếm 71,7%).

19% số tỉnh, thành phố thực hiện tốt việc công khai thông tin

Có 12/63 tỉnh thành phố thực hiện tốt nhất việc đăng tải thông tin kế hoạch sử dụng đất trên trang thông tin điện tử cấp huyện, đó là các tỉnh Bắc Kạn; Sơn La; Nam Định; Đà Nẵng; Phú Yên; Gia Lai; Tiền Giang; Trà Vinh; Đồng Tháp; Hậu Giang; Sóc Trăng; và Cà Mau. Trong đó, ba tỉnh Gia Lai, Tiền Giang, và Trà Vinh có tất cả các huyện thực hiện tốt việc công khai thông tin.

Cần đẩy mạnh đảm bảo quyền tiếp cận thông tin đất đai của người dân - Ảnh 5.

Một số đề xuất khuyến nghị

Trong số các khuyến nghị, Nhóm nghiên cứu nhấn mạnh sự cần thiết phải nhanh chóng triển khai thực thi các yêu cầu của Luật Tiếp cận thông tin (TCTT) 2016. Việc thực hiện tốt những quy định của Luật sẽ góp phần thực hiện tốt các quy định về công khai thông tin đất đai được quy định trong pháp luật về đất đai nhằm góp phần tang hiệu quả quản trị đất đai và giảm xung đột đất đai.

Cần đẩy mạnh đảm bảo quyền tiếp cận thông tin đất đai của người dân - Ảnh 6.

Bà Ngô Thị Thu Hà đưa ra một số khuyến nghị trong bản nghiên cứu

Bà Ngô Thị Thu Hà - Giám đốc Trung tâm thúc đẩy giáo dục và nâng cao năng lực phụ nữ - cho rằng, cần sửa đổi, bổ sung luật pháp, chính sách trong lĩnh vực này: Bổ sung quy trình cung cấp thông tin theo yêu cầu của công dân vào bộ thủ tục hành chính; Quy định cụ thể hình thức và kênh công bố công khai bảng giá đất cấp tỉnh.

Đồng thời, các đơn vị, CQNN cần thực thi có hiệu quả chính sách, pháp luật hiện hành mà trong đó UBND các cấp cần thực hiện hiệu quả hơn Luật TCTT năm 2016 từ đó góp phần thực hiện tốt hơn việc công khai thông tin theo quy định của Luật Đất đai năm 2013: Xây dựng và công khai quy chế cung cấp thông tin; Bố trí và công khai đầu mối cung cấp thông tin của UBND cấp tỉnh, huyện; Lập chuyên mục TCTT và danh mục thông tin phải công khai và danh mục thông tin cung cấp theo yêu cầu, gồm thông tin kế hoạch sử dụng đất và bảng giá đất.

Cũng qua nghiên cứu này, bà Ngô Thị Thu Hà bày tỏ: "Người dân, báo chí và các tổ chức xã hội đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy minh bạch thông tin, trong đó có thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và bảng giá đất."./.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Cần đẩy mạnh quyền tiếp cận thông tin đất đai của người dân
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO