Càng thể hiện nhiều càng dễ gặp tai vạ, người biết “ngốc” đúng thời điểm, linh hoạt đúng hoàn cảnh sẽ hiếm khi chịu thiệt thòi

Lưu Ly| 15/05/2020 04:37
Theo dõi ICTVietnam trên

Cuộc sống tiềm ẩn muôn vàn rắc rối, biết dùng sự thông minh phù hợp mới chính là người thông minh.

Trong cuộc sống, mọi thứ không nên ở mức quá tuyệt đối bởi cái gì quá cũng không tốt. Mọi việc đều có 2 mặt của nó, trí thông minh cũng vậy. Sự thông minh sẽ khiến cuộc sống của chúng ta trở nên dễ dàng hơn, tự tin đối mặt với mọi khó khăn cuộc sống. Tuy nhiên, chúng ta cũng nhận thấy rằng đôi khi thể hiện sự thông minh quá cũng không phải là một điều tốt.

Người thực sự thông minh biết cách điều chỉnh sự thông minh của bản thân

    Đối mặt với nhiều vấn đề trong cuộc sống nếu chúng ta luôn dùng sự thông minh để giải quyết vấn đề chưa chắc đã là cách tốt nhất. Những người thực sự thông minh là những người biết cách thể hiện nó tùy theo trường hợp.

    Giả ngốc đôi khi sẽ giúp người thông minh tránh được những phiền phức, tai họa vạ lây. Những người thể hiện nhiều sự thông minh thường gặp nhiều phiền phức bởi sự đố kị, ganh ghét đến từ đối thủ, áp lực công việc yêu cầu luôn cao hay cả trách nhiệm giúp đỡ những người khác.

    Nếu như trong một nhóm làm việc bạn luôn là thể hiện là người thông minh nhất chắc chắn bạn sẽ trở thành trụ cột của cả nhóm và chắc chắn việc các thành viên ỉ lại vào bạn là điều khó tránh khỏi. Hay trong những mối quan hệ xung quanh, chúng ta luôn đối với họ bằng sự chân thành thay vì sự thông minh chắc chắn các mối quan hệ của bạn không bị chi phối nhiều bởi tính cá nhân, lợi ích.

    Nhiều người luôn dùng sự thông minh của mình và quá tự tin vào nó mà quên rằng: “Thông minh quá sẽ bị chính sự thông minh đó hại”. Cuộc sống tiềm ẩn muôn vàn rắc rối, biết dùng sự thông minh phù hợp mới chính là người thông minh.

    Càng thể hiện nhiều càng dễ gặp tai vạ, người biết “ngốc” đúng thời điểm, linh hoạt đúng hoàn cảnh sẽ chẳng bao giờ chịu thiệt - Ảnh 1.

    Có tài không thể hiện là một loại trí tuệ

      Nếu quan sát, chắc chắn chúng ta sẽ thấy có rất nhiều người xung quanh mình dù họ rất giỏi những họ luôn luôn giữ sự khiêm tốn, ít khi phô trương sức mạnh của mình. Đấy không phải họ ngốc hay tự ti, chính là xuất phát từ sự thông minh trí tuệ của người đó. Lý do có thể họ muốn thăm dò năng lực của những người xung quanh, muốn bình tĩnh suy nghĩ để loại bỏ các phương án không phù hợp để đưa ra phương án tối ưu nhất. Muốn có thể học hỏi từ những người giỏi hơn mình.

      Đây cũng là cách giúp chính người thông minh nhận tránh được những sự đố kị, ganh ghét bên ngoài. Và nó cũng làm họ được cảm mến bởi người khác, khi bản thân được người khác khám phá được sự tài giỏi bên trong, lúc này đối phương sẽ rất khâm phục và mến mộ họ. Có tài không thể hiện là điều rất ít người làm được bởi nhu cầu muốn thể hiện bản thân của con người rất lớn. Biết vận dụng sự thông minh một cách khéo léo chính là một loại trí tuệ quý giá.

      "Giả ngốc" đúng lúc, thông minh đúng chỗ bạn sẽ là người thắng cuộc

        Có một cậu bé người Mỹ tên Wilson, thoạt nhìn rất khờ khạo, do đó rất nhiều người trong thị trấn thích đùa với cậu, giống như là nhân vật hề mua vui cho mọi người. Một ngày nọ, bạn cùng lớp của Wilson cầm trên tay một đồng 1 đô la và một đồng 5 cent, rồi hỏi Wilson là chọn đồng tiền nào. Cậu bé Wilson lúc đó đã không cần suy nghĩ mà trả lời ngay: “Tớ chọn đồng 5 cent.”

        Bạn học cười khoái chí nói: “Ha ha, cậu ấy không chọn 1 đô la mà lại chọn đồng 5 cent.” Sau đó tất cả học sinh trong trường đã lan truyền nhau chuyện cười này.

        Rất nhiều người đã không tin, sao Wilson lại ngốc đến vậy, họ đã đem tiền đến trước mặt Wilson để kiểm nghiệm, nhưng lần nào cũng nhận được cùng một kết quả. Mỗi lần cậu đều nói: “Tớ muốn 5 cent.” Tất cả học sinh của trường đều dùng cách này để kiểm tra và sau đó mỗi người rời đi với nụ cười của sự hài lòng.

        Cuối cùng, câu chuyện đã đến tai của thầy giáo. Ở trước mặt Wilson, thầy giáo hỏi: “Chẳng lẽ trò không phân biệt được giá trị lớn nhỏ của đồng 1 đô la và 5 cent sao?”. Trò Wilson đáp: “Đương nhiên là trò biết rõ ạ. Nếu như trò chọn đồng 1 đô la thì sẽ không có ai mang tiền đến để thử nữa, như vậy trò cũng không thể có nhiều đồng 5 cent như thế này”.

        Người thầy nghe xong như bừng ngộ ra một đạo lý lớn. Wilson không đặt sự thông minh vào món lợi nhỏ mà suy nghĩ về cái ngốc của người thông minh. Nhiều năm sau, ông trở thành tổng thống thứ 28 của nước Mỹ.

        Càng thể hiện nhiều càng dễ gặp tai vạ, người biết “ngốc” đúng thời điểm, linh hoạt đúng hoàn cảnh sẽ chẳng bao giờ chịu thiệt - Ảnh 2.

        Cựu Tổng thống Mỹ Thomas Woodrow Wilson.

        Qua chuyện của Wilson, chúng ta bắt đầu mới ngộ ra rằng đôi khi chúng ta tưởng bản thân thông minh hơn người khác nhưng chưa chắc đã phải. Đôi khi chỉ là họ không tính đến cái lợi trước mắt và muốn vươn tới cái lợi lâu dài hơn. Đi chậm nhưng chắc, “giả ngốc” đôi khi chúng ta tới mục tiêu chậm nhưng lại là những bước đi an toàn.

        Nhiều người không phô diễn sự thông minh, không phải họ ngốc. Mà lúc này họ đã nắm rõ được mọi chuyện, tính toán kĩ lưỡng mọi việc và chuẩn bị cho bản thân sẵn sàng nhất có thể. Nếu làm được như vậy, mọi mục tiêu đều nằm trong tầm kiểm soát của bạn và bạn chắc chắn sẽ thành công.

        Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
        Đừng bỏ lỡ
        Càng thể hiện nhiều càng dễ gặp tai vạ, người biết “ngốc” đúng thời điểm, linh hoạt đúng hoàn cảnh sẽ hiếm khi chịu thiệt thòi
        POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO