CĐS nông nghiệp phải bắt đầu từ nông dân và dựa trên nền tảng số

AD| 25/12/2021 13:50
Theo dõi ICTVietnam trên

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Quang Tiến khẳng định CĐS ngành nông nghiệp cần một tầm nhìn xa, phải bắt đầu từ nông dân và phải dựa trên nền tảng số, dữ liệu số.

Từ thực tế đó, trong khuôn khổ Cuộc họp của Ban chỉ đạo Chuyển đổi số (CĐS) lĩnh vực nông nghiệp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), Bộ NN&PTNT và Tập đoàn VNPT đã ký kết Thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2021-2025.

Hợp tác thể hiện rõ tầm nhìn, chiến lược, chính sách đều hướng đến nông dân, nông thôn, doanh nghiệp (DN), hợp tác xã. Mọi nông dân, nông thôn, DN, hợp tác xã cũng phải tham gia vào quá trình CĐS.

CĐS ngành nông nghiệp cần một tầm nhìn xa

Phát biểu tại Lễ ký kết mới đây, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Quang Tiến cho rằng, CĐS ngành nông nghiệp cần một tầm nhìn xa, phải bắt đầu từ nông dân và phải dựa trên nền tảng số, dữ liệu số. Mọi chính sách đều hướng đến nông dân, nông thôn, DN, hợp tác xã. Mọi nông dân, nông thôn, DN, hợp tác xã cũng phải tham gia vào quá trình CĐS. Bởi lẽ, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, CĐS là một trong những khâu đột phá lớn, góp phần "tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh" cho ngành Nông nghiệp.

"CĐS là xu thế, đòi hỏi, yêu cầu khách quan của sự phát triển, không thể không làm, không thể đứng ngoài cuộc, đặc biệt là CĐS trong nông nghiệp. Đây là vấn đề tác động đến tất cả các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, người dân, DN nên phải bắt tay thực hiện ngay để tạo ra hệ thống tổng thể, liên thông từ Bộ đến cơ sở", Lãnh đạo Bộ NN&PTNT khẳng định.

Theo đó, nhiệm vụ CĐS ngành nông nghiệp được xây dựng trên 3 trụ cột: Bộ số, Kinh tế nông nghiệp số và Nông thôn số, Nông dân số.

Đánh giá của Bộ NN&PTNT cho thấy, thời gian qua, việc thực hiện CĐS bước đầu đã được áp dụng trong Ngành ở các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, lâm nghiệp và mang lại những kết quả hết sức khả quan. Tuy nhiên, quy mô ứng dụng CĐS còn hạn chế, chưa đồng bộ giữa các vùng, miền, địa phương.

Vì lẽ đó, CĐS trong nông nghiệp không chỉ là ứng dụng công nghệ số trong dự báo, cảnh báo thị trường, quản lý quy hoạch; tự động hóa các quy trình sản xuất, kinh doanh, quản lý, giám sát nguồn gốc, chuỗi cung ứng sản phẩm, bảo đảm nhanh chóng, minh bạch, chính xác; xem xét thử nghiệm triển khai sáng kiến "Mỗi người nông dân là một thương nhân, mỗi hợp tác xã là một DN ứng dụng công nghệ số". 

Đó còn là tầm nhìn chiến lược tổng thể, điều phối mọi triển khai hoạt động CĐS trong lĩnh vực nông nghiệp; Tổng kết, kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện và chỉ đạo xử lý kịp thời các khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện CĐS trong toàn Ngành…

"Nông nghiệp thịnh, nước ta thịnh"

Hợp tác với Bộ NN&PTNT về CĐS, ông Tô Dũng Thái - Chủ tịch HĐTV Tập đoàn VNPT chia sẻ, VNPT sẽ đồng hành tích cực cùng Bộ NN&PTNT trong công cuộc CĐS, tiếp nối lời dạy của Bác Hồ lúc sinh thời: "Nông dân ta giàu thì nước ta giàu. Nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh".

Và đây cũng chính động lực thôi thúc để VNPT hướng đến nông nghiệp thông minh ngay từ khi thực hiện nhiệm vụ CĐS quốc gia. Nhận thức rõ tầm quan trọng của công nghệ trong quá trình số hóa nông nghiệp, đón đầu làn sóng IoT và Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) tại Việt Nam, VNPT đã tập trung nghiên cứu và ứng dụng công nghệ IoT trong nông nghiệp từ năm 2016.

CĐS nông nghiệp phải bắt đầu từ nông dân và dựa trên nền tảng số - Ảnh 1.

Mô hình nông nghiệp thông minh được VNPT đưa vào ứng dụng triển khai tại nhiều trang trại trên cả nước.

Cụ thể, VNPT Technology đã xây dựng một giải pháp hoàn chỉnh, với đầy đủ các tính năng phục vụ được cho cả lĩnh vực trồng trọt lẫn chăn nuôi. Hệ thống giải pháp VNPT có khả năng đo đạc tất cả các thông số của đất, môi trường, đề xuất thời gian tưới, thời gian chiếu sáng phù hợp theo từng giai đoạn cho các trang trại trồng trọt. Giải pháp cũng phát huy tiện ích ở các trang trại chăn nuôi trong quản lý tất cả các khâu như cho ăn, chiếu sáng, thu hoạch trứng, thu gom phân, sưởi ấm...

Nhờ được tích hợp công nghệ phân tích dữ liệu lớn, giải pháp nông nghiệp thông minh của VNPT Technology còn cho phép các chủ trang trại thực hiện phân tích, dự báo, chủ động trong việc hoạch định, sản xuất, vận chuyển, lưu kho…, đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất có thể. Người sử dụng có thể điều khiển hệ thống dễ dàng thông qua ứng dụng thông minh cũng do VNPT Technology phát triển.

Để tạo ra được một bộ sản phẩm hoàn thiện như vậy, VNPT Technology đã khởi động đồng thời các dự án nghiên cứu phát triển bao gồm: nền tảng ONE IoT Platform, ứng dụng ONE Farm. Đây là công cụ kiểm soát toàn bộ quá trình từ sản xuất đến thu hoạch, chế biến và vận chuyển theo chuẩn thiết kế, đáp ứng các mô hình trang trại ứng dụng công nghệ cao và nghiên cứu thiết kế, sản xuất các thiết bị IoT cho nông nghiệp.

Hiện nay, công ty cũng đã đầu tư xây dựng phòng thí nghiệm nông nghiệp phục vụ công tác nghiên cứu phát triển, cải tiến các công nghệ vào nuôi trồng thực tế trên nhiều loại cây trồng cũng như phương thức canh tác khác nhau. Mục đích, giải pháp liên tục được cải tiến và cập nhật phù hợp hơn với thực tiễn.

CĐS nông nghiệp phải bắt đầu từ nông dân và dựa trên nền tảng số - Ảnh 2.

VNPT Technology đã xây dựng một giải pháp hoàn chỉnh, với đầy đủ các tính năng phục vụ được cho cả lĩnh vực trồng trọt lẫn chăn nuôi.

CĐS nông nghiệp và tầm nhìn VNPT

Số liệu từ Viện Khoa học Sinh học, Môi trường & Nông thôn Mỹ dự báo, quy mô thị trường nông nghiệp thông minh có thể tăng lên 6,2 tỷ USD vào năm 2021, trước khi tăng trưởng gấp ba vào năm 2025, đạt 15,3 tỷ USD. Những con số này khẳng định nông nghiệp thông minh sẽ tạo nên bước đột phá mạnh mẽ cho ngành nông nghiệp nước nhà.

"Nông nghiệp thông minh" được Chính phủ, các tập đoàn công nghệ hàng đầu tập trung nghiên cứu, đầu tư với sứ mệnh tháo gỡ và thúc đẩy nông nghiệp tăng trưởng mạnh mẽ. Tại Việt Nam, khái niệm nông nghiệp thông minh không còn giới hạn ở một mô hình cụ thể, mà đã mở rộng ra tới tất cả những trang trại nuôi trồng, hướng tới việc xây dựng nên một hệ sinh thái số hóa nông nghiệp, lấy dữ liệu làm cốt lõi, từ đó tạo ra những giá trị mới, tăng năng xuất chất lượng cây trồng vật nuôi.

Với kinh nghiệm thực tiễn của đơn vị dẫn dắt số quốc gia, VNPT nhận định, CĐS sẽ giúp chủ trang trại nắm được chính xác cá thể nào có nguy cơ hoặc đang có mang mầm bệnh và có biện pháp chữa trị và cách ly hiệu quả. Số hóa nông nghiệp cũng giúp cơ quan Nhà nước kiểm soát sản xuất, xuất khẩu, cân đối cung cầu, truy xuất nguồn gốc minh bạch, hỗ trợ tốt hơn cho quản lý vĩ mô.

Đáng chú ý, để nâng cao hiệu quả sản xuất và cho ra những sản phẩm chất lượng tốt, hàng loạt công nghệ được vận hành. Điển hình như công nghệ IoT với các cảm biến thu thập dữ liệu chính xác về khí hậu, điều kiện sinh trưởng, sức khỏe của cây trồng, vật nuôi. Tự động hóa thông minh với các loại robot, máy bay không người lái dần thay thế con người trong các hoạt động canh tác. 

Và mới nhất là trí tuệ nhân tạo (AI), blockchain bước đầu cũng đã được ứng dụng toàn chuỗi cung ứng. Tất cả nhằm giúp tăng sản lượng và tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên, giảm lãng phí và đảm bảo truy xuất nguồn gốc và chất lượng thực phẩm.

Nông nghiệp thông minh là bước phát triển tiếp theo của nông nghiệp công nghệ cao, trong đó, CNTT không chỉ được áp dụng vào một số khâu mà là toàn bộ quá trình sản xuất. Thậm chí là cả những khâu sau sản xuất như sơ chế, đóng gói, bảo quản, phân phối… Các giải pháp nông nghiệp thông minh của VNPT luôn có sức hút đặc biệt bởi các tính năng hoàn chỉnh, sử dụng được cho cả lĩnh vực trồng trọt lẫn chăn nuôi theo đúng mục tiêu CĐS thí điểm của Bộ NN&PTNT là trồng trọt và chăn nuôi vào năm tới.

Cùng với các bộ giải pháp về thành phố thông minh, du lịch thông minh, bộ giải pháp nông nghiệp thông minh của VNPT đã góp phần vào sự phát triển các lĩnh vực kinh tế - xã hội trong cuộc CMCN 4.0 nhằm mang đến chất lượng sống tốt hơn, chất lượng cao cho nông nghiệp và người dân./.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Hình ảnh chiến thắng Điện Biên phủ qua tem bưu chính Việt Nam
    Ngày 07/5/1954, lá cờ “quyết chiến, quyết thắng” của Quân đội Nhân dân Việt Nam tung bay trên nóc hầm tướng De Castries, chiến dịch Điện Biên Phủ đã kết thúc thắng lợi, buộc Chính phủ Pháp phải ký Hiệp định Geneva về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương.
  • Lãnh đạo doanh nghiệp nên làm gì trước “làn sóng” AI?
    Nhà lãnh đạo tương lai chắc chắn phải am hiểu công nghệ, cụ thể là trí tuệ nhân tạo (AI) và ‏‏dữ liệu lớn (big data‏‏). Người tạo thay đổi cho doanh nghiệp (DN) trong ứng dụng AI là CEO, COO và CFO, còn lãnh đạo công nghệ chỉ là người hỗ trợ.‏
  • Sự trỗi dậy của các kỳ lân AI Trung Quốc nhằm cạnh tranh với OpenAI
    Bốn công ty khởi nghiệp (startup) AI Trung Quốc đã trở thành kỳ lân công nghệ với mức định giá hơn 1 tỷ USD, nhằm tăng cường cạnh tranh với OpenAI, đặc biệt là khi ChatGPT không hoạt động ở Trung Quốc.
  • Sân chơi English Beat 2024 mùa 2 thành công tốt đẹp
    Sau hơn 2 tháng tổ chức, English Beat 2024 mùa 2 do mobiEdu phối hợp cùng các Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức đã chính thức thành công tốt đẹp tại 6 tỉnh trải dài trên toàn quốc.
  • Bia Trúc Bạch một kiệt tác, một di sản dẫn lối tinh hoa
    Từ Hoa Bia Saaz quý tộc vùng Zatec một kinh nghiệm bậc thầy tạo ra hương vị tinh túy bậc nhất đẳng cấp vượt thời gian, trải nghiệm đỉnh cao hoàn mỹ. Bia Trúc Bạch một kiệt tác, một di sản dẫn lối tinh hoa.
  • Khai trương Trung tâm Báo chí kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
    Trung tâm Báo chí được thành lập nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho phóng viên (PV) trong nước, quốc tế đưa tin về Lễ kỷ niệm và chủ động, tích cực cung cấp thông tin của Ban Tổ chức về Lễ kỷ niệm.
  • Khám phá đất và người xứ Nghệ trên không gian số
    Thời gian qua, Bảo tàng Nghệ An đã mạnh dạn đưa công nghệ vào hoạt động trưng bày, để tiếp cận và thu hút du khách. Du khách đến với Bảo tàng Nghệ An từ chỗ "cấm sờ tay vào hiện vật" nay có thể được chạm tay vào hiện vật, cổ vật, được khám phá các danh lam, thắng cảnh, lịch sử, con người xứ Nghệ, thông qua không gian số 3D; khám phá kho dữ liệu lịch sử đã được số hóa... giúp Bảo tàng Nghệ An ngày càng hút khách, nhất là giới trẻ.
  • Báo chí và học giả quốc tế ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ
    Báo Resumen Latinoamericano của Argentina những ngày qua liên tục đăng các bài viết cùng nhiều hình ảnh tư liệu minh họa, ca ngợi Chiến thắng Ðiện Biên Phủ của nhân dân Việt Nam.
  • Tháo gỡ rào cản nguồn nhân lực chất lượng cao ngành CNTT
    Nhằm tháo gỡ khó khăn trong đào tạo CNTT, Viện Quản trị và Công nghệ ABS (Đại học Thành Đô) ra đời với sứ mệnh cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, đảm bảo 100% sinh viên đủ phẩm chất, kỹ năng có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp.
  • 5 khác biệt trong đào tạo nhân lực bán dẫn chất lượng cao tại Tập đoàn Phenikaa
    Trung tâm Phenikaa Đào tạo Thiết kế vi mạch bán dẫn (đơn vị thành viên của Tập đoàn Phenikaa) cùng các đối tác cam kết đào tạo tối thiểu 8.000 kỹ sư thiết kế chip và 12.000 kỹ sư/kỹ thuật viên bậc cao có chứng chỉ quốc tế, đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu nhân sự dự kiến của ngành.
CĐS nông nghiệp phải bắt đầu từ nông dân và dựa trên nền tảng số
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO