Cuốn sổ tay đưa ra gợi ý về việc xây dựng lộ trình triển khai chuyển đổi số (CĐS) của doanh nghiệp (DN) ngành chế biến và phân phối thực phẩm trong tiêu thụ sản phẩm thị trường nội địa và xuất khẩu.
Từ ngày 05/5-09/5/2021, Hội chợ Nông sản, thực phẩm an toàn thành phố Hà Nội năm 2021 sẽ diễn ra tại Trung tâm Hội chợ triển lãm nông nghiệp (489 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, Hà Nội).
Căn cứ thực tế công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trong thời gian qua và dự báo diễn biến tình hình năm 2021, Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm ban hành Kế hoạch số 265/KH-BCĐTƯATTP triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2021 với Chủ đề: “Đảm bảo an toàn thực phẩm, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm trong tình hình bình thường mới” diễn ra từ 15/4 đến 15/5/2021.
Sau thời gian dịch bệnh cơ bản được khống chế, nhiều địa phương đã lên kế hoạch, kịch bản sẵn sàng cho việc tổ chức các lễ hội trên địa bàn. Vào mùa lễ hội tại các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, đền, chùa… là nơi thu hút một lượng lớn du khách tham quan, vãn cảnh. Đây cũng chính là dịp các dịch vụ ăn uống nở rộ, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm.
Để bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp Tết nguyên đán Tân Sửu và mùa Lễ hội Xuân 2021, Ban Chỉ đạo liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm đã thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật về ATVSTP đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm trên địa bàn các tỉnh, thành phố và đã đạt được những kết quả ghi nhận.
Ngày nay, thực phẩm chay đang được nhiều người ưa chuộng lựa chọn và sử dụng trong các dịp lễ, ngày Rằm hoặc mùng Một âm lịch hàng tháng với quan niệm ăn chay tốt cho sức khỏe và cũng là gieo duyên lành theo ý nghĩa tâm linh của Phật giáo. Tuy nhiên, các món ăn “chay giả mặn”, được bổ sung nhiều gia vị, hương liệu, chất bảo quản liệu có thực sự an toàn như người tiêu dùng mong muốn?
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn thành phố Hà Nội, Sở Y tế Hà Nội đã chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc ngành tuân thủ các quy định về hoạt động dinh dưỡng để phòng chống dịch COVID-19.
Vào dịp cuối năm, nhu cầu mua sắm Tết của người dân tăng cao, do vậy đây là thời điểm mà hàng hóa, thực phẩm không rõ nguồn gốc, không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP) có nguy cơ thâm nhập thị trường. Vì vậy, vấn đề vệ sinh ATTP cần được đặc biệt quan tâm.
Trong mùa dịch COVID-19, do lo ngại dịch bệnh, hạn chế ra đường, nhiều người tiêu dùng đã chuyển hướng sang mua, bán thực phẩm online. Kinh doanh thực phẩm online “lên ngôi” nhưng đa phần là dịch vụ tự phát, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm, ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng.
Mới đây, UBND TP. Hồ Chí Minh đã ban hành Kế hoạch triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) theo Nghị quyết số 04/NQ-HĐND ngày 5/7/2017 của HĐND Thành phố.