Nhìn chung, các nhà khai thác cố định cũ đã có từ trước chiếm khoảng 2/3 tổng doanh thu của ngành công nghiệp này, với công ty lâu đời nhất vẫn chiếm vị trí số 1 trong thị trường nội địa nước mình cả về dịch vụ cố định và di động, cũng như trở thành các nhà cạnh tranh hàng đầu ở các thị trường khác. Các công ty chỉ kinh doanh di động (ví dụ như EE, Bouygues, Hutchison 3G) chiếm khoản 1/5 tổng doanh thu ngành, phần còn lại thuộc về về các công ty truyền hình cáp (như Virgin Media, Telenet và ComHem), và các công ty “Altnets” – các công ty độc lập từ các công ty mạng chuyên về hạ tầng đến các nhà bán lẻ dịch vụ viễn thông thuần túy. Mỗi nhóm có một số đặc trưng tài chính khác nhau, mặc dù nhìn chung, các công ty cáp có chỉ số tốt hơn các nhà khai thác cố định và di động do các nhà khai thác này phải chịu sức ép từ việc giảm doanh thu và lợi nhuận, tăng chi phí đầu tư bán đầu dẫn đến giản luồng tiền nhàn rỗi.
Dựa trên số liệu năm 2013, các nhà khai thác cố định và di động đã phải đối mặt với dự sụt giảm doanh thu khoảng 4-5% (xem Hình 1), chủ yếu do quy định quản lý giảm cước chuyển vùng và cuộc gọi tới thuê bao di động. Trái lại, các công ty cáp tăng trưởng 1%, do sự gia tăng của quảng cáo làm tăng doanh thu TV. Doanh số của các công ty Altnets tăng trung bình gần 6%, chủ yếu do các công ty này nhỏ hơn, linh hoạt hơn và có thể tìm kiếm sự tăng trưởng từ thị trường tốt hơn. Dù vậy, có sự khác biệt rất lớn về chỉ tiêu tài chính giữa các công ty Altnets.
Thực tế, nhiều công ty Altnets hiện đã phải đối đầu với rủi ro tương tự như trong mô hình kinh doanh của các nhà khai thác điện thoại cố định truyền thống, như rủi ro về mất doanh thu từ các dịch vụ truyền thống, cùng với sự tăng nhanh nhu cầu đầu tư vào các dịch vụ mới. Điều này rất đúng với các công ty Altnets ở Đức (như M-net, QSC, TeleColumbus, Ecotel, NetCologne, và 3U Holding), Tiscali ở Ý, và các công ty mạng đa quốc gia (như COLT, Interroute, và euNetwork). Trong đó, Chỉ tiêu của Jazztel rất đáng chú ý. Mặc dù, chỉ đạt mức doanh thu 1 tỷ Euro, nhưng công ty này đang tăng trưởng ổn định ở mức 15% trong thị trường Tây Ban Nha, một thị trường thay đổi mạnh và có tính cạnh tranh cao. Có một công ty viễn thông Châu Âu duy nhất vượt qua Jazztel về mức độ tăng trưởng là Iliad ở Pháp, với tốc độ tăng trưởng tới 19%, đạt doanh thu 3,2 tỷ Euro vào năm 2014.
Hính 1. Tỉ lệ Thay đổi trung bình về soanh thu ở Châu Âu.
Ngoài tăng trưởng doanh thu vượt hơn các nhà khai thác cố định và di động, các công ty cáp cũng có có chỉ tiêu dự phòng tốt, với mức EBITA (Lợi nhuận trước lãi, thuế, dự phòng giảm giá và khấu hao tài sản – một đơn vị đo lợi nhuận thông dụng của các nhà phân tích) khoảng 45%, so với 34% của cố định và 26% của di động và 21% của Altnets. Tỉ lệ EBITDA tương đối ổn định đối với nhà khai thác cố định và di động thực sự ấn tượng. Mặc dù mất đi lợi nhuận cao trong doanh thu chuyển vùng và cuộc gọi đến di động, ảnh hưởng tiêu cực đến EBITDA được giảm bớt bằng cách tiết kiệm chi phí trong các lĩnh vực như dịch vụ chăm sóc khách hàng, bán hàng và market ting, và mạng lưới.
Về sự thay đổi EBITDA, xu hướng cũng thuận lợi hơn cho các công ty cáp, với tăng trưởng trung bình 2% so với giảm trung bình -5% đối với các nhà khai thác cố định và di động. EBITDA của các Alnets tăng đáng kinh ngạc ở mức 12% (xem Hình 2)
Hình 2. Xu hướng trong EBITA – thay đổi trung bình
Để xem xét các chỉ số quan trọng khác của chỉ tiêu tài chính công ty (luồng tiền nhàn rỗi FCF) – chúng ta cũng cần phải xem xét vốn đầu tư (sử dụng EBITDA trừ đi chi phí đầu tư ban đầu làm thước đo cho luồng tiền nhàn rỗi). Các công ty cáp có chỉ số đầu tư ban đầu lớn nhất, ở mức 18% tổng doanh thu so với 14-16% của nhà khai thác di động và cố định và 8% của côgn ty Altnets. Chi phí đầu tư cho công ty cáp, cố định và di động cũng tăng từ 7-9% do đầu tư băng rộng (xem Hình 3). Xét đến tỉ lệ EBITDA và vốn đầu tư, Công ty cáp dẫn đàu về chỉ tiêu FCF, với dự địa FCF là 26% doanh thu, so với 16-17% của nhà khai thác cố định và di động và 14% của Altnets. Múc trung bình của các công ty Altnets là rất ấn tượng, do nhiều công ty Altnets chỉ thuần túy bán lại dịch vụ viễn thông. Do đó, các công ty này bị ít rủi ro về sản phẩm và công nghệ. Mặc dù sức ép lên chỉ tiêu FCF khá lớn, các công ty cáp, cố định và di động vẫn kiếm được khá nhiều tiền từ mạng lưới của mình để trả cổ tức tương tự như các công ty trong cùng lĩnh vực.
Hình 3. Đầu tư ban đầu tăng mạnh do sự phát triển nhu cầu.
Các công ty cáp đã làm thế nào để tạo ra sự kết hợp tốt nhất giữa lợi nhuận và tăng trưởng trong số các nhà khai thác viễn thông Châu Âu? Nhìn chung, các mạng cáp có công nghệ tiên tiến hơn các mạng cố định, nhất là về khả năng băng rộng, và họ có vùng tăng trưởng lớn hơn (ví dụ dịch vụ truyền hình). Họ cũng đứng đầu về các mô hình kinh doanh ba/bốn bên, hội tụ mới. Khó có thể ngạc nhiên khi các công ty cố định và di động đã cố gắng chiếm lại thị phần trong lĩnh vực này, nhất là về băng rộng và hội tụ.
Theo https://itunews.itu.int/