Chiến lược đưa Việt Nam trở thành trung tâm kết nối số của khu vực

Hoàng Linh| 29/06/2022 10:03
Theo dõi ICTVietnam trên

Tại sự kiện VNNIC Internet Conference diễn ra mới đây, hơn 300 lãnh đạo, chuyên gia đến từ các tổ chức, doanh nghiệp (DN) đã thảo luận về tương lai của Internet Việt Nam. Một trong những định hướng lớn là phát triển hạ tầng mạng lõi Intenet Việt Nam, phát triển mạng Internet trong nước và đưa Việt Nam trở thành Trung tâm kết nối số của khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Chiến lược đưa Việt Nam trở thành trung tâm kết nối số của khu vực

Dự thảo quy hoạch hạ tầng TT&TT thời kỳ 2021 - 2030 được Bộ TT&TT xây dựng, đặt ra yêu cầu phát triển đến năm 2030 Việt Nam sẽ trở thành trung tâm kết nối số(digital hub) - nơi trung chuyển, kết nối, lưu trữ và xử lý dữ liệu của khu vực và thế giới. Thực tế, Việt Nam đang có cơ hội lớn để trở thành điểm kết nối và lưu trữ dữ liệu của khu vực ASEAN cũng như khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Hiện tại, khu vực châu Á - Thái Bình Dương hiện đang có 3 digital hub là Hồng Kông, Singapore và Nhật Bản. Theo các chuyên gia, một digital hub của khu vực cần đáp ứng một số tiêu chí như: vị trí địa lý, hạ tầng kết nối băng thông rộng, tin cậy, giá cả phải chăng với hệ sinh thái đổi mới, sáng tạo,… Tại Hội thảo VNNIC Internet Conference 2022 vào ngày 24/6/2022 tại Đà Nẵng, các chuyên gia hàng đầu về Internet trong nước và quốc tế đã thảo luận về các định hướng lớn để phát triển tương lai Internet Việt Nam an toàn, hiện đại, nhân văn, đưa Việt Nam trở thành trung kết nối số của khu vực.

Để trở thành trung tâm số của khu vực, Việt Nam cũng phải cạnh tranh mạnh mẽ với một số quốc gia khác, đặc biệt là: Thái Lan, Malaysia trong "cuộc đua" giành vị trí trung tâm số tiếp theo trong khu vực. Thực tế, Việt Nam có nhiều tiềm năng và lợi thế hơn. Để thực hiện được mục tiêu này, Việt Nam cần phải hoàn thiện và nâng cao hơn nữa hạ tầng Internet, hạ tầng số.

Chiến lược đưa Việt Nam trở thành trung tâm kết nối số của khu vực - Ảnh 1.

Tọa đàm với chủ đề "Tương lai của Internet" tại sự kiện VNNIC Internet Conference 2022

Với tinh thần "đưa dữ liệu của người Việt về lưu trữ tại Việt Nam", các DN lớn tại Việt Nam đã nhanh chóng đầu tư xây dựng hệ thống trung tâm dữ liệu (TTDL) hiện đại; nhằm góp phần đồng bộ, hoàn thiện hạ tầng số quốc gia, hướng tới mục tiêu Việt Nam trở thành trung tâm lưu trữ và xử lý dữ liệu của khu vực và quốc tế.

Thời điểm gần đây, Viettel công bố có kế hoạch đầu tư xây dựng TTDL Việt Nam hơn 6.000 tỷ đồng; VNPT triển khai hợp tác với Amazon Web Service (AWS), các DN lớn nước ngoài nhằm bổ trợ cho hạ tầng hiện có của Tập đoàn; CMC Telecom đã sở hữu 3 TTDL trung lập, TTDL Tân Thuận (HCM) đạt tiêu chuẩn Uptime Tier III có diện tích 10.000m2, cung cấp 1.200 rack với công suất cao lên tới 20kw/rack. Tháng 5/2022, Uptime Institute công bố TTDL Tân Thuận đã thành công đạt được chứng chỉ TCCF (Tier Certification of Constructed Facility) đầu tiên với số lượng bài test cao hàng đầu Việt Nam tính đến hiện tại.

Chiến lược đưa Việt Nam trở thành trung tâm kết nối số của khu vực - Ảnh 2.

Ông Đặng Tùng Sơn, Phó Tổng Giám đốc CMC Telecom với bài trình bày về "Viet Nam - the next Asia digital hub"

Chia sẻ tại phiên tọa đàm "Tương lai của Internet" trong khuôn khổ sự kiện VNNIC Internet Conference 2022, ông Đặng Tùng Sơn, Phó Tổng Giám đốc CMC Telecom cho biết: "Sau khi đánh giá các yếu tố như: vị trí địa lý thuận lợi, chính sách mở và nhất quán, hạ tầng kết nối đa dạng, TTDL trung lập quy mô lớn, thu hút được sự tham gia và hiện diện của các hãng CNTT hàng đầu... Các chuyên gia quốc tế cũng như CMC Telecom tin tưởng Việt Nam hoàn toàn có đầy đủ các điều kiện để trở thành trung tâm số tiếp theo của khu vực".

Giải quyết những vấn đề hạn chế của Internet Việt Nam

Cũng tại phiên tọa đàm, ông Nguyễn Hồng Thắng, Giám đốc Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) - Bộ TT&TT chia sẻ: "Ngoài việc tập trung phát triển các TTDL tiêu chuẩn quốc tế, Việt Nam cần tập trung giải quyết một số vấn đề hạn chế về Internet hiện tại như mất cân bằng giữa băng thông trong nước và quốc tế, phụ thuộc và nền tảng, nội dung quốc tế và vấn đề quản lý, đảm bảo an toàn, toàn vẹn dữ liệu của Internet Việt Nam. Hiện tại 80% dữ liệu Internet Việt Nam đang ở nước ngoài. Rõ ràng, chúng ta chưa nhận thức được tầm quan trọng, giá trị của dữ liệu trên Internet".

Một số các giải pháp, định hướng lớn được thảo luận tại hội thảo VNNIC Internet Conference 2022 cũng được đề cập rõ trong chiến lược phát triển hạ tầng Internet Việt Nam tại "Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030" được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt: mở rộng kết nối Internet trong nước thông qua các kết nối trực tiếp ngang hàng, kết nối tới Trạm trung chuyển Internet quốc gia (VNIX); mở rộng kết nối Internet khu vực và quốc tế, đặc biệt là phát triển các tuyến cáp quang biển; phát triển các TTDL, đặc biệt là TTDL trung lập, nền tảng cloud, CDN và các dịch vụ số trong nước.

Để thực hiện được chiến lược trên, cộng đồng Internet Việt Nam, các tổ chức, DN cần chung tay, hợp tác phát triển đưa Việt Nam trở thành trung tâm kết nối số với 100% người dân Internet Việt Nam truy cập Internet, thu hẹp khoảng cách số để không ai bị bỏ lại phía sau./.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • 5 startup công nghệ Việt Nam đang được chú ý
    Trong những năm qua, hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo của Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể, tạo được môi trường thuận lợi, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia.
  • Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh hoãn cấm TikTok 75 ngày
    Ngay trong ngày đầu tiên nhậm chức ngày 20/01, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký một sắc lệnh hành pháp để hoãn việc thực thi lệnh cấm TikTok ở Mỹ trong ít nhất 75 ngày.
  • Tết sắm trang sức DOJI, nhân đôi xuân sắc và tài lộc
    Những ngày cận Tết, chị em tất bật sắm sửa quần áo, làm tóc để đón diện mạo mới, chào tân niên đầy hứng khởi. DOJI giới thiệu những bộ sưu tập tinh hoa như lời chúc xuân tròn đầy gửi đến mỗi khách hàng, cùng ưu đãi hấp dẫn dành riêng cho năm mới Ất Tỵ.
  • Tân Tổng thống Mỹ thu hồi Sắc lệnh về giảm thiểu rủi ro AI
    Ngày 20/1, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thu hồi sắc lệnh hành pháp năm 2023 do cựu Tổng thống Joe Biden ký nhằm mục đích giảm thiểu rủi ro mà trí tuệ nhân tạo (AI) gây ra cho người dùng, người lao động và an ninh quốc gia.
  • Giải pháp xây dựng nền tảng ứng dụng AI trong doanh nghiệp
    Nền tảng công nghệ thông tin (CNTT) kỹ thuật số tích hợp nhiều công nghệ, bao gồm trí tuệ nhân tạo, các giải pháp CNTT điều khiển từ xa và phân tích dữ liệu để cải thiện việc cung cấp dịch vụ CNTT và điện tử viễn thông (ĐTVT).
Đừng bỏ lỡ
Chiến lược đưa Việt Nam trở thành trung tâm kết nối số của khu vực
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO