Chính thức quy định mã định danh điện tử của cơ quan, tổ chức để kết nối, chia sẻ dữ liệu

Trường Thanh| 23/07/2020 17:12
Theo dõi ICTVietnam trên

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 20/2020/QĐ-TTg quy định về mã định danh điện tử của các cơ quan, tổ chức phục vụ kết nối, chia sẻ dữ liệu với các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của các bộ, ngành, địa phương. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15/9/2020.

Mã định danh điện tử của cơ quan, tổ chức

Cụ thể, mã định danh điện tử của các bộ, ngành, địa phương là chuỗi ký tự có độ dài tối đa là 35 ký tự và được chia thành các nhóm ký tự. Các ký tự gồm: dấu chấm (.), các chữ số từ 0-9 và các chữ cái từ A đến Z (dạng viết hoa trong bảng chữ cái tiếng Anh). Mỗi nhóm ký tự được sử dụng để xác định các cơ quan, tổ chức tại cấp tương ứng; các nhóm ký tự được phát triển từ trái qua phải và được phân tách với nhau bằng dấu chấm (1).

Nhóm ký tự thứ nhất, ở vị trí ngoài cùng bên trái trong Mã định danh điện tử của các bộ, ngành, địa phương quy định tại (1) nêu trên để xác định các cơ quan, tổ chức cấp 1 (gọi là Mã cấp 1). Mã cấp 1 có dạng MX1X­­2, trong đó: M là chữ cái trong phạm vi từ A đến Y; X1, X­­2 nhận giá trị là một trong các chữ số từ 0 đến 9. Quy định chi tiết cơ quan, tổ chức cấp 1 và Mã cấp 1 của các bộ, ngành, địa phương và các cơ quan, tổ chức đặc thù (2).

Các nhóm ký tự nối tiếp sau Mã cấp 1 trong Mã định danh điện tử của các cơ quan, tổ chức quy định tại (2) nêu trên lần lượt xác định các cơ quan, tổ chức từ cấp 2 trở đi; cơ quan, tổ chức tại một cấp nhất định trừ cấp 1 là các đơn vị thuộc, trực thuộc cơ quan, tổ chức cấp liền trước.

Quy định mã định danh điện tử của cơ quan, tổ chức phục vụ kết nối, chia sẻ dữ liệu - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Mã định danh điện tử của doanh nghiệp (DN), hợp tác xã, hộ kinh doanh là chuỗi ký tự biểu diễn tương ứng mã số DN, mã số hợp tác xã, mã số hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật hiện hành về mã số DN, mã số hợp tác xã và mã số hộ kinh doanh.

Mã định danh điện tử của cơ quan, tổ chức không thuộc quy định nêu trên là chuỗi ký tự bao gồm hai thành phần nối tiếp nhau; không có ký tự để phân tách giữa các thành phần; thành phần thứ nhất, ở vị trí ngoài cùng bên trái là mã xác định lược đồ định danh, thành phần tiếp theo là mã xác định cơ quan, tổ chức trong lược đồ định danh. Mã xác định cơ quan, tổ chức trong lược đồ định danh quy định có độ dài tối đa 32 ký tự và có cấu trúc được quy định trong lược đồ định danh.

Bộ TT&TT hướng dẫn cơ quan, tổ chức cập nhật mã định danh

Thủ tướng yêu cầu, Bộ TT&TT có trách nhiệm:

- Quản lý thống nhất, bổ sung, sửa đổi Mã cấp 1 của các bộ, ngành, địa phương và một số cơ quan, tổ chức đặc thù để đáp ứng nhu cầu thực tế trong quá trình sử dụng.

- Xây dựng văn bản hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương và các cơ quan, tổ chức đặc thù xây dựng các thành phần còn lại trong mã định danh điện tử sau khi đã có Mã cấp 1.

- Quản lý thống nhất mã xác định lược đồ định danh; bảo đảm mã xác định lược đồ định danh không trùng lặp; công bố kịp thời các lược đồ định danh trên trang hoặc cổng thông tin điện tử.

- Phát triển Hệ thống thông tin quản lý Danh mục điện tử dùng chung của các cơ quan nhà nước phục vụ phát triển Chính phủ điện tử (CPĐT) của Việt Nam đáp ứng các yêu cầu về lưu trữ, quản lý đồng bộ, thống nhất, chia sẻ mã định danh điện tử của cơ quan, tổ chức.

- Hướng dẫn các cơ quan, tổ chức cập nhật kịp thời lược đồ định danh, mã định danh điện tử và các thông tin liên quan vào Hệ thống thông tin quản lý Danh mục điện tử dùng chung của các cơ quan nhà nước phục vụ phát triển CPĐT của Việt Nam; thực hiện chia sẻ các thông tin này để phục vụ kết nối, chia sẻ dữ liệu với các bộ, ngành, địa phương.

Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức

Thủ tướng cũng yêu cầu, các cơ quan, tổ chức cấp 1 có trách nhiệm xây dựng, lưu trữ, quản lý hệ thống mã định danh điện tử của mình theo quy định pháp luật và cập nhật, chia sẻ dữ liệu với Bộ TT&TT.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm xây dựng, lưu trữ, quản lý mã định danh điện tử của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh và bảo đảm không trùng lặp giữa các đối tượng này; cập nhật, chia sẻ dữ liệu với Bộ TT&TT.

Các cơ quan, tổ chức phát hành lược đồ định danh phải xây dựng, lưu trữ, quản lý lược đồ định danh, mã định danh điện tử của các đơn vị thuộc lược đồ định danh và cập nhật, chia sẻ dữ liệu với Bộ TT&TT.

Việc cập nhật, chia sẻ dữ liệu về mã định danh điện tử và các thông tin liên quan với Bộ TT&TT được thực hiện thông qua Hệ thống thông tin quản lý Danh mục điện tử dùng chung của các cơ quan nhà nước phục vụ phát triển CPĐT của Việt Nam.

Bộ TT&TT có trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Quyết định này.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Thái Nguyên hướng tới trung tâm ứng dụng blockchain của quốc gia
    Theo Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Nguyễn Huy Dũng, Thái Nguyên đang hướng tới việc xây dựng trở thành một trung tâm đổi mới sáng tạo với những lĩnh vực như nghệ thuật số, tài sản số... Do đó, blockchain sẽ được sử dụng như một công cụ mới để giải quyết những vấn đề mà trước đây chưa làm được.
  • “Muốn đất nước vươn mình phải nghĩ khác, làm khác”
    TS Mai Liêm Trực, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện, nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ Bưu chính Viễn thông - người góp công lớn đưa internet về Việt Nam đã dành cho Nhân Dân hằng tháng cuộc trao đổi chung quanh Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia của Bộ Chính trị vừa mới ban hành và những vấn đề mang tính chiến lược trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
  • Cuốn sách giải mã sự bí ẩn và chuyển hoá kỳ diệu của số 0
    Trong lịch sử nhân loại, hiếm có khái niệm nào vừa gây tranh cãi dữ dội lại vừa có sức ảnh hưởng sâu rộng như số 0.
  • “AI: Cơ hội và thách thức với công tác tuyên giáo”
    Sự trỗi dậy của AI đang làm biến đổi sâu sắc không chỉ công cụ truyền thông, mà cả cách con người tiếp cận sự thật, niềm tin và ý nghĩa. Trong làn sóng đó, trí thức không còn chỉ là người phân tích hay cung cấp thông tin, mà còn phải là người kiến tạo định hướng - cho cộng đồng, cho chính sách, và cho chính mình.
  • Phần mềm tống tiền khét tiếng và gây thiệt hại nhất mọi thời đại
    Ransomware (phần mềm tống tiền) và các băng nhóm tội phạm đứng sau chúng đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho hàng triệu doanh nghiệp (DN) trên toàn cầu, với con số tổn thất lên đến hàng tỷ USD.
Đừng bỏ lỡ
Chính thức quy định mã định danh điện tử của cơ quan, tổ chức để kết nối, chia sẻ dữ liệu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO