Tóm tắt bài viết
Nghị quyết số 09 - NQ / TU xác định 20 mục tiêu cụ thể đến năm 2025, bao gồm kinh tế số có 5 mục tiêu, xã hội số 5 mục tiêu và chính quyền số 10 mục tiêu. Công tác tuyên truyền về chuyển đổi số được các địa phương đặc biệt chú trọng, trong đó đã hình thành 1.473 tổ công nghệ số cộng đồng ( 1.462 tổ công nghệ số cộng đồng địa phương, 11 tổ công nghệ số cộng đồng của doanh nghiệp ) tại 1.452 thôn, bản, khu phố của 177 xã, phường, thị trấn trong tỉnh, với sự tham gia của 11.255 thành viên. Thực hiện Nghị quyết số 09 - NQ / TU ( ngày 5/2/2022 ) của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ " Về Chuyển đổi số toàn diện tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 ”, các cấp, ngành, đơn vị trong tỉnh đã có nhiều giải pháp hiệu quả, tạo sự vào cuộc hưởng ứng tích cực của người dân, doanh nghiệp, đem lại sự thay đổi lớn trong phát triển kinh tế số, xã hội số và chính quyền số. Để đảm bảo các mục tiêu này hoàn thành theo kế hoạch, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 59 / KH-UBND ( ngày 1/3/2022 ) xác định các mục tiêu cần hoàn thành trong năm 2022 và giao nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ban, ngành, địa phương thực hiện. Sở Tư pháp đang xây dựng cơ sở dữ liệu sổ hộ tịch, cơ sở dữ liệu công chứng .
Tác giả trích dẫn
Thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU (ngày 5/2/2022) của Ban Thường vụ Tỉnh ủy "Về Chuyển đổi số toàn diện tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, các cấp, ngành, đơn vị trong tỉnh đã có nhiều giải pháp hiệu quả, tạo sự vào cuộc hưởng ứng tích cực của người dân, doanh nghiệp, đem lại sự thay đổi lớn trong phát triển kinh tế số, xã hội số và chính quyền số.
Nghị quyết số 09-NQ/TU xác định 20 mục tiêu cụ thể đến năm 2025, bao gồm kinh tế số có 5 mục tiêu, xã hội số 5 mục tiêu và chính quyền số 10 mục tiêu. Để đảm bảo các mục tiêu này hoàn thành theo kế hoạch, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 59/KH-UBND (ngày 1/3/2022) xác định các mục tiêu cần hoàn thành trong năm 2022 và giao nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ban, ngành, địa phương thực hiện.
Công tác tuyên truyền về chuyển đổi số được các địa phương đặc biệt chú trọng, trong đó đã hình thành 1.473 tổ công nghệ số cộng đồng (1.462 tổ công nghệ số cộng đồng địa phương, 11 tổ công nghệ số cộng đồng của doanh nghiệp) tại 1.452 thôn, bản, khu phố của 177 xã, phường, thị trấn trong tỉnh, với sự tham gia của 11.255 thành viên. Đến nay, các tổ công nghệ số cộng đồng đã được hướng dẫn, tích cực tuyên truyền đến người dân bộ tài liệu gồm 8 nội dung, với 65 video và infographic về chuyển đổi số.
Ông Hà Thanh Hiên, Tổ công nghệ số cộng đồng thôn 13 (xã Hạ Long, huyện Vân Đồn), cho biết: Tổ được giao nhiệm vụ hết sức cụ thể gắn với các tiêu chí cần hoàn thành, đảm bảo có thể đo lường được, tránh hình thức. Tổ đang đẩy mạnh tuyên truyền công dân từ 14 tuổi trở lên trên địa bàn được cấp mã định danh điện tử cá nhân; công dân trưởng thành biết và hiểu địa chỉ truy cập Cổng dịch vụ công tỉnh và có kỹ năng cơ bản khi có nhu cầu sử dụng; người đủ 18 tuổi trở lên có tài khoản mobile money, tài khoản giao dịch tại ngân hàng; vận động người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến, sử dụng dịch vụ bưu chính công ích khi có thủ tục hành chính cần giải quyết.
Các sở, ngành của tỉnh đang triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành và chủ động số hóa hồ sơ, tài liệu, văn bản để khai thác, sử dụng, sẵn sàng cung cấp cho kho dữ liệu chung của tỉnh. Sở NN&PTNT đang xây dựng, số hóa cơ sở dữ liệu 3 loại rừng và quản lý tài nguyên rừng, diễn biến rừng tích hợp vào bản đồ đất đai của tỉnh; cơ sở dữ liệu về thức ăn chăn nuôi và cơ sở chăn nuôi; cơ sở dữ liệu địa lý quản lý nuôi tôm nước lợ; phát triển, hoàn thiện hệ thống thông tin cảnh báo sớm thiên tai. Sở Tư pháp đang xây dựng cơ sở dữ liệu sổ hộ tịch, cơ sở dữ liệu công chứng. Sở TN&MT đang xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai và triển khai thí điểm phần mềm quản lý đất đai tại TP Uông Bí, TP Cẩm Phả, TP Hạ Long và TX Quảng Yên.
Hiện 100% doanh nghiệp của tỉnh đã sử dụng, khai thác hóa đơn điện tử; 2.325 hộ kinh doanh cá thể đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử; 186/267 sản phẩm OCOP của doanh nghiệp, cá nhân được đưa lên sàn thương mại điện tử, đạt tỷ lệ 70%, trong đó có 156 sản phẩm của 38 cơ sở được đăng tải trên hệ thống cơ sở dữ liệu truy xuất nguồn gốc thực phẩm nông - lâm - thủy sản an toàn trên địa bàn tỉnh.
Bà Nguyễn Thị Hiền, Giám đốc Sở Công Thương, cho biết: Việc các tổ chức, cá nhân đăng ký đưa các sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử đã tạo thói quen giao dịch của người dân trên sàn thương mại điện tử; hỗ trợ được tổ chức, cá nhân trong quảng bá sản phẩm và tăng lượng giao dịch, góp phần tăng doanh thu và đánh giá được thị trường tiêu thụ tốt hơn.
Để đảm bảo công tác chuyển đổi số đi vào thực chất hơn nữa, UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, địa phương rà soát, xây dựng kế hoạch chuyển đổi số năm 2023, trong đó yêu cầu xác định cụ thể mục tiêu, nhiệm vụ, đơn vị chủ trì, phối hợp. Đồng thời, nghiên cứu xây dựng, ban hành cơ chế chính sách hỗ trợ tổ công nghệ số cộng đồng; chính sách miễn, giảm phí, lệ phí trong cung cấp và giải quyết dịch vụ công trực tuyến; quy chế, quy định về việc tăng cường sử dụng chữ ký số, thư điện tử công vụ, giải quyết công việc, thủ tục hành chính trên môi trường điện tử; xây dựng bộ chỉ số chuyển đổi số của các sở, ngành, địa phương theo chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy tại Thông báo số 628-TB/TU (ngày 30/6/2022).