Diễn đàn

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng kỳ vọng Cục Thông tin, Thống kê trở thành đơn vị tư vấn chính sách, tham mưu chiến lược

Hoàng Linh 08:13 24/07/2025

Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Mạnh Hùng đề nghị Cục Thông tin, Thống kê phải trở thành trung tâm tư vấn chính sách và điều phối dữ liệu khoa học công nghệ quốc gia, đơn vị chủ lực tham mưu chiến lược về khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Chiều ngày 23/7/2025, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Mạnh Hùng và Đoàn công tác của Bộ đã có buổi làm việc với Cục Thông tin, Thống kê (TTTK) của Bộ tại trụ sở của đơn vị.

Tham dự buổi làm việc có Thứ trưởng Hoàng Minh và lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ.

bt-2(1).jpg
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng và đoàn công tác của Bộ thăm trụ sở làm việc của Cục Thông tin, Thống kê tại Hà Nội.

Những kết quả hoạt động trọng tâm

Tại buổi làm việc, ông Trần Đắc Hiến, Cục trưởng Cục Thông tin, Thống kê đã báo cáo một số kết quả hoạt động của đơn vị.

Cục TTTK là đơn vị thực hiện xây dựng và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực thông tin, thống kê, thư viện. Cục cũng thực hiện cấp giấy chứng nhận đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN ở ba cấp: Quốc gia, cấp bộ, cấp cơ sở; Cấp mã số ISSN, với trung bình hàng năm từ hơn 50 đến hơn 80 mã số.

Cục là thành viên các tổ chức quốc tế như ISSN (Mạng lưới số Xuất bản phẩm định kỳ Quốc tế ISSN Quốc tế), APAN (Mạng Tiên tiến châu Á - Thái Bình Dương), IFLA (Liên hiệp các Tổ chức Thư viện quốc tế), ICSTI (Trung tâm Thông tin KHKT Quốc tế) và là quan sát viên của OECD.

Cục biên soạn và xuất bản 682 số ấn phẩm thông tin KHCN và ĐMST; 7.400 tin KH&CN phục vụ lãnh đạo, quản lý, hoạch định chính sách, nghiên cứu và đào tạo.

Cục tổ chức thực hiện các cuộc điều tra thống kê về: Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đổi mới sáng tạo (ĐMST) trong doanh nghiệp (DN), tiềm lực KH&CN của các tổ chức KH&CN, hội nhập quốc tế về KH&CN, nhận thức công chúng về KH&CN để cung cấp thông tin phục vụ lãnh đạo, quản lý, hoạch định chiến lược, chính sách và so sánh quốc tế.

cuc-truong.jpg
Cục trưởng Trần Đắc Hiến thông tin một số kết quả hoạt động nổi bật của đơn vị.

Cục Thông tin, Thống kê đang phục vụ bạn đọc trên cả nước tiếp cận và khai thác nguồn tài liệu lớn nhất cả nước về KH&CN, bao gồm 672.000 tài liệu in (sách, tạp chí, báo cáo kết quả nhiệm vụ KH&CN); quyền truy cập tới 40 triệu tài liệu số, 20.080 sách điện tử, tạp chí điện tử có hệ số ảnh hưởng cao từ các các cơ sở dữ liệu (CSDL) học thuật hàng đầu thế giới như: ScienceDirect, Springer Nature, IEEE, ACS, Sage, ProQuest Central, InCites, Scopus...

Cục cấp quyền truy cập, khai thác CSDL ScienceDirect và Scopus (CSDL học thuật lớn nhất thế giới) cho 7 đơn vị: ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Huế, ĐH Cần Thơ, ĐH Thái Nguyên, ĐH Đà Nẵng, góp phần thiết thực nâng cao chất lượng nghiên cứu và đào tạo tại các đơn vị này, đặc biệt giúp gia tăng đáng kể số lượng công bố quốc tế của Việt Nam trong thời gian qua.

Cục cũng thực hiện công tác xây dựng và cập nhật CSDL KH&CN, đăng ký hoạt động KH&CN, đánh giá khoa học. Hiện nay, Cục đang nghiên cứu xây dựng hành lang pháp lý, các bộ tiêu chí và phương pháp đánh giá khoa học để áp dụng trong thời gian tới.

Cục thí điểm tổ chức hoạt động Sàn Giao dịch thông tin công nghệ và thiết bị trực tiếp và trực tuyến tại 24 Lý Thường Kiệt từ năm 2022 nhằm kết nối, cung cấp nguồn tài nguyên thông tin KH&CN, thông tin công nghệ và thiết bị chào bán cho các tổ chức, DN.

Xu thế mới về thông tin, thống kê

Qua lắng nghe các ý kiến phát biểu của các cán bộ của Cục Thông tin Thống kê, các đại biểu và Thứ trưởng Bộ KH&CN Hoàng Minh, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã thông tin một số xu hướng mới về công tác thông tin, thống kê cần quan tâm.

Đầu tiên, theo Bộ trưởng, hiện nay, công tác TTTK đang chuyển hướng sang phân tích dữ liệu chiến lược và thời gian thực, thay vì theo cách truyền thống là thu thập thông tin đơn thuần

“Phân tích dữ liệu chiến lược để định hướng, đánh giá chính sách ở tầm vĩ mô. Chỉ khi phân tích dữ liệu mới tạo ra giá trị. Bản thân dữ liệu chưa tạo ra giá trị mà chỉ mới là ở dạng tài nguyên, giống như đất phải gieo trồng, chăm bón mới ra quả thì dữ liệu phải phân tích, xử lý mới tạo ra giá trị”.

“Ngày trước, Cục thống kê số đề tài, giờ phải xem các đề tài có tạo ra kết quả đầu ra, làm tăng trưởng kinh tế không? Việc đầu tư cho ngành khoa học công nghệ có tốt không? Dòng chảy từ tri thức ra công nghệ, vào sản phẩm, ra thị trường như thế nào? Có thể cung cấp dự báo công nghệ ra sao? Việt Nam 3 năm tới nên dùng công nghệ gì? Dùng AI kiểu gì?”, Bộ trưởng đặt câu hỏi và gợi ý là cần đẩy mạnh hoạt động dự báo về công nghệ.

Viện Đánh giá và Quy hoạch Công nghệ KISTEP (Hàn Quốc) là mô hình chuyển đổi thành công từ thông tin thống kê theo kiểu truyền thống sang phân tích dữ liệu chiến lược mà Việt Nam có thể học hỏi.

toan-canh-2.jpg
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhận định các xu thế mới của lĩnh vực thông tin, thống kê.

Tiếp theo, Bộ trưởng cho biết xu thế dữ liệu của thống kê cơ bản là đo, bây giờ xu thế là dữ liệu mở, liên thông.

Bộ trưởng nhận định thu thập dữ liệu chưa chắc đã xử lý dữ liệu tốt, nên dữ liệu phải được chuyển thành dữ liệu mở, để DN và startup “nhảy vào” phân tích và tạo ra nhiều phát hiện mới.

Lấy ví dụ cho nhận định này, Bộ trưởng cho biết dữ liệu của Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia (TĐC) mà không gắn với dữ liệu của Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT) thì không tạo ra giá trị. “Các dữ liệu phải tích hợp với nhau, mới tạo ra giá trị, cùng với đó liên quan đến việc liên thông dữ liệu trở thành dữ liệu to. Đây là xu thế cung cấp nền tảng dữ liệu mở”.

Cục TTTK cũng phải kết nối với các viện, trường, các tổ chức quốc tế, cả liên thông dữ liệu với DN, kết nối với các đơn vị trong Bộ KH&CN để tạo ra CSDL tích hợp của cả Bộ, kết nối API với các bộ ngành địa phương, DN.

Viện Chính sách Khoa học Công nghệ Quốc gia Nhật Bản (NISTEP) là một cơ quan điển hình về dữ liệu thống kê ngành KH&CN, mở cho startup tạo ra nhiều giá trị. “Việt Nam có thể học hỏi mô hình của NISTEP. Đó là xu thế chuyển từ đóng sang mở, liên thông, kết nối”.

Xu thế tiếp là từ công tác làm báo cáo tổng hợp phải chuyển sang làm báo cáo tư vấn chính sách, dự báo tương lai, đưa ra cảnh báo...

Một xu thế nữa là cần quan tâm là sử dụng những công nghệ mới như AI, blockchain để phân tích các dữ liệu, tạo ra giá trị mới. Ví dụ, dùng AI để phân tích các bài báo, sáng chế, kết quả nghiên cứu, từ đó có thể đánh giá các bài báo, kết quả nghiên cứu. “Phải dùng công nghệ mới để làm những việc trước nay mình chưa làm. Việc này rất quan trọng”.

KISTEP là đơn vị xuất sắc khi dùng AI để xây dựng bản đồ về ĐMST quốc gia, có thể đánh giá được tỉnh, thành phố trường đại học đang ĐMST ở cấp độ nào.

Từ tổng hợp thông tin chuyển sang tư vấn chính sách, dự báo tương lai

Từ phân tích những xu thế của lĩnh vực TTTK, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đề nghị Cục nghiên cứu “chuyển nghề” từ đơn vị tổng hợp thông tin trở thành đơn vị tư vấn chính sách, dự báo tương lai.

Theo Bộ trưởng, “Tin tức đơn thuần hiện ít có giá trị, mọi người hiện nay cần thông tin có thể hỏi trợ lý ảo. Cục 'nắm' dữ liệu để có thể trở thành “think tank” tham gia tư vấn chiến lược cho Bộ, Chính phủ như thực hiện báo cáo Việt Nam đang đứng ở đâu về công nghệ, có thể làm chủ 11 công nghệ chiến lược không? Những báo cáo như vậy mới có giá trị”.

bo-truong-1.jpg

Cục cũng có thể phát triển công cụ số để từ thông tin tạo ra dự đoán công nghệ, hình thành mô hình đánh giá tác động về chính sách nghiên cứu phát triển, xem chính sách mới ảnh hưởng gì, tác động thế nào đến KHCN nước nhà.

Cục cần phải làm việc này, dựa trên dữ liệu, trong đó có cả dữ liệu của quốc tế và dữ liệu sẵn có. Cùng với đó, thực hiện những cảnh báo sớm về đứt gãy công nghệ, tụt hậu công nghệ, tụt hậu về đổi mới công nghệ. Hình thành các bộ chỉ số giám sát các công nghệ trọng yếu của Việt Nam để cảnh báo.

“Những việc này, Cục cần làm và làm cũng không khó. Thế giới làm rồi nên mình học và làm theo thôi”.

KISTEP là tổ chức dự báo trước 10 năm, thậm chí 20 năm về công nghệ chiến lược. Trung Quốc dùng tất cả phân tích, đánh giá, dự báo, tư vấn để làm kế hoạch 5 năm về KHCN.

Cùng với đó, theo Bộ trưởng, “Cục TTTK phải trở thành trung tâm tư vấn chính sách và điều phối dữ liệu KHCN quốc gia, có nghĩa là phải nâng tầm Cục trở thành Cục Thông tin, thống kê KHCN quốc gia”.

Bộ trưởng cho rằng thường mỗi tổ chức sau mỗi 10 năm lại phải cần đổi mới, “tái sinh”. Những lúc đang ở đỉnh nên tái sinh và nghĩ ra việc mới để đi tiếp. “Cục Thông tin, Thống kê đã đến lúc phải đổi mới. Cục nên định vị lại một cách chiến lược, xem xét chuyển từ một thư viện KHCN sang thành một trung tâm dữ liệu chiến lược và phân tích chính sách”.

Cục phải trở thành kho dữ liệu, coi đây là tài sản lớn nhất. “Gốc của Cục là dữ liệu. Dữ liệu như đất đai, muốn giàu có phải có nhiều đất. Dữ liệu phải có chỗ chứa, và phải được cập nhật “đúng, đủ, sạch sống”. Dữ liệu không chỉ lưu trữ mà chủ động khai thác dữ liệu lớn để hỗ trợ hoạch định chính sách KHCN, ĐMST, CĐS, phát triển các ngành liên quan”, Bộ trưởng nói.

Tóm lại, Cục từ “nhà kho sách” phải thành “nhà kho số” và thêm việc đọc các dữ liệu này bằng công nghệ, phân tích dữ liệu, chính sách bằng công nghệ.

Đổi mới thứ hai là dựa trên dữ liệu, Cục cần trở thành đơn vị chủ lực tham mưu chiến lược về KHCN, ĐMST và CĐS quốc gia. “Hiện nay, việc vận hành, điều hành, ra quyết định phải dựa trên dữ liệu. Do vậy, Cục phải phân tích dữ liệu để tham mưu cho Bộ hoạch định chiến lược, ra các chương trình hành động, tư vấn, tham mưu cho Chính phủ”.

Cục cần xây dựng cổng thông tin dữ liệu mở về KHCN, ĐMST quốc gia để cung cấp dữ liệu mở cho các DN có thể tiếp cận để viết các ứng dụng. Trong khi đó, người dân, DN, viện, trường, nhà báo, chuyên gia… có thể truy cập dữ liệu có chọn lọc.

tap-the-cuc-thong-tin-thong-ke.jpg
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cùng các đại biểu trong đoàn công tác của bộ chụp ảnh lưu niệm với tập thể cán bộ của Cục.

Tổ chức đơn vị theo hướng chuyên sâu

Khi dữ liệu ngày càng có giá trị, Bộ trưởng đề nghị Cục nên tổ chức lại đơn vị theo hướng chuyên sâu, phân tích dữ liệu. Trong Cục có thể thêm một phòng dữ liệu hoặc các đơn vị trong Cục đều có bộ phận phân tích dữ liệu.

“Cần hình thành các đơn vị chuyên trách về dữ liệu, dữ liệu lớn, quản lý hệ thống dữ liệu mở, tư vấn chính sách đầu tư dữ liệu, hệ sinh thái thông tin KHCN cấp địa phương hoặc hình thành đơn vị chuyên trách cấp Cục hỗ trợ các địa phương về đầu tư cho dữ liệu”.

Cục cũng cần quan tâm thu hút nhân lực dữ liệu AI để phân tích chính sách công, có thể thực hiện thông qua hợp đồng thuê chuyên gia, hợp tác với đại học, startup và các tổ chức nghiên cứu. “Lâu dài thì phải có đội ngũ chuyên môn thông qua tuyển người mới hoặc cử đi học”.

toan-canh-chieu-23072025.jpg
Toàn cảnh buổi làm việc.

Về các giải pháp mang tính đột phá, Bộ trưởng cho biết cần Cục cần đột phá như có thể xây dựng một trung tâm phân tích dữ liệu, tư vấn chính sách riêng thuộc Cục.

Cục cũng có thể tổ chức theo mô hình phân tích và tư vấn KHCN. Để làm được việc này thì không bỏ những mảng công việc cũ. Đó là tổ chức thành 3 mảng công việc: Thống kê, thông tin là hai mảng công việc cũ và thêm mảng công việc phân tích, tư vấn.

Theo Bộ trưởng, tiếp theo là phải xây dựng hệ thống dữ liệu mở và liên thông. Cục giống như là một “hub” (trung tâm) để mọi người truy vấn, phục vụ các hoạt động của họ.

Cục cần ứng dụng công nghệ mới như AI, dữ liệu lớn, đội ngũ trí thức để phân tích xu hướng công nghệ, năng lực của các tổ chức nghiên cứu, hình thành mạng lưới hợp tác, dùng công nghệ để tự động hoá phân loại đề tài, sáng chế, công bố quốc tế, dự báo các “điểm tốt” về ĐMST, “vùng trũng” về ĐMST, R&D… hình thành nên bản đồ về các lĩnh vực.

Tiếp theo, đơn vị cần phát triển các sản phẩm để giám sát cảnh báo như dashboard về R&D theo vùng, mục tiêu…; dashboard về hệ thống ĐMST quốc gia, bộ chỉ số đo và đánh giá; hay bản đồ tri thức Việt Nam để có thể nắm bắt năng lực công nghệ đang ở tỉnh/thành nào là chính.

Cục xem xét cơ chế đặc thù trong hợp tác công - tư về dữ liệu, theo hướng hợp tác với các startup dữ liệu, với các viện nghiên cứu độc lập để khai thác dữ liệu.

Cục cũng có thể thí điểm chia sẻ dữ liệu công để DN phát triển sản phẩm, dịch vụ và nhận đặt hàng từ các địa phương, từ Bộ ngành để tư vấn chính sách KHCN nhưng cần làm theo hướng tư vấn ở cấp quốc gia.

Cục tập trung thu hút phát triển đội ngũ chuyên gia trong lĩnh vực phân tích chính sách. Ngoài xây dựng đội ngũ có năng lực về dữ liệu riêng của Cục và kết hợp với hoạt động đầu tư bên ngoài.

Tất cả việc này, theo Bộ trưởng, là để chuyển hướng Cục từ làm thông tin dữ liệu sang phân tích, đánh giá tạo ra những tư vấn có giá trị chiến lược ở tầm quốc gia. “Đây là đổi mới quan trọng nhất”.

Bộ trưởng nhấn mạnh phải chuyển hướng từ thông tin sang dữ liệu, từ dữ liệu sang tri thức. Mức thấp nhất của dữ liệu là dữ liệu thô (raw data), từ đó chuyển lên cấp độ thông tin, trên mức thông tin là tri thức (knowledge) để tư vấn chính sách.

Cục trước đây chỉ làm thông tin thì giờ đây “chuyển lên” tầng trên là tri thức (phân tích, đánh giá, dự báo, tư vấn chiến lược). Tri thức này có thể bán được. Cao hơn tri thức là hiểu (understanding). Cao hơn sẽ là hiểu sâu sắc (insight). Cao hơn là “ngộ”.

Bộ trưởng nhấn mạnh thông tin không tạo ra nhiều dữ liệu nhưng dữ liệu tạo ra nhiều dữ liệu. Từ dữ liệu, mỗi người có thể có những góc nhìn khác nhau. Thông tin thì như nhau nên làm thêm phần dữ liệu thì sinh ra kho dữ liệu rồi cập nhật, đẩy lên thành tri thức. Cùng với đó là ứng dụng AI cho nhanh, đỡ vất vả để thực hiện các báo cáo theo cách “understanding” và “insight”.

Bộ trưởng giao Cục xây dựng chiến lược cho đơn vị, nhất là cho giai đoạn từ nay đến 2028 và từ đó lập kế hoạch.

Cuối cùng, Bộ trưởng tổng kết mang tính nhấn mạnh: “Cục cần mở ra một trang mới, thú vị hơn và đặc biệt là tạo ra giá trị cho Việt Nam”./.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Hoạt động R&D về pin điện (Lithium-ion): Cuộc chạy đua âm thầm nhưng khốc liệt giữa các “ông lớn”
    Tại sao pin lithium-ion đóng vai trò quan trọng trong việc định hình tương lai năng lượng sạch và các ngành công nghệ toàn cầu?
  • Fintech xanh: Làn sóng đổi mới định hình tương lai tài chính Đông Nam Á
    Đông Nam Á đang bước vào một giai đoạn then chốt trong hành trình phát triển công nghệ tài chính - nơi đổi mới không còn chỉ tập trung vào khả năng tiếp cận hay sự tiện lợi, mà hướng đến thúc đẩy phát triển bền vững trên quy mô lớn. Sự chuyển dịch này đang mở đường cho fintech xanh - một lĩnh vực nơi công nghệ tài chính đáp ứng mục tiêu bảo vệ môi trường.
  • Nhiệm vụ, giải pháp chính về phát triển KHCN, chuyển đổi số 6 tháng cuối năm 2025
    Sáng 20/7/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và đề án 06 (Ban Chỉ đạo), chủ trì Phiên họp thứ Ba của Ban Chỉ đạo để sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025.
  • Khoa học công nghệ, chuyển đổi số có bước phát triển mạnh mẽ
    Sáng 20/7/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và đề án 06 (Ban Chỉ đạo), chủ trì Phiên họp thứ Ba của Ban Chỉ đạo để sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025.
  • Cuốn sách hữu ích cho giáo dục và tâm lý học hiện đại
    Cuốn sách “Lev Vygotsky: Tương tác xã hội - văn hóa trong giáo dục” nằm trong Tủ sách Tâm lý học giáo dục Cánh Buồm của Nhà xuất bản Tri thức không chỉ là bản phê bình ngắn gọn về cuộc đời và sự nghiệp của Vygotsky trong bối cảnh chính trị và biến động xã hội thời bấy giờ, mà còn phân tích hướng nghiên cứu xuyên văn hóa và ứng dụng những ý tưởng của ông vào giáo dục hiện đại.
Đừng bỏ lỡ
  • Từ 5 trục kết nối dưới đáy biển đến tuyến cáp quốc tế đầu tiên do người Việt làm chủ
    Với hệ thống cáp biển đa hướng, dung lượng lớn và chiến lược làm chủ công nghệ, Viettel không chỉ dẫn dắt thị trường viễn thông, mà đang giữ vai trò tiên phong trong việc kiến tạo hạ tầng số quốc gia.
  • Liên hợp quốc công bố các giải pháp bền vững, toàn diện dựa trên KHCN, ĐMST và chuyển đổi số
    Với chủ đề "Thúc đẩy các giải pháp bền vững, toàn diện, dựa trên khoa học và bằng chứng cho Chương trình nghị sự 2030 về Phát triển Bền vững và các Mục tiêu Phát triển Bền vững, hướng đến mục tiêu không ai bị bỏ lại phía sau", Diễn đàn Chính trị Cấp cao về Phát triển Bền vững (HLPF) 2025 đã diễn ra từ ngày 14/7 - 23/7/2025, dưới sự bảo trợ của Hội đồng Kinh tế và Xã hội tại Trụ sở Liên hợp quốc, New York, Mỹ.
  • Đại học Phenikka hướng tới mô hình Đại học đổi mới sáng tạo
    Mục tiêu của Đại học Phenikaa tới năm 2030 là phát triển thành công ít nhất 2 công nghệ lõi thuộc công nghệ chiến lược cấp quốc gia; tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên như các công nghệ: bán dẫn, tự hành, tích trữ năng lượng, y - sinh, vật liệu tiên tiến.
  • Hà Nội triển khai tính năng lấy số thứ tự trực tuyến trên ứng dụng iHanoi
    Từ ngày 21/7, người dân Hà Nội có thể lấy số thứ tự và đặt lịch hẹn làm thủ tục hành chính trực tuyến trên ứng dụng iHanoi sau khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương hai cấp.
  • 7 yếu tố quan trọng giúp nhà bán hàng Việt Nam thành công trong thương mại điện tử
    Các doanh nghiệp Việt Nam đã đạt được tăng trưởng ấn tượng, số lượng sản phẩm do doanh nghiệp Việt bán ra trên Amazon tăng hơn 300% trong 5 năm qua. Mỗi năm, các doanh nghiệp này xuất khẩu và bán hàng triệu sản phẩm tới khách hàng Amazon trên toàn thế giới, cho thấy những bước tiến vững chắc trên thị trường quốc tế.
  • 7 công bố đổi mới sáng tạo quan trọng của AWS
    Tại AWS Summit New York 2005 vừa diễn ra, AWS đã công bố một loạt những đổi mới sáng tạo quan trọng giúp các tổ chức, doanh nghiệp xây dựng và triển khai các AI agent một cách bảo mật ở quy mô lớn.
  • Bộ KH&CN kiểm tra toàn diện công tác ứng phó bão Wipha tại Thanh Hoá
    Thứ trưởng Bộ KH&CN Phạm Đức Long biểu dương và ghi nhận sự chuẩn bị chu đáo và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị tỉnh Thanh Hoá trong công tác ứng phó với bão số 3 - Wipha.
  • Chip ADC của CT Group làm được những gì?
    Bản thiết kế chip ADC của người Việt vừa ra mắt cuối tháng 6 vừa qua không chỉ tạo nên “cơn địa chấn” trong cộng đồng công nghệ mà còn mở ra bước đột phá quan trọng cho hành trình chuyển đổi số quốc gia. Đây có thể gọi là bước đột phá cực lớn của ngành bán dẫn tại Việt Nam và qua đó, khẳng định khả năng tự thiết kế chip, làm chủ công nghệ lõi của đội ngũ kỹ sư người Việt – từ công ty Diginal (một thành viên Tập đoàn CT Group).
  • Việt Nam trong Top 10 thế giới về Chỉ số AI
    Việt Nam vừa ghi dấu ấn mạnh mẽ trên bản đồ trí tuệ nhân tạo (AI) thế giới khi xếp thứ 6/40 quốc gia/vùng lãnh thổ về Chỉ số AI do Mạng lưới Nghiên cứu Thị trường Độc lập Toàn cầu (WIN) công bố tháng 7/2025.
  • Văn hoá "làm việc khó" giúp Viettel làm chủ cáp quang biển
    Các tuyến cáp quang biển sẽ đặt nền móng để Việt Nam trở thành trung tâm dữ liệu khu vực, thúc đẩy kinh tế số và vươn tầm quốc tế. Với hệ thống cáp biển đa hướng, dung lượng lớn và chiến lược làm chủ hoàn toàn về công nghệ, Tập đoàn Viettel đang khẳng định bản lĩnh và vị thế trong việc làm chủ hạ tầng kết nối quốc tế, phục vụ cho chiến lược phát triển hạ tầng số quốc gia.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng kỳ vọng Cục Thông tin, Thống kê trở thành đơn vị tư vấn chính sách, tham mưu chiến lược
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO