Truyền thông

Chuyển đổi số là “chìa khoá vàng” để giúp ngành Hải quan “cất cánh”

Đỗ Thêu 07/11/2023 16:17

Ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số (CĐS) được coi là động lực, “chìa khóa vàng” dẫn đến thành công của cải cách hiện đại hóa ngành Hải quan trong thời gian vừa qua.

anh-1.1.jpg
Ứng dụng công nghệ thông tin, CĐS giúp bộ máy ngành Hải quan Việt Nam vận hành trơn tru, hiệu quả.

Những thành tựu đáng khích lệ

Hiện nay, ứng dụng công nghệ hiện đại, CĐS là một trong những nội dung ưu tiên hàng đầu của Chính phủ Việt Nam. Trong lĩnh vực hải quan, Quyết định số 628/QĐ-TTg ngày 20/5/2022 phê duyệt Chiến lược Phát triển hải quan đến năm 2030 của Thủ tướng Chính phủ cũng đề ra mục tiêu cơ bản hoàn thành hải quan số đến năm 2025.

Trong giai đoạn đã qua, ngành Hải quan Việt Nam đã gặt hái được nhiều thành tựu đáng khích lệ. Cụ thể, Hải quan Việt Nam đã hoàn thành mục tiêu thực hiện hải quan điện tử với điểm nhấn là hoàn thiện 5E: E-Declaration (thủ tục hải quan điện tử), E-payment (thanh toán thuế điện tử); E-C/O (chứng nhận xuất xứ hàng hóa bằng phương thức điện tử); E-Permit (giấy phép điện tử) và E-Manifest (bản lược khai hàng hóa điện tử).

Trong đó, nổi bật là E-Declaration với 100% thủ tục hải quan cơ bản đã được tự động hóa, 100% cục hải quan, chi cục hải quan thực hiện thủ tục hải quan điện tử với 99,65% doanh nghiệp tham gia.

Về điểm nhấn E-payment, cơ quan hải quan đã kết nối với hệ thống công nghệ thông tin của các ngân hàng thương mại và Kho bạc để thực hiện thanh toán điện tử. Đặc biệt, ngành Hải quan triển khai Đề án nộp thuế điện tử và thông quan 24/7. Theo đó, doanh nghiệp có thể nộp tiền thuế vào mọi lúc, mọi nơi, mọi phương tiện khi có kết nối internet, đảm bảo thông tin chính xác, kịp thời.

Bên cạnh đó, ngành Hải quan đã áp dụng các công nghệ số trong kiểm tra, giám sát hàng hóa như sử dụng máy soi container, giám sát trực tuyến, sử dụng seal định vị điện tử trong giám sát tự động đối với hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng container...

anh-1.2.jpg
Ông Lê Đức Thành, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin và Thống kê hải quan cho rằng, CĐS là “chìa khó vàng” giúp ngành Hải quan “cất cánh”.

Theo ông Lê Đức Thành, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin và Thống kê hải quan, CĐS đã hỗ trợ ngành Hải quan giải quyết được khối lượng công việc khổng lồ. Hiện nay, mỗi năm ngành Hải quan giải quyết khoảng 15 triệu hồ sơ của người dân, doanh nghiệp. Trong khi đó, 5 năm gần đây số lượng cán bộ, công chức hải quan giảm trung bình từ 1,5-1,7%/năm. Nhưng, nhờ ứng dụng công nghệ thông tin, việc làm thủ tục hải quan của doanh nghiệp được diễn ra thuận lợi, liên tục, nhanh chóng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

Hướng tới những mục tiêu xa hơn

Để công tác CĐS được triển khai một cách sâu rộng và toàn diện trong toàn ngành, Tổng cục Hải quan đã thành lập Ban Chỉ đạo CĐS với Trưởng ban là một Phó Tổng cục trưởng, thành viên là các cục trưởng, vụ trưởng các đơn vị thuộc Tổng cục và các cục hải quan tỉnh, thành phố lớn. Tại địa phương, 100% cục hải quan tỉnh, thành phố đã thành lập Ban chỉ đạo CĐS.

Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin và thống kê hải quan cho biết, để thực hiện hiệu quả quá trình CĐS, ngành Hải quan cần căn cứ vào những định hướng, chiến lược về CĐS để điều chỉnh các phương thức quản lý, các quy định, văn bản pháp lý, luật, nghị định, thông tư liên quan.

Khi thực hiện CĐS, việc chuyển đổi hệ thống công nghệ thông tin hiện nay sang hệ thống mới cũng cần có kế hoạch, phương thức, bước đi phù hợp để giảm thiểu sự ảnh hưởng đến hoạt động của người dân, doanh nghiệp, không gây xáo trộn, ảnh hưởng đối với quá trình xuất nhập khẩu.

Bên cạnh đó, trong quá trình thay đổi, người dân, doanh nghiệp sẽ bỡ ngỡ, khó khăn, vướng mắc và cần sự hỗ trợ. Lúc này, cơ quan hải quan các cấp phải có kế hoạch hướng dẫn, giúp đỡ người dân, doanh nghiệp tiếp cận thuận lợi.

Ngoài ra, cần có sự phối hợp nhịp nhàng của các bộ, ngành, cơ quan khác trong việc số hóa các văn bản, giấy tờ khi chuyển đến cơ quan hải quan làm thủ tục cho người dân, doanh nghiệp.

Trong Kế hoạch CĐS của ngành Hải quan đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Tổng cục Hải quan đặt mục tiêu đến năm 2025: 100% thủ tục hải quan được số hóa và thực hiện bằng phương thức điện tử. 95% chứng từ thuộc hồ sơ hải quan được chuyển sang dạng dữ liệu số (đến năm 2030 phấn đấu chỉ tiêu đạt 100%). 100% hồ sơ về tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh được quản lý dưới dạng dữ liệu số…

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • 5G và những thay đổi toàn diện trong xây dựng thành phố thông minh
    Với tốc độ cực cao, độ trễ cực thấp, băng thông rộng và kết nối mật độ cực lớn, 5G là hạ tầng cốt lõi hỗ trợ toàn diện cho sự đổi mới và phát triển của thành phố thông minh trên tất cả các lĩnh vực, tác động tích cực vào công tác xây dựng và quản lý thành phố, tạo ra một môi trường sống tiện nghi, bền vững và an toàn hơn bao giờ hết.
  • ĐMST mở xã hội mang lại cho 90% doanh nghiệp cơ hội tạo giá trị kinh doanh bền vững
    Theo bà Nguyễn Phương Linh, Viện trưởng Viện MSD, hơn 90% các doanh nghiệp cho rằng đổi mới sáng tạo (ĐMST) mở xã hội mang lại cho doanh nghiệp cơ hội tạo ra giá trị kinh doanh bền vững, tác động tích cực đến xã hội và môi trường.
  • ‏FPT đẩy mạnh phát triển giải pháp low-code tại thị trường Hàn Quốc‏
    ‏Mới đây, FPT vừa ký kết thỏa thuận hợp tác ba năm với OutSystems, chính thức trở thành đối tác phân phối và triển khai tại thị trường Hàn Quốc, đảm bảo thời gian ra mắt phần mềm của khách hàng được rút ngắn và tối ưu chi phí.
  • Người giữ bình yên nơi vùng cao
    Huyện Sơn Động là huyện vùng cao của tỉnh Bắc Giang, có tỷ lệ người dân tộc thiểu số (DTTS) cao nhất tỉnh, chiếm 56,92%, với địa hình rừng núi, giao thông đi lại khó khăn, phong tục tập quán, bản sắc văn hóa đa dạng chính vì vậy công tác đảm bảo an ninh trật tự ở các bản làng luôn là nhiệm vụ được các cấp ủy Đảng quan tâm. Do đó, đội ngũ già làng, trưởng bản, người uy tín luôn là đội ngũ nòng cốt góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, giữ gìn an ninh trật tự xã hội trong cộng đồng.
  • Tuyên Quang: Kiên trì phương châm “mưa dầm thấm lâu” để nâng cao kiến thức pháp luật cho đồng bào vùng DTTS&MN
    Với phương châm “mưa dầm thấm lâu”, những năm qua, các cấp chính quyền tỉnh Tuyên Quang đã đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền, góp phần giúp các kiến thức pháp luật về mọi mặt của đời sống ngày một đến gần hơn với người dân (đặc biệt là vùng đồng bào DTTS&MN).
Đừng bỏ lỡ
Chuyển đổi số là “chìa khoá vàng” để giúp ngành Hải quan “cất cánh”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO