"Công dân số văn minh" hướng đến 1 triệu học sinh, sinh viên Việt Nam năm 2022

PV| 14/03/2022 18:45
Theo dõi ICTVietnam trên

Ngày 14/3, Quỹ tài trợ Google.org thông báo tài trợ CFC Việt Nam để triển khai dự án "Công dân số văn minh" trị giá 125.000 USD, với kỳ vọng tiếp cận và nâng cao nhận thức cho 1 triệu người dùng Internet trẻ tuổi trong năm 2022. Dự án là một trong nhiều nỗ lực của Google thuộc Chương trình an toàn hơn cùng Google, triển khai từ 2021 nhằm nâng cao kiến thức trên không gian mạng.

Internet ngày càng đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống người Việt Nam, đặc biệt trong giai đoạn giãn cách xã hội và với xu hướng chuyển đổi số (CĐS) mạnh mẽ. Việt Nam có 69 triệu người dùng Internet tính đến tháng 1 năm 2021, chiếm 70,3% tổng dân số, 72 triệu tài khoản mạng xã hội. Chính vì thế, việc phổ biến cho thanh thiếu niên, sinh viên Việt Nam về những quy tắc ứng xử, kỹ năng cần thiết của một công dân số văn minh là rất cần thiết.

Trong bối cảnh đó, quỹ Google.org thông qua CFC Việt Nam - tổ chức tiên phong trong đào tạo an toàn trực tuyến và giáo dục kỹ năng an toàn trên mạng khởi động "Công dân số văn minh" - một sáng kiến hướng tới đối tượng thanh niên Việt Nam. Dự án nhằm nâng cao nhận thức về trách nhiệm số cho nhóm người trẻ dùng Internet; kiến thức về ảnh hưởng và dấu ấn số của người dùng Internet cho thanh niên Việt Nam; và giúp người dùng nhận ra tin tức giả mạo, ngăn chặn gian lận và lừa đảo trực tuyến.

Dự án sẽ được triển khai thực hiện trong năm 2022 với ba nội dung: Phòng tránh lừa đảo trên mạng; Ứng xử văn minh trên mạng; Sống thật trên mạng ảo, được thể hiện qua ba hoạt động chính: Hoạt động đào tạo, tập huấn; Tổ chức chiến dịch sáng tạo video clip 60 giây với nội dung cổ động thanh thiếu niên Việt Nam thực hiện công dân mạng văn minh; Sản xuất và lan tỏa các video clip, bài hát tuyên truyền với các chủ đề nội dung của dự án.

Bà Marija Ralic, Quản lý Google.org khu vực Châu Á - Thái Bình Dương chia sẻ về dự án cho biết thanh niên được trang bị kỹ năng số có thể tận dụng được đầy đủ các cơ hội do Internet mang lại. Đó là lý do tại sao Google rất vui mừng tài trợ cho dự án "Công dân số văn minh" do CFC triển khai thực hiện. Dự án sẽ giúp rất nhiều thanh thiếu niên Việt Nam điều hướng thế giới số một cách an toàn và có thể tham gia vào nền kinh tế số đang phát triển của quốc gia.

Cho biết thêm về dự án, ông Nguyễn Đức Tuân, Giám đốc Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC) - Cục An toàn thông tin - Bộ TT&TT cho biết, năm 2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 830/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình "Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2021 - 2025". Chương trình có mục tiêu kép bao gồm, đầu tiên giúp bảo vệ bí mật đời sống riêng tư và ngăn chặn, xử lý các hành vi lợi dụng môi trường mạng để xâm hại trẻ em. 

Chương trình cũng duy trì một môi trường mạng lành mạnh, phát triển hệ sinh thái các sản phẩm, ứng dụng Việt để trẻ em học tập, kết nối, giải trí một cách sáng tạo. Dự án Công dân số văn minh do Google hỗ trợ này sẽ là sự bổ trợ hữu ích cho chương trình này. 

Dự án không chỉ trang bị cho thanh thiếu niên các kiến thức, kỹ năng để phòng chống lừa đảo trên môi trường mạng, tự bảo vệ bản thân mình trước các cạm bẫy trên môi trường mạng mà quan trọng hơn là giúp các em ý thức về vai trò, trách nhiệm của mình khi tham gia các hoạt động trên môi trường mạng, cùng chung tay làm cho môi trường mạng Việt Nam trở nên văn minh, lành mạnh.

Theo bà Nguyễn Hoàng Anh, Giám đốc vận hành CFC Việt Nam, với sự hỗ trợ của Google và các đối tác trong nước, dự án kỳ vọng sẽ lan tỏa chương trình Công dân số văn minh đến 1 triệu thanh thiếu niên Việt Nam. 

Bên cạnh đó, dự án sẽ biên soạn và triển khai đào tạo bộ tài liệu Công dân số văn minh, được kì vọng là bộ tài liệu có nội dung tổng quát, thực tiễn, phù hợp với điều kiện của Việt Nam, do các chuyên gia Việt Nam phát triển, sẽ giúp nâng cao nhận thức và kỹ năng cho thanh thiếu niên tương tác an toàn, văn minh trên môi trường mạng./.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Tại sao Đông Nam Á đặt cược lớn vào ngành bán dẫn?
    Ngành công nghiệp bán dẫn ở Đông Nam Á đã khẳng định được sự phát triển, với các công ty khởi nghiệp chip mới nổi lên để biến khu vực này thành trung tâm sản xuất công nghệ toàn cầu.
  • Hệ thống quản lý pin không dây và vấn đề bảo mật
    Quy mô thị trường hệ thống quản lý pin toàn cầu dự kiến sẽ đạt khoảng 35,14 tỷ đô la vào năm 2030, sẵn sàng tăng trưởng ở mức CAGR là 21,22% từ năm 2022 đến năm 2030. Khi công nghệ tiến bộ và các mối quan tâm về bảo mật và nhiễu điện từ EMI được giải quyết, wBMS sẵn sàng trở thành lực lượng thống trị trong tương lai của quản lý pin, định hình một thế giới nhẹ hơn, hiệu quả hơn và thông minh hơn.
  • Chuyển đổi số: Động lực mới cho hoạt động tình nguyện của tuổi trẻ Quảng Bình
    Với khát vọng vươn lên, tinh thần đổi mới, sáng tạo và nhiệt huyết của mình, thanh niên Quảng Bình đang dần khẳng định vai trò tiên phong, trở thành động lực quan trọng đóng góp vào thành công của công cuộc chuyển đổi số tại địa phương và cả nước.
  • Wikipedia ứng dụng AI để giảm tải cho biên tập viên tình nguyện
    Wikipedia vừa công bố kế hoạch tích hợp trí tuệ nhân tạo tạo sinh vào quy trình làm việc của đội ngũ biên tập, không nhằm thay thế con người mà hỗ trợ họ hiệu quả hơn.
  • Đến năm 2030, khoảng 95% mã code lập trình sẽ được tạo ra bởi AI
    Trí tuệ nhân tạo đang định hình lại ngành công nghiệp phần mềm, với 30% mã của Microsoft được tạo ra bởi AI. Các tập đoàn công nghệ lớn như Google và Meta cũng áp dụng AI, mở ra tương lai mới cho lập trình và thay đổi vai trò của kỹ sư.
Đừng bỏ lỡ
"Công dân số văn minh" hướng đến 1 triệu học sinh, sinh viên Việt Nam năm 2022
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO