Cộng đồng ASEAN – Biểu tượng của đoàn kết, hòa bình và phát triển

L.B| 31/12/2015 09:00
Theo dõi ICTVietnam trên

Ngày 31/12/2015 đã ghi dấu một bước ngoặt lịch sử trong tiến trình phát triển của Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) khi Cộng đồng ASEAN chính thức được thành lập.

Năm2015 đã khép lại với nhiều sự kiện và mối lo về chủ nghĩa khủng bố gia tăng,kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm, Trung Đông và châu Phi đầy bất ổn hay sự đốiđầu giữa Nga và phương Tây,… Trong bức tranh thế giới đó, sự ra đời của Cộngđồng ASEAN vào ngày cuối cùng của năm 2015 càng trở nên có ý nghĩa bởi lẽ đó làbiểu tượng của sự đoàn kết, hòa bình và phát triển.

Sự kiện này được đánh giá là mộtbước ngoặt lịch sử, đánh dấu những nỗ lực không ngừng trong quá trình hợp tác,mở rộng và phát triển của ASEAN kể từ khi thành lập năm 1967 đến nay. Cộng đồngASEAN phát triển dựa trên ba trụ cột, bao gồm chính trị - an ninh, kinh tế, vănhóa - xã hội. Trong ba trụ cột đó, Cộng đồng chính trị - an ninh đóng vai tròđặc biệt quan trọng, giúp đảm bảo cho khu vực một môi trường hòa bình, ổn định,không có chiến tranh để tập trung phát triển kinh tế. Và sự phát triển kinh tếcũng tạo điều kiện để an ninh được đảm bảo. Với đặc trưng là nền kinh tế trẻ vànăng động nhất thế giới, Cộng đồng kinh tế ASEAN sẽ tạo ra một thị trường và cơsở sản xuất chung, khuyến khích chuyển dịch lao động, vốn và thương mại. Về vănhóa - xã hội, Cộng đồng ASEAN lấy con người làm trung tâm, hay nói cách khác,mục tiêu xây dựng một cộng đồng hướng tới người dân.

Lãnh đạo10 nước ASEAN tại lễ ký thông qua Tuyên bố Kuala Lumpur về hình thành Cộng đồngASEAN 2015.

Kể từ ngày 31/12/2015,dưới mái nhà chung ASEAN, 630 triệu người dân trong khu vực sẽ cùng chung tayxây dựng một Cộng đồng gắn kết về chính trị, liên kết về kinh tế và cùng chia sẻtrách nhiệm xã hội. Cộng đồng ASEAN ra đời đã trở thành nền kinh tế lớn thứ 7thế giới, với 630 triệu dân và GDP 2.600 tỷ USD. Dự kiến, với GDP sẽ đạt 4.700tỷ USD vào năm 2020, ASEAN có tiềm năng trở thành nền kinh tế lớn thứ tư thế giớivào năm 2030. Đặc biệt, ASEAN là nền kinh tế duy nhất có Hiệp định Thương mại tựdo với tất cả các nền kinh tế lớn và trung bình trên thế giới. Một số nướcASEAN đã tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và nhiều nướccó Hiệp định Song phương tự do thương mại với các đối tác kinh tế quan trọng.

Tổngthống Philippines Benigno Aquino chỉ ra rằng sự thịnh vượng chung đòi hỏi sự ổnđịnh, an ninh, an toàn của khu vực, trong đó bao gồm cả tự do hàng hải và hàngkhông ở Biển Đông. Thực tế này đòi hỏi Cộng đồng ASEAN phải đoàn kết, thốngnhất, thúc đẩy việc tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là các nguyên tắc giảiquyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, đẩy mạnh các biện pháp xây dựng lòngtin, giảm căng thẳng, ngăn ngừa xung đột vì lợi ích chung của khu vực.

Việc hình thành Cộng đồng ASEAN là kết quả của gần nửa thế kỷphấn đấu vươn lên của tất cả các nước Đông Nam Á. Các nỗ lực vì hòa bình, hữunghị, hợp tác và phát triển cho tất cả các dân tộc là yếu tố quyết định đưa đếnthành công của ASEAN hiện nay. Cộng đồng ASEAN ra đời sẽ đưa tiến trình hợp tácvà liên kết khu vực sang một giai đoạn mới, sâu rộng và chặt chẽ hơn, vừa đáp ứnglợi ích của các quốc gia thành viên, vừa phản ánh vai trò trung tâm, tính chủ độngcủa ASEAN trước xu thế tăng cường hợp tác, liên kết ở khu vực và trên phạm vitoàn cầu. Cộng đồng ASEAN là cộng đồng đầu tiên được thành lập ở Châu Á, đây làniềm tự hào của tất cả người dân Đông Nam Á. 

Ngày 31/12/2015, Cộng đồng ASEAN chính thức được thành lập

Sự ra mắt của Cộng đồng ASEAN vàongày 31/12/2015 chưa phải là điểm đến cuối cùng mà chỉ là khởi đầu cho mộtchặng đường mới, các nước thành viên cần nỗ lực nhiều hơn nữa cho mộtgiai đoạn phát triển mới, năng động hơn, thực chất hơn. ASEAN đang được kỳ vọng sẽ trở thành một trong những khu vựcphát triển mạnh mẽ nhất về kinh tế thương mại và đầu tư trong thập niên tới.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Báo chí quốc tế viết gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?
    Sự kiện Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 thu hút sự chú ý trong - ngoài nước và cả nhiều cơ quan truyền thông quốc tế.
  • “AI như là một chiếc gương đen”
    Bài báo "AI is the Black Mirror" của Philip Ball cung cấp một cái nhìn chi tiết về trí tuệ nhân tạo (AI) và tác động của nó đến nhận thức con người.
  • Chất lượng thông tin báo chí về kinh tế - Vai trò, yêu cầu thước đo và giải pháp cần có
    Báo chí kinh tế cần là diễn đàn thực thụ cho doanh nghiệp, không chỉ cung cấp thông tin. Thông tin cần chính xác và kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp trong điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
  • Những “ngọn đuốc” ở bản
    Ở Tuyên Quang, người có uy tín là những người đi đầu thay đổi nếp nghĩ, cách làm của bà con dân tộc thiểu số (DTTS). Họ như những “ngọn đuốc” đi trước, thắp sáng, lan tỏa tinh thần trách nhiệm, nêu gương với cộng đồng. Gương mẫu, uy tín, những người có uy tín đã và đang góp sức xây dựng bản làng, thôn xóm ngày càng ấm no, giàu mạnh.
  • 5 lý do để tăng cường bảo mật mạng
    Các chương trình an ninh mạng đã phát triển đáng kể trong vài thập kỷ qua. Sự ra đời của điện toán đám mây đã phá vỡ ranh giới an ninh mạng thông thường của của các doanh nghiệp, buộc các tổ chức phải liên tục cập nhật những chiến lược phòng thủ của mình.
Đừng bỏ lỡ
Cộng đồng ASEAN – Biểu tượng của đoàn kết, hòa bình và phát triển
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO