Công khai minh bạch TTHC góp phần phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực

Đỗ Thêu| 07/08/2022 14:00
Theo dõi ICTVietnam trên

Nhằm đấu tranh chống lại tham nhũng tiêu cực, Hà Nội luôn xác định tham nhũng, tiêu cực là một “căn bệnh” nguy hiểm trong xã hội. Với tinh thần, phòng bệnh hơn chữa bệnh, Hà Nội đã chủ động xây dựng Chương trình phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Tăng cường kiểm tra giám sát

Cụ thể tháng 3/2021, Thành Ủy Hà Nội đã ban hành Chương trình số 10-CTr/TU về "Nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2021 - 2025" (Chương trình 10).

Chương trình 10 xác định "Biện pháp phòng ngừa là chính, là cơ bản, lâu dài và phát hiện, xử lý là quan trọng, cấp bách". Hơn một năm qua, Thành ủy Hà Nội đã chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; nhất là đẩy mạnh công khai, minh bạch các chính sách, quy trình, thủ tục giải quyết công việc, gắn với cải cách hành chính (CCHC)...

Hà Nội phòng ngừa từ xa tham nhũng, tiêu cực - Ảnh 1.

Lãnh đạo Hà Nội kiểm tra tại các đơn vị

Cụ thể hóa yêu cầu này, UBND các cấp đã kiểm tra 1.280 cơ quan, tổ chức, đơn vị về việc thực hiện các quy định về công khai, minh bạch. Các đơn vị, địa phương ban hành mới 485 văn bản, tổ chức 453 cuộc kiểm tra việc thực hiện các chế độ, định mức, tiêu chuẩn. Nhờ đó, riêng năm 2021, toàn thành phố đã tiết kiệm chi được hơn 1.040 tỷ đồng.

Theo Ban Nội chính Thành ủy Hà Nội (cơ quan thường trực Chương trình số 10-CTr/TU), UBND thành phố đã ban hành 15 quyết định phê duyệt quy trình nội bộ trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) và 35 quyết định công bố danh mục TTHC. Qua rà soát, đánh giá có 87 thủ tục hành chính đã được đề xuất đơn giản hóa; 177 TTHC của 6 đơn vị đã được phê duyệt phương án đơn giản hóa.

Đi liền với CCHC, Hà Nội cũng siết chặt kỷ cương, kỷ luật, thực hiện 1.495 cuộc kiểm tra công vụ; kỷ luật 53 cán bộ, công chức với các mức có tính răn đe mạnh như xử lý theo quy định pháp luật hay buộc thôi việc, hạ bậc lương...

Nhờ những biện pháp mạnh, xu hướng CCHC, cải thiện chất lượng phục vụ của cơ quan hành chính đối với người dân, doanh nghiệp ngày càng rõ rệt. Mức độ hài lòng của người dân tăng lên.

Nỗ lực hơn nữa

Nhằm phát huy hơn nữa công tác phòng chống tham nhũng lãng phí, thời gian tới, Thành ủy Hà Nội xác định 10 nhóm nhiệm vụ tiếp tục thực hiện Chương trình số 10. Một trong những nhiệm vụ chính là tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo nhằm cải thiện các chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động của chính quyền giai đoạn 2021 - 2025. Trong đó, riêng năm 2022, thành phố quyết tâm đạt Chỉ số CCHC (PAR Index) đứng Tốp 10 cả nước, Chỉ số hài lòng của người dân về dịch vụ công (SIPAS) đạt tối thiểu 86% và Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI) tăng 5 bậc so với năm 2021.

Trong khi đó, các quận, huyện, thị ủy, Đảng ủy trực thuộc Thành ủy; các ban, sở, ngành thành phố đang tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc Đề án số 56-ĐA/BCĐ, ngày 25/11/2019 của Ban Thường vụ Thành ủy về "Đẩy mạnh công tác phát hiện, ngăn chặn, xử lý tình trạng tiêu cực, gây phiền hà, nhũng nhiễu người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc trên địa bàn thành phố Hà Nội" nhằm ngăn chặn, đẩy lùi "tham nhũng vặt".

Chủ tịch UBND quận Bắc Từ Liêm Lưu Ngọc Hà cho biết, quận sẽ tiếp tục thực hiện 11 nhiệm vụ trọng tâm về CCHC trong năm 2022. Cụ thể là tăng cường hơn nữa việc kiểm tra thực hiện CCHC, kiểm tra công vụ. Cán bộ, công chức vi phạm kỷ luật về trách nhiệm thực thi công vụ, gây khó khăn, phiền hà cho tổ chức, cá nhân sẽ bị xử lý nghiêm.

Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Quốc Oai Hoàng Nguyên Ưng, CCHC chỉ có điểm bắt đầu, không có điểm kết thúc; huyện sẽ tiếp tục nỗ lực hơn nữa, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ và đổi mới; trọng tâm là làm tốt hơn sáng kiến đưa tất cả thủ tục hành chính (TTHC) của các cơ quan chuyên môn, đơn vị hiệp quản ra bộ phận "một cửa" của huyện gắn với nguyên tắc "4 tại chỗ" và yêu cầu "4 rõ".

Ông Lê Hồng Sơn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội nhấn mạnh, UBND thành phố đã ban hành kế hoạch về việc rà soát, thống kê, xây dựng quy trình giải quyết công việc nội bộ (ngoài thủ tục hành chính) của các cơ quan hành chính thuộc thành phố; yêu cầu các cơ quan, đơn vị phải xác định cụ thể nhiệm vụ, nội dung công việc, thời gian thực hiện và trách nhiệm của từng công chức...

Hà Nội phòng ngừa từ xa tham nhũng, tiêu cực - Ảnh 2.

Công khai minh bạch TTHC góp phần phòng ngừa tham nhũng tiêu cực

Công khai, minh bạch và CCHC chỉ là một phần trong hệ thống các giải pháp trong Chương trình số 10, nhưng khi được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đúng mức đã đem lại hiệu quả tích cực. Đây cũng là bước cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp để ngăn ngừa tham nhũng, tiêu cực đang được đẩy mạnh quyết liệt hiện nay./.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • 5G và những thay đổi toàn diện trong xây dựng thành phố thông minh
    Với tốc độ cực cao, độ trễ cực thấp, băng thông rộng và kết nối mật độ cực lớn, 5G là hạ tầng cốt lõi hỗ trợ toàn diện cho sự đổi mới và phát triển của thành phố thông minh trên tất cả các lĩnh vực, tác động tích cực vào công tác xây dựng và quản lý thành phố, tạo ra một môi trường sống tiện nghi, bền vững và an toàn hơn bao giờ hết.
  • Cuộc đua trung tâm dữ liệu AI tại Đông Nam Á
    Trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành một động lực chính thúc đẩy đổi mới công nghệ toàn cầu và Đông Nam Á đang ngày càng khẳng định vai trò của mình trong cuộc đua phát triển AI. Hàng loạt các hãng công nghệ và đám mây lớn đã thông báo kế hoạch xây dựng, vận hành trung tâm dữ liệu mới tại Đông Nam Á.
  • Hai nền tảng số MISA được công nhận là sản phẩm Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024
    Vượt qua hơn 1.000 hồ sơ và nhiều vòng thẩm định khắt khe, MISA có hai nền tảng số đạt danh hiệu Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024.
  • Mở rộng trông xe không dùng tiền mặt mang lại lợi ích "kép"
    Việc áp dụng hình thức thanh toán qua ứng dụng thu phí không dừng VETC và mã QR vào hoạt động thanh toán phí gửi xe không dùng tiền mặt không những góp phần từng bước hình thành hệ thống giao thông thông minh mà còn tăng cường công tác quản lý nhà nước, minh bạch trong công tác thu phí dịch vụ trông giữ xe.
  • 10 xu hướng định hình tương lai của quản lý giao dịch số
    Quản lý giao dịch số đang phát triển mạnh mẽ, được thúc đẩy bởi những tiến bộ công nghệ và nhu cầu ngày càng tăng về xử lý tài liệu an toàn, hiệu quả. Đây là công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp giảm bớt thủ tục hành chính và tối ưu hóa quy trình xử lý tài liệu số.
Đừng bỏ lỡ
Công khai minh bạch TTHC góp phần phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO