Công nghệ và nội dung càng phát triển, người dùng càng lười đi

PV| 10/12/2020 16:43
Theo dõi ICTVietnam trên

Theo Shark Nguyễn Hoà Bình, trong 20 năm qua, công nghệ và nội dung phát triển khiến người dùng ngày càng lười đi, họ đã chuyển từ nội dung dạng văn bản dài như blog, sang nội dung ngắn hơn như ảnh rồi video live streaming trong 2 năm trở lại đây.

Video sẽ chiếm 80% lưu lượng Internet vào năm 2022

Ngày 10/12, Công ty NextTech đã chính thức ra mắt Học viện Live Stream NextOn.vn với mục tiêu đào tạo hàng trăm ngàn người bán hàng online thế hệ mới sử dụng công nghệ truyền hình trực tiếp (live stream) trên các nền tảng mạng xã hội và sàn thương mại điện tử (TMĐT).

Chia sẻ tại sự kiện, Shark Nguyễn Hòa Bình, Chủ tịch NextTech đã điểm lại quá trình phát triển của nội dung Internet ở Việt Nam, trong 20 năm qua đã xuất hiện rất nhiều nền tảng. Tuy nhiên, nền tảng công nghệ và nội dung tỷ lệ nghịch với sự lười biếng của khách hàng. Khi công nghệ, nội dung ngày càng phát triển thì người dùng, khách hàng càng lười đi.

Cụ thể, người dùng chuyển từ nội dung văn bản (text) dài với blog, diễn đàn (tiêu biểu như Yahoo!360), sang nội dung ngắn (Facebook, Twitter), rồi tiếp tục đến nội dung liên quan đến ảnh (Instagram, Pinterest). Chưa dừng lại ở đó, nội dung tiếp tục tiến sang video (YouTube) sang video ngắn (TikTok, Facebook Watch), để rồi 2 năm trở lại đây chứng kiến sự bùng nổ của video live streaming trên nhiều nền tảng. "Video chính là tương lai của nội dung Internet", shark Bình nhấn mạnh.

Shark Bình: Công nghệ và nội dung càng phát triển, người dùng càng lười đi, họ không còn chia sẻ văn bản dài mà chuyển sang ảnh, rồi video live streaming trong 2 năm gần đây.

Trong đó, theo Shark Bình, thời gian gần đây, Trung Quốc đang đi đầu về những trào lưu công nghệ mới như Live commerce (bán hàng qua truyền hình trực tuyến) và lan ra toàn cầu với nhiều câu chuyện truyền cảm hứng như: Chủ tịch Tập Cận Bình thúc giục quan chức livestream bán sản vật địa phương, Tỷ phú Jack Ma livestream bán son, Bà lão 80 livestream bán mơ, livestream bán từ nhà đất cho đến siêu xe và tên lửa...

Livestream bán hàng không chỉ giúp nhiều nam thanh nữ tú cho đến các bậc cao niên không cần giỏi công nghệ mà chỉ với cái duyên ăn nói đã đổi đời trở thành triệu phú USD, mà còn là "cứu cánh" cho nền thương mại nước này trong dịch bệnh Covid-19.

Tại Việt Nam, livestream bán hàng cũng chớm thành trào lưu và hứa hẹn trở thành phương cách làm giàu mới cho bất kỳ ai.

Quá trình phát triển nội dung từ văn bản sang video.

Tuy nhiên, do phát triển tự phát nên các livestreamer còn thiếu nhiều kỹ năng và kỹ thuật chuyên nghiệp để thành công, thậm chí hình thức này còn bị nhiều "giang hồ mạng" lạm dụng gây ra nhiều hình ảnh không tốt trong thời gian qua. Trong khi đó, nếu được trang bị kiến thức, kết hợp với cá tính và cái duyên riêng, hàng vạn người trẻ trên toàn quốc hoàn toàn có thể đổi đời nhờ bán hàng online thay vì chạy xe công nghệ hoặc các công việc phổ thông khác.

Lấy cảm hứng từ sự bùng nổ Live commerce tại Trung Quốc

Lấy cảm hứng từ sự bùng nổ của Live commerce tại Trung Quốc trong mùa Covid-19, NextOn mong muốn mang lại cơ hội đổi đời cho hàng vạn học viên, từ đó đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng của kinh tế số bằng đội ngũ nhân lực thương mại điện tử chất lượng cao. Sau khóa học, học viên được giới thiệu việc làm hoặc trở thành cộng tác bán hàng của hệ sinh thái hơn 8 vạn doanh nghiệp đang sử dụng các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh kỹ thuật số của tập đoàn NextTech.

Học viện NextOn ra đời lấy cảm hứng từ sự bùng nổ của Live Commerce tại Trung Quốc trong mùa Covid-19

Khóa cơ bản của NextOn thiên về trang bị kỹ năng, bao gồm: kế hoạch và lập kịch bản Live stream, chuẩn bị diện mạo và thuyết trình trước ống kính, tương tác với khán giả và nghệ thuật chốt đơn, cơ bản về xây dựng nhân hiệu và tạo ảnh hưởng trên mạng v.v... Trong khi khóa nâng cao tập trung các vấn đề kỹ thuật như: lựa chọn hàng hóa, thiết lập & vận hành phòng Live stream, chốt đơn - xử lý và hoàn tất đơn hàng, quảng bá & thu hút khán giả cho phiên bán v.v...

Định hướng đào tạo của NextOn là thực chiến nên sẽ đi tập trung vào kỹ năng, minh họa bằng các case study thành công từ thị trường Trung Quốc và Việt Nam; thực hành bằng các công cụ hỗ trợ TMĐT tiên tiến nhất hiện nay từ hệ sinh thái của tập đoàn NextTech và mạng lưới đối tác liên kết.

Được biết NextOn sẽ khai giảng khóa Live Stream đầu tiên tại Hà Nội trung tuần tháng 12/2020, sau đó liên tục tổ chức nhiều khóa học tiếp theo trên toàn quốc trong năm 2021. Kết thúc mỗi khóa học, học viên được kiểm tra sát hạch và cấp chứng chỉ bởi tập đoàn NextTech trước khi giới thiệu việc làm hoặc hợp tác bán hàng.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Báo chí quốc tế viết gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?
    Sự kiện Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 thu hút sự chú ý trong - ngoài nước và cả nhiều cơ quan truyền thông quốc tế.
  • “AI như là một chiếc gương đen”
    Bài báo "AI is the Black Mirror" của Philip Ball cung cấp một cái nhìn chi tiết về trí tuệ nhân tạo (AI) và tác động của nó đến nhận thức con người.
  • Chất lượng thông tin báo chí về kinh tế - Vai trò, yêu cầu thước đo và giải pháp cần có
    Báo chí kinh tế cần là diễn đàn thực thụ cho doanh nghiệp, không chỉ cung cấp thông tin. Thông tin cần chính xác và kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp trong điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
  • Những “ngọn đuốc” ở bản
    Ở Tuyên Quang, người có uy tín là những người đi đầu thay đổi nếp nghĩ, cách làm của bà con dân tộc thiểu số (DTTS). Họ như những “ngọn đuốc” đi trước, thắp sáng, lan tỏa tinh thần trách nhiệm, nêu gương với cộng đồng. Gương mẫu, uy tín, những người có uy tín đã và đang góp sức xây dựng bản làng, thôn xóm ngày càng ấm no, giàu mạnh.
  • 5 lý do để tăng cường bảo mật mạng
    Các chương trình an ninh mạng đã phát triển đáng kể trong vài thập kỷ qua. Sự ra đời của điện toán đám mây đã phá vỡ ranh giới an ninh mạng thông thường của của các doanh nghiệp, buộc các tổ chức phải liên tục cập nhật những chiến lược phòng thủ của mình.
Đừng bỏ lỡ
Công nghệ và nội dung càng phát triển, người dùng càng lười đi
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO