COVID-19: Các nhà khoa học nói gì về các ca "tái dương tính", virus corona "tái kích hoạt"?

Tất Đạt| 14/04/2020 18:35
Theo dõi ICTVietnam trên

Theo các nghiên cứu, có một số giả thuyết có thể lí giải cho việc các bệnh nhân bị "tái dương tính", tuy nhiên đa số đều chỉ ra rằng bệnh COVID-19 sẽ không tái phát trở lại.

Gần đây, đã có ghi nhận nhiều trường hợp bệnh nhân được chữa khỏi COVID-19 lại tiếp tục nhập viện sau khi phát hiện dương tính trở lại. Số liệu từ Hàn Quốc cho biết tới ngày 12/4, đã có 111 trường hợp "tái dương tính" ở nước này.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hiện đang tìm hiểu về các trường hợp tái dương tính, tuy nhiên vẫn chưa có kết quả cụ thể. "Chúng tôi đang làm việc với các chuyên gia y tế và tìm thêm thông tin về từng trường hợp cụ thể," cơ quan này cho biết.

Với các dòng virus corona khác, các chuyên gia cho biết kháng thể được sản sinh trong cơ thể sau khi bị nhiễm sẽ giúp họ kháng lại được một số virus nhất định trong nhiều tháng, hoặc thậm chí nhiều năm, nhưng các chuyên gia cho biết họ vẫn đang tìm hiểu cơ chế hoạt động của COVID-19.

Lời lí giải về cách thức virus corona sinh tồn sẽ có tác dụng lớn đối với công tác phòng chống dịch.

01.

Có thể bị tái nhiễm sau khi khỏi COVID-19 hay không?

Có nhiều điều vẫn chưa hoàn toàn được lí giải trong trường hợp này. Tuy nhiên, một số chuyên gia mà tạp chí TIME phỏng vấn cho biết có khả năng những bệnh nhân được cho là đã hồi phục sau đó bị dương tính trở lại không phải là tái nhiễm, mà đó là do virus vẫn tồn tại trên cơ thể nhưng không được phát hiện qua xét nghiệm.

  • Báo Đức lí giải sự hiệu quả trong công tác phòng chống dịch COVID-19 tại Việt Nam

Các chuyên gia cho biết phản ứng đề kháng của cơ thể - được kích hoạt bởi sự xuất hiện của virus - đồng nghĩa với việc rất khó có khả năng một người khỏi COVID-19 lại tái nhiễm sau một thời gian ngắn.

Theo Vineet Menachery, một nhà virus học tại Đại học Y Texas, các kháng thể thông thường được tạo trong vòng 7-10 ngày sau khi bị nhiễm virus.

Bên cạnh đó, xét nghiệm dương tính sau khi hồi phục có thể không loại trừ trường hợp các kết quả trước đó cho ra âm tính giả và trên thực tế bệnh nhân vẫn bị nhiễm bệnh. David Hui, một chuyên gia về bệnh đường hô hấp tại Đại học Hong Kong, nói: "Có thể chất dịch lấy từ bệnh nhân không chứa đủ nhiều virus hoặc các bộ xét nghiệm không đủ chính xác".

Một trường hợp nữa là có thể xét nghiệm dương tính đã phát hiện được những phần sót lại của RNA virus trong cơ thể, nhưng không đủ để bệnh tái phát trở lại. Nhà virus học Menachery cho biết: "RNA virus có thể tồn tại một thời gian dài kể cả sau khi virus thực sự đã ngừng hoạt động".

02.

Virus có thể "tái kích hoạt" sau khi hồi phục hay không?

Trong buổi công bố về các bệnh nhân hồi phục được xét nghiệm dương tính trở lại, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC) đặt ra một giả thuyết mới: virus corona có thể "tái kích hoạt".

Oh Myoung-don, một giáo sư về dược tại Đại học Quốc gia Seoul và là thành viên của Nhóm Tư vấn Kỹ thuật và Chiến lược đối với Bệnh Truyền nhiễm, cho biết lời giải thích hợp lí nhất là bộ xét nghiệm đã phát hiện những phần sót lại của virus chứ không phải là tìm ra virus tái nhiễm.

"Kể cả sau khi virus chết, các mảnh RNA của chúng vẫn tồn tại trong tế bào," giáo sư Oh nói và khẳng định rất khó có khả năng virus tái kích hoạt.

Tại Hàn Quốc, bệnh nhân phải có kết quả âm tính trong 2 lần xét nghiệm trong vòng 24 giờ trước khi được rời khỏi khu cách ly.

03.

Các nhà khoa học đã có nghiên cứu gì về vấn đề này?

Một nghiên cứu đối với các bệnh nhân nhiễm COVID-19 đã hồi phục ở thành phố Thâm Quyến cho thấy 38 trong số 262, hay 15% số bệnh nhân, đã dương tính lại sau khi được xuất viện. Những người này được xác định dương tính thông qua bài xét nghiệm PCR - hiện tại được cho là "tiêu chuẩn vàng" trong số các xét nghiệm virus corona.

38 bệnh nhân hầu hết đều trẻ tuổi (dưới 14 tuổi) và có một số triệu chứng nhẹ trong suốt quá trình nhiễm bệnh. Các bệnh nhân nhìn chung không có triệu chứng vào thời điểm xét nghiệm dương tính lần thứ 2.

Tại Vũ Hán, Trung Quốc, các nhà khoa học đang nghiên cứu trường hợp 4 nhân viên y tế được xác định dương tính 3 lần liên tiếp sau khi hồi phục. Cũng như nghiên cứu tại Thâm Quyến, các bệnh nhân này đều không có triệu chứng và người nhà không bị nhiễm bệnh.

04.

Khỏi bệnh COVID-19 có giúp cơ thể miễn dịch hay không?

Hiện tại, vẫn chưa có nghiên cứu để xác định liệu bệnh nhân khỏi bệnh COVID-19 có miễn dịch với bệnh hay không - và nếu có, thì trong bao lâu. Tuy nhiên, một vài nghiên cứu đã cho thấy một số bằng chứng cho vấn đề này. Ví dụ, một nghiên cứu được thực hiện bởi các chuyên gia Trung Quốc cho thấy kháng thể trên cơ thể khỉ cho thấy loài linh trưởng sau khi khỏi bệnh COVID-19 sẽ không bị tái nhiễm với virus corona.

  • Nghiên cứu: Một yếu tố quan trọng khi giặt giũ có thể giúp loại bỏ virus corona bám trên quần áo

Một nghiên cứu khác được thực hiện bởi các nhà khoa học Đài Loan cho thấy những người khổi bệnh SARS trong năm 2003 có kháng thể và miễn dịch với bệnh tới 3 năm. Trong khi đó, bệnh nhân khỏi bệnh MERS chỉ có miễn dịch trong khoảng 1 năm.

Nhà khoa học Menachery ước tính kháng thể đối với COVID-19 sẽ tồn tại trong hệ miễn dịch của bệnh nhân từ "2 tới 3 năm", nhưng vẫn còn quá sớm để biết chắc chắn về việc này.

Mức độ miễn dịch đối với bệnh cũng khác biệt đối với từng người khác nhau, chủ yếu dựa vào mức độ phản ứng của kháng thể trong cơ thể người. Những người trẻ, khỏe mạnh thường sản sinh ra phản ứng kháng thể mạnh hơn, giúp bảo vệ họ lâu dài hơn trong tương lai.

"Nếu một người có kháng thể để vô hiệu hóa virus, người đó sẽ có miễn dịch. Câu hỏi ở đây là trong bao lâu," nhà nghiên cứu Menachery kết luận.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Báo chí quốc tế viết gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?
    Sự kiện Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 thu hút sự chú ý trong - ngoài nước và cả nhiều cơ quan truyền thông quốc tế.
  • “AI như là một chiếc gương đen”
    Bài báo "AI is the Black Mirror" của Philip Ball cung cấp một cái nhìn chi tiết về trí tuệ nhân tạo (AI) và tác động của nó đến nhận thức con người.
  • Chất lượng thông tin báo chí về kinh tế - Vai trò, yêu cầu thước đo và giải pháp cần có
    Báo chí kinh tế cần là diễn đàn thực thụ cho doanh nghiệp, không chỉ cung cấp thông tin. Thông tin cần chính xác và kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp trong điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
  • Những “ngọn đuốc” ở bản
    Ở Tuyên Quang, người có uy tín là những người đi đầu thay đổi nếp nghĩ, cách làm của bà con dân tộc thiểu số (DTTS). Họ như những “ngọn đuốc” đi trước, thắp sáng, lan tỏa tinh thần trách nhiệm, nêu gương với cộng đồng. Gương mẫu, uy tín, những người có uy tín đã và đang góp sức xây dựng bản làng, thôn xóm ngày càng ấm no, giàu mạnh.
  • 5 lý do để tăng cường bảo mật mạng
    Các chương trình an ninh mạng đã phát triển đáng kể trong vài thập kỷ qua. Sự ra đời của điện toán đám mây đã phá vỡ ranh giới an ninh mạng thông thường của của các doanh nghiệp, buộc các tổ chức phải liên tục cập nhật những chiến lược phòng thủ của mình.
Đừng bỏ lỡ
COVID-19: Các nhà khoa học nói gì về các ca "tái dương tính", virus corona "tái kích hoạt"?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO