Đời sống xã hội

Cứu nạn trên biển cần thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ”

Tuấn Nguyễn 25/11/2023 09:19

Để khắc phục những hạn chế đang tồn tại, nhiều biện pháp đã được áp dụng trong công tác tìm kiếm cứu nạn tại Việt Nam thời gian qua như thực hiện phương châm "4 tại chỗ", phối hợp giữa Trung tâm tìm kiếm cứu nạn với các lực lượng chấp pháp trên biển như Cảnh sát biển, Bộ đội biên phòng...

Lực lượng cứu nạn hàng hải ở Việt Nam còn mỏng

Đó là nhận định của ông Phạm Công Đức, Phó Trưởng phòng Phối hợp cứu nạn của Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải Việt Nam (Vietnam MRCC) tại ội thảo “Khung pháp lý ASEAN về hợp tác trên biển - Giải pháp đảm bảo hòa bình, ổn định trong khu vực", trong bối cảnh phục hồi sau COVID-19.

1-6820231128153137.jpg
Ảnh minh họa: TTXVN.

Cụ thể, theo ông Đức, lực lượng, nhân lực, phương tiện của Trung tâm đang quá mỏng, ảnh hưởng đến hiệu quả công tác tìm kiếm, cứu nạn trên biển nói chung và triển khai hoạt động phối hợp quốc tế tại các vùng biển xa, vùng biển quốc tế.

"Các tàu tìm kiếm, cứu nạn chuyên dụng hiện được trang bị chỉ hoạt động được ở mức sóng cấp 8 trở xuống. Các tàu đã cũ trên 15 tuổi, vùng giới hạn hoạt động trong khoảng 250 - 350 hải lý", ông Đức nói và nhấn mạnh: Các vụ việc tìm kiếm, cứu nạn tại các khu vực biển xa hoặc trong điều kiện bão, áp thấp nhiệt đới, gió mùa mạnh còn hạn chế về năng lực thực hiện nhiệm vụ. Tại các khu vực biển quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, các đảo ngoài khơi của Việt Nam, khả năng tiếp cận của lực lượng cứu nạn còn yếu.

Liên quan tới việc phối hợp tìm kiếm cứu nạn giữa Việt Nam và các quốc gia thành viên ASEAN, đại diện Vietnam MRCC đánh giá, sự phối hợp vẫn còn hạn chế trong việc chia sẻ thông tin. Trong nhiều vụ việc phối kết hợp như vụ tìm kiếm máy bay MH370 hay phối hợp ứng phó, xử lý, khắc phục hậu quả của siêu bão Hải Yến năm 2013, ASEAN chưa thể hiện được vai trò của mình.

Đối với việc phân định vùng tìm kiếm cứu nạn, Việt Nam đến nay vẫn chưa thống nhất được với Trung Quốc và Philippines về phân định trách nhiệm tìm kiếm cứu nạn, chủ yếu trên một số khu vực biển chồng lấn, có tính chất nhạy cảm về chính trị.

Tuy nhiên, Bộ GTVT đang đầu tư đóng mới tàu tìm kiếm cứu nạn chuyên dụng cỡ lớn có thể hoạt động được trong điều kiện thời tiết xấu và có khả năng đi biển dài ngày.

Từ khi thành lập năm 1996 đến nay đội tàu chuyên dụng đã cũ và già, các điều kiện kỹ thuật cũng đã xuống cấp. Tuy nhiên, thực hiện trách nhiệm của quốc gia ven biển, có cảng và là thành viên Công ước về Tổ chức Hàng hải Quốc tế, Việt Nam cần phải đảm bảo an toàn hàng hải trên các vùng biển Việt Nam và phối hợp TKCN quốc tế, hiện nay Bộ GTVT đã quan tâm chỉ đạo Cục Hàng hải Việt Nam đóng mới một tàu tìm kiếm cứu nạn hoạt động xa bờ dài 63m, có thể hoạt động tại các vùng biển của Việt Nam, kể cả Hoàng Sa và Trường Sa. Vừa qua Chính phủ Nhật Bản cũng hỗ trợ Trung tâm khoản viện trợ không hoàn lại bằng các thiết bị tìm kiếm cứu nạn chuyên dùng. Thế nhưng nhu cầu về tàu cũng như các trang thiết bị còn rất lớn, rất mong thời gian tới Cục Hàng hải Việt Nam, Bộ GTVT đề xuất với Chính phủ tiếp tục trang bị những tàu mới có tầm hoạt động xa, có thể vươn ra các vùng biển Trường Sa, Hoàng Sa cũng như vùng biển quốc tế, để ngư dân đi biển có chỗ dựa vững chắc là Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn, hàng hải Việt Nam, từ đó họ yên tâm vươn khơi bám biển, góp phần giữ vững chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Hiện nay ngành Hàng hải đang có hệ thống thông tin duyên hải hiện đại và được Lực lượng Phòng vệ bờ biển Hoa Kỳ trang bị cho một hệ thống dự báo và xây dựng phương án tìm kiếm cứu nạn, chúng tôi có thể xác định được các phương tiện hoạt động tại các vùng có xảy ra tai nạn.

Vì thế ngoài việc huy động tàu chuyên dụng đi cứu nạn, còn huy động các lực lượng tại chỗ tham gia cứu nạn. Ví dụ có những tai nạn xảy ra ngoài khơi, cách bờ biển 200-300 hải lý, trên cơ sở hệ thống thông tin liên lạc chúng tôi xác định tại khu vực đó có tàu thuyền nào đang hoạt động, chúng tôi yêu cầu các tàu thuyền đó tìm kiếm cứu nạn, sau khi cứu nạn được rồi, chúng tôi sẽ tiếp nhận và đưa người bị nạn về bờ. Đây là phương thức mới áp dụng khoa học công nghệ trong tìm kiếm cứu nạn, phù hợp với thời đại 4.0 hiện nay.

Phối hợp với ASEAN, nâng cao năng lực tìm kiếm cứu nạn

Để khắc phục những hạn chế đang tồn tại, nhiều biện pháp đã được áp dụng trong công tác tìm kiếm cứu nạn tại Việt Nam thời gian qua như thực hiện phương châm "4 tại chỗ", phối hợp giữa Trung tâm tìm kiếm cứu nạn với các lực lượng chấp pháp trên biển như Cảnh sát biển, Bộ đội biên phòng...

Được biết, Vietnam MRCC cũng đang triển khai thủ tục tiếp nhận các trang thiết bị chuyên dùng thuộc phi dự án Trang thiết bị chuyên dùng phục vụ hoạt động tìm kiếm cứu nạn hàng hải sử dụng nguồn viện trợ không hoàn lại ODA của Chính phủ Nhật Bản theo đúng tiến độ đã đặt ra. Đồng thời, sẽ đề xuất các dự án mới sử dụng nguồn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Nhật Bản.

Hiện nay, Việt Nam đã là thành viên chính thức của Công ước Quốc tế về TKCN trên biển năm 1979 (Công ước SAR 79) từ năm 2007. Việt Nam cũng đã tham gia Công ước SOLAS 1974, thông qua Tuyên bố ASEAN về hợp tác TKCN người và tàu thuyền gặp nạn trên biển, ký kết Thỏa thuận với Chính phủ Cộng hòa Philippines về hợp tác trong lĩnh vực TKCN...

Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải Việt Nam là cơ quan được Chính phủ giao là đầu mối phối hợp quốc tế và trực tiếp thực hiện các hoạt động phối hợp tìm kiếm cứu nạn với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.

Để công tác tìm kiếm cứu nạn đạt được hiệu quả, ông Đức cho rằng, Việt Nam cần tiếp tục mở rộng hợp tác với các quốc gia ASEAN, xây dựng mô hình phối hợp hỗ trợ nhân đạo, cứu trợ thảm họa và tìm kiếm cứu nạn điện tử, cũng như hệ cơ sở dữ liệu phục vụ hoạt động tìm kiếm cứu nạn...

Việt Nam cũng cần tăng cường hợp tác trao đổi thông tin nghiệp vụ qua việc tổ chức các hội thảo, hội nghị, cũng như diễn tập TKCN phối hợp quốc tế.

Phía các quốc gia của ASEAN cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế phản ứng thảm họa trong khu vực bằng cách nâng cao năng lực của ASEAN-ERAT về nhân lực, trình độ, trang thiết bị, khả năng điều hành phối hợp thông tin.

Theo PGS.TS. Nguyễn Mạnh Cường, Trưởng Khoa Hàng hải - Trường ĐH Hàng hải Việt Nam, việc tìm kiếm cứu nạn được nhiều quốc gia có biển trên thế giới đầu tư bài bản, chuyên nghiệp về nhân lực và phương tiện thiết bị, đáp ứng yêu cầu cứu nạn ở những vùng biển xa. Ở nước ta, do nguồn lực hạn chế nên đầu tư cho việc này chưa thỏa đáng, nhiều vụ cứu nạn chưa thể thực hiện kịp thời.

"Chúng ta thường không thực hiện được ngay việc cứu hộ, cứu nạn trong những vụ tai nạn ngoài biển lúc thời tiết rất xấu, bởi phương tiện không bảo đảm. Đó là lúc những người gặp nạn cần giúp nhất nhưng chúng ta lại không có đủ nguồn lực" - ông Cường nói./.

Bài liên quan
  • Truyền thanh cơ sở cần tăng cường tuyên truyền PCCC và cứu nạn, cứu hộ
    Sau vụ cháy gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng tại Khương Hạ, Khương Đình, Hà Nội, theo Cục Thông tin cơ sở (TTCS) - Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) cơ sở truyền thanh - truyền hình cấp huyện, đài truyền thanh cấp xã cần tăng cường công tác tuyên truyền dưới nội dung, hình thức về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • "Chuyến xe nông dân" đồng hành cùng bà con chuyển đổi số nông nghiệp
    Đề án chuyển đổi số nông nghiệp 1 triệu hecta lúa chất lượng cao, phát thải thấp tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã chính thức được mobiAgri hiện thực hóa bằng hành trình xanh mang tên “Chuyến xe nông dân - Cân triệu ha lúa”.
  • ‏Coolmate huy động thành công 6 triệu USD tại vòng gọi vốn Series B
    Ngày 30/10, Coolmate đã hoàn tất vòng gọi vốn Series B do Quỹ đầu tư Vertex Ventures SEA & India dẫn dắt. Khoản đầu tư này sẽ thúc đẩy việc mở rộng ra thị trường quốc tế và tăng cường sự hiện diện bán lẻ đa kênh tại Đông Nam Á trong 2 năm tới.
  • Bộ TT&TT phổ biến công cụ RIA cho cán bộ xây dựng văn bản pháp luật
    RIA là công cụ hỗ trợ để “lượng hóa” được những tác động đối với các đối tượng bị điều chỉnh, từ đó hạn chế những quy định kém hiệu quả, giảm tác động xấu đến kinh tế xã hội nói chung cũng như quyền lợi của doanh nghiệp và người dân.
  • Cao Bằng: Chuyển đổi số “mở lối thoát nghèo” cho người dân
    Trong nhiều giải pháp giảm nghèo bền vững được các cấp uỷ Đảng, chính quyền tỉnh Cao Bằng đưa ra, thì chuyển đổi số được đánh giá là công cụ hữu hiệu, có sức tác động mạnh mẽ tới nhận thức của người dân.
  • Đẩy mạnh sử dụng chữ ký số để xây dựng xã hội số
    Thực tế cho thấy số lượng cá nhân có chữ ký số so với quy mô dân số của Việt Nam còn khá khiêm tốn dù tỷ lệ này đã có nhiều chuyển biến tích cực trong vài năm gần đây. Vì thế, thực hiện các giải pháp đẩy mạnh sử dụng chữ ký số đang trở nên cấp bách để xây dựng xã hội số.
  • Tập trung xây dựng, phát triển nguồn tài nguyên dữ liệu số
    Tại Hội thảo quốc gia về Chính phủ số với chủ đề “Đà Nẵng - thành phố xanh và bền vững: Cơ hội đầu tư và phát triển thương mại trong thời đại mới” mới đây, các nhà quản lý, đại diện doanh nghiệp đã có những chia sẻ về giải pháp chuyển đổi số, phát triển tài nguyên dữ liệu số, hình thành hệ sinh thái dịch vụ công trực tuyến.
  • Phát triển nội dung số vừa mang tính giáo dục, vừa giải trí để thu hút trẻ là “thách thức lớn”
    Nội dung số lành mạnh là một trong những biện pháp giúp trẻ em nâng cao nhận thức, tránh xa mặt tiêu cực của Internet. Tuy nhiên, để có những sản phẩm nội dung số vừa mang tính giáo dục, vừa giải trí và thu hút trẻ là "một thách thức lớn".
  • Bốn nguy cơ an toàn bảo mật của ngành ngân hàng
    Ngành ngân hàng đang chuyển mình mạnh mẽ với việc áp dụng công nghệ mới như AI, blockchain và phát triển dịch vụ tài chính số hóa, giúp cải thiện hiệu quả và nâng cao trải nghiệm khách hàng. Tuy nhiên, bên cạnh các cơ hội, ngành tài chính ngân hàng cũng đối mặt với thách thức lớn về bảo mật thông tin.
  • Chú trọng đầu tư phát triển Gen AI “made in Việt Nam”
    Sự xuất hiện và bùng nổ của AI tạo sinh (Gen AI) trong 2 năm gần đây đã ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế - xã hội toàn cầu. Trong bối cảnh đó, Việt Nam không đứng ngoài cuộc chơi khi cho thấy nỗ lực ứng dụng công nghệ này một cách toàn diện từ cấp chính phủ cho tới doanh nghiệp, nhằm rút ngắn khoảng cách với thế giới.
  • Kinh nghiệm triển khai kho dữ liệu mở của chính phủ Hàn Quốc
    Kho dữ liệu mở của chính phủ Hàn Quốc tạo điều kiện cho mọi người dân và doanh nghiệp có thể truy cập dữ liệu, ứng dụng đào tạo AI, thúc đẩy các ý tưởng đổi mới sáng tạo về ứng dụng AI trong khu vực tư nhân.
Cứu nạn trên biển cần thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO