Đại hội XIII và con đường hướng tới Việt Nam hùng cường

Thu Hằng| 10/09/2020 09:46
Theo dõi ICTVietnam trên

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã khái quát rõ nét bức tranh toàn cảnh của đất nước ta và đường hướng phát triển Việt Nam hùng cường vào năm 2045.

Đó là chia sẻ của PGS-TS Vũ Văn Phúc - Phó Chủ tịch chuyên trách Hội đồng khoa học các cơ quan TƯ, nguyên Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản với VietNamNet khi trao đổi về bài viết “Chuẩn bị và tiến hành thật tốt Đại hội XIII của Đảng, đưa đất nước bước vào một giai đoạn phát triển mới" của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.

Bức tranh toàn cảnh của đất nước

Trong bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, ông tâm đắc nhất nội dung nào?

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng có rất nhiều bài phát biểu, bài viết về chuẩn bị Đại hội XIII của Đảng. Đây là bài viết thứ ba, mang tính chất chỉ đạo Đại hội Đảng bộ cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và chuẩn bị cho Đại hội XIII của Đảng.

Điều đầu tiên tôi ấn tượng là trong một bài viết ngắn nhưng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã khái quát một cách rất rõ những thành tựu mà đất nước ta đạt được trong 5 năm qua và đánh giá chung cả 35 năm Đổi mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh đất nước năm 1991 và đặc biệt là 10 năm thực hiện Cương lĩnh bổ sung, phát triển năm 2011.

Đại hội XIII và con đường hướng tới Việt Nam hùng cường - Ảnh 1.

PGS-TS Vũ Văn Phúc - Phó Chủ tịch chuyên trách Hội đồng khoa học các cơ quan TƯ, nguyên Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản.

Những đánh giá rất khái quát của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã phản ánh rõ bức tranh toàn cảnh của đất nước ta trong 35 năm qua, đặc biệt là 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng.

Bài viết đã nêu lên mục tiêu phát triển đất nước ta không phải chỉ là mục tiêu đến năm 2025, năm mà là mục tiêu, chiến lược 10 năm tới 2021 – 2030, đặc biệt là tầm nhìn đến năm 2045 khi nước ta kỷ niệm 100 năm thành lập nước.

Tầm nhìn mà Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đặt trong bài viết này là cố gắng phấn đấu, huy động toàn bộ sức mạnh của toàn thể dân tộc để làm thế nào đến giữa thế kỷ XXI, năm 2045, nước ta trở thành một nướcphát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Hay nói cách khác là nước ta trở thành một nước phát triển có thu nhập cao.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cũng đã khẳng định, tầm nhìn của chúng ta không phải chỉ nhìn đến 2025, 2030 mà phải đặt đúng tầm nhìn xa hơn là đến năm 2045. Để đạt mục tiêu đó, trong bài viết của mình Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đã nêu lên 5 phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp.

Đó là những giải pháp rất toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước và hệ thống chính trị...

Theo ông, vì sao Tổng Bí thư, Chủ tịch nước yêu cầu Đại hội lần này đặt “tầm nhìn xa hơn đến giữa thế kỷ XXI” mà không phải là 5 năm, 10 năm như những Đại hội trước?

Từ đây đến giữa thế kỷ XXI, chúng ta có hai đấu mốc quan trọng. Trước hết là tới đến năm 2030, chúng ta kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Tầm nhìn xa hơn nữa, tức là 25 năm tới là năm 2045, nước ta kỷ niệm 100 năm thành lập nước.

Chúng ta muốn phấn đấu đến năm 2045 là nước như thế nào, trước hết phải đánh giá xem Việt Nam đang ở vị trí nào trên bản đồ phát triển thế giới. Đại hội lần này phải đánh giá việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XII, phải đánh giá 35 năm đổi mới của đất nước, 30 năm thực hiện Cương lĩnh của Đảng, đặc biệt là 10 năm thực hiện Cương lĩnh sửa đổi bổ sung 2011.

Trên cơ sở đó, chúng ta đánh giá xem tiềm năng, nguồn lực sắp tới chúng ta huy động là gì để có định hướng phát triển lâu dài; phát huy lòng yêu nước của người dân Việt Nam, của toàn thể dân tộc Việt Nam, mọi nguồn lực của xã hội và khơi dậy khát vọng để trở thành một nước phát triển.  

Đây cũng là việc chúng ta thực hiện mong ước của Bác Hồ là "nước ta sánh vai với các cường quốc năm châu".  

Đấy là khát vọng rất lớn lao của dân tộc ta, thể hiện qua bài viết của đồng chíTổng Bí thư, Chủ tịch nước. Khát vọng ấy đang thôi thúc gần 100 triệu dân Việt Nam làm thế nào để cả dân tộc, kể cả người Việt Nam trong và ngoài nước, mọi thành phần kinh tế, giai tầng trong xã hội, bất kể là theo tôn giáo, dân tộc nào đều có một mục tiêu chung, phấn đấu vì một nước Việt Nam hùng cường, phát triển.

Thể chế phát triển bền vững

Trong 5 giải pháp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đề cập trong bài viết, theo ông giải pháp nào đáng chú ý hơn cả?

Để đất nước ta đến năm 2045 trở thành một nước phát triển theo định hướng xã hội nghĩa, trở thành một nước phát triển có thu nhập cao thì cần phải thực hiện tổng hợp tất cả các giải pháp mà Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đề cập. Trong 5 giải pháp, tôi thấy có 2 giải pháp rất đáng chú ý. Đấy là giải pháp thứ nhất và giải pháp thứ 5, là những giải pháp có nhiều điều mới.

Giải pháp thứ nhất là sau 35 năm đổi mới đất nước, lần này Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh “tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tư duy, xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển bền vững về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, bảo vệ môi trường...”.

Đại hội XIII và con đường hướng tới Việt Nam hùng cường - Ảnh 2.

Chính phủ số là con đường phát triển Việt Nam hùng cường, thịnh vượng.

Điểm mới ở đây không phải chỉ là "thể chế kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa" mà Tổng Bí thư, Chủ tịch nước dùng “thể chế phát triển bền vững” trên tất cả các lĩnh vực về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường, an ninh quốc phòng, đối ngoại.

Tức là phạm vi rộng hơn chứ không dừng lại là "thể chế kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa". Đó là thể chế phát triển toàn diện đất nước một cách bền vững.

Giải pháp thứ 5 là “tăng cường xây dựng và chỉnh đốn Đảng, Nhà nước và toàn hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.

Trước đây, toàn Đảng ta từ Nghị quyết Trung ương 6 lần 2 thời nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu nhấn mạnh đến công tác “ xây dựng, chỉnh đốn Đảng”. Từ đó đến nay chúng ta vẫn nhấn mạnh đến “xây dựng, chỉnh đốn Đảng”.

Tuy nhiên, trong bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng lần này không dừng ở “xây dựng, chỉnh đốn Đảng” mà còn “xây dựng, chỉnh đốn Đảng, Nhà nước và toàn hệ thống chính trị”. Tức là làm thế nào để cả Đảng, Nhà nước và cả hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Cán bộ cấp cao nêu gương thì sức lan tỏa rất lớn

Trong giải pháp thứ 5, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước có nhấn mạnh đến “trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên; chức vụ càng cao càng phải gương mẫu”. Ông suy nghĩ gì về điều này?

Trong bài viết, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhắc lại Quy định 08 của Ban Chấp hành Trung ương về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Trung ương.

Tại sao chức vụ càng cao càng phải gương mẫu? Nếu cán bộ chức càng cao nêu gương thì sức lan tỏa rất lớn. Nếu như trong gia đình mà bố mẹ theo gương thì lan tỏa đến con cái trong gia đình. Tương tự trong một phường xã, quận huyện, tỉnh thành mà bí thư, chủ tịch nêu gương thì lan tỏa trong cả phường xã, quận huyện, tỉnh thành đó.

Nhưng nếu cả nước mà các Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Trung ương nêu gương thì sẽ lan tỏa ra cả nước. Đặc biệt là các cán bộ cấp cao, cán bộ chủ chốt như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, mọi hành động, mọi lời nói các đồng chí đó đều có sức lan tỏa rất lớn trong cán bộ, đảng viên và toàn xã hội. 

Nếu như lời nói của các cán bộ cấp cao mà tốt thì sẽ định hướng cho tư tưởng, tình cảm của cả nước tốt; nếu như những hành động của các đồng chí đó mà tốt thì sẽ là mộttấm gương để cho cán bộ, đảng viên, nhân dânlàm theo những việc tốt.

Thực tế của nước ta mấy năm gần đây cho thấy điều này rất rõ, cán bộ càng cao, sức lan tỏa, ảnh hưởng càng lớn. Trong thực tế như chúng ta thấy, một đồng chí cán bộ chủ chốt mà không lo cho đất nước, lo cho dân mà lại lo cho con mình, đưa con mình vào vị trí này, vị trí khác gây phản cảm trong xã hội và chính đồng chí đó mất uy tín. 

Một số đồng chí cán bộ cấp cao mà tìm cách này, cách khác, bố trí cho con mình, bố trí cho người nhà mình, bố trí cho cánh hẩu mình, cho nhóm lợi ích mình vào vị trí này, kia thì đều phản tác dụng trong xã hội. 

Những ai mà vượt lên chính mình, vượt lên sự cám dỗ của đồng tiền, của danh vọng như Bác Hồ nói là hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, xã hội và nhân dân thì được dân tôn kính. Còn những ai chỉ nhăm nhăm vào lợi ích của nhóm mình, của cánh hẩu mình, của gia đình mình, của cá nhân mình thì mất uy tín và người dân quay sẽ quay lưng lại. 

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Khai thác dữ liệu phục vụ chỉ đạo, điều hành tại trung tâm IOC: Kinh nghiệm của Bình Phước
    Xác định dữ liệu là nguồn tài nguyên quý trong kỷ nguyên số - một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của quá trình chuyển đổi số (CĐS), tỉnh Bình Phước đã sớm tập trung quan tâm tạo lập, khai thác, sử dụng, tăng cường chia sẻ, kết nối dữ liệu số cùng với việc thành lập IOC và những kết quả bước đầu thu được rất đáng ghi nhận.
  • Mỹ phạt nhà mạng vì chia sẻ vị trí của người dùng
    Chính phủ Mỹ đã đưa ra mức phạt hàng triệu USD đối với các nhà mạng AT&T, Sprint, T-Mobile và Verizon sau một cuộc điều tra cho thấy các nhà mạng lớn của nước này đã chia sẻ bất hợp pháp dữ liệu cá nhân của thuê bao mà không có sự đồng ý của họ.
  • 5 cách để nâng cao bảo mật khi sử dụng trình duyệt Chrome
    Trình duyệt Chrome đang được rất nhiều người tin dùng bởi độ ổn định và khả năng bảo mật. Tuy nhiên, sự phổ biến này cũng khiến nó trở thành mục tiêu của tin tặc.
  • Các công cụ bảo mật đám mây dựa trên AI
    Ngày nay, AI tiên tiến đang được đưa vào sử dụng ở mọi loại hình doanh nghiệp (AI). Một loạt các nhà cung cấp bảo mật bên thứ ba đã phát hành các công cụ bảo mật đám mây dưới sự hỗ trợ của AI. Dường như đây là một trong những xu hướng nóng nhất trong ngành.
  • Những người làm báo từ rừng về phố
    Ngày 30/4/1975, trong những cánh Giải phóng quân từ khắp nẻo tiến về Sài Gòn, có cả một đội quân nhà báo xuất phát từ các chiến khu hoặc hành quân theo các binh chủng, đã kịp thời có mặt, chứng kiến giây phút trọng đại: Giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước.
  • Oracle đầu tư mạnh vào AI tạo sinh, đáp ứng xu hướng "chủ quyền dữ liệu"
    Nhà cung cấp dịch vụ cơ sở hạ tầng đám mây của Hoa Kỳ Oracle đang tăng cường các tính năng trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh của mình khi cạnh tranh trên thị trường điện toán đám mây (ĐTĐM) ngày càng khốc liệt và ngày càng có nhiều công ty nhảy vào lĩnh vực AI.
  • Mỹ lập hội đồng khuyến nghị ứng dụng AI an toàn cho hạ tầng trọng yếu
    Chính phủ Mỹ đã yêu cầu các công ty trí tuệ nhân tạo (AI) đưa ra khuyến nghị cách sử dụng công nghệ AI để bảo vệ các hãng hàng không, dịch vụ công cộng và cơ sở hạ tầng trọng yếu khác, đặc biệt là chống các cuộc tấn công sử dụng AI.
  • Làm gì để phát triển tài năng chuyển đổi?
    Partha Srinivasa, Giám đốc CNTT (CIO) của nhà cung cấp bảo hiểm tài sản và tai nạn Erie có trụ sở tại Pennsylvania, Mỹ đã chia sẻ về cách tiếp cận của ông trong việc xây dựng đội ngũ nhân viên có tinh thần chuyển đổi.
  • Báo chí ở mặt trận Điện Biên Phủ
    Chiến dịch Điện Biên Phủ là cuộc “hội quân” của cả nước. Trong cuộc “hội quân” lịch sử đó có sự tham gia và đóng góp không nhỏ của “đội quân báo chí”.
  • Những ấn phẩm đặc biệt kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ
    Bộ ấn phẩm kỉ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ do Nhà xuất bản (NXB) Kim Đồng ấn hành, góp phần nhắc nhớ thế hệ trẻ về một thời hoa lửa, tự hào về khí phách Việt Nam, biết ơn các thế hệ cha anh đi trước, và trân trọng nền hòa bình mà chúng ta đang sống hôm nay.
Đại hội XIII và con đường hướng tới Việt Nam hùng cường
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO