Đài PTTH Lai Châu với công tác phát thanh, truyền hình tiếng dân tộc

BBT| 10/12/2020 11:06
Theo dõi ICTVietnam trên

Trong xu thế hội nhập, đổi mới thông tin phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là yêu cầu tất yếu của các cơ quan truyền thông, báo chí.

Từ thực tế đó, Đài Phát thanh - truyền hình (PTTH) Lai Châu đã nỗ lực làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền, từng bước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị, trở thành cầu nối của Đảng với nhân dân, góp phần nâng cao dân trí cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Đài PTTH Lai Châu với công tác phát thanh, truyền hình tiếng dân tộc - Ảnh 1.

Biên tập viên Đài PTTH Lai Châu

Thực hiện Chỉ thị số 525 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục phát triển phát thanh và truyền hình ở miền núi và vùng dân tộc...; Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 7 (BCHTW khoá IX) (2005)  nêu rõ: “Tăng thời lượng và nâng cao chất lượng các chương trình phát thanh, truyền hình bằng tiếng dân tộc thiểu số” Đài PTTH Lai Châu ngoài sản xuất các chương trình tiếng phổ thông phục vụ công tác truyền thông đại chúng còn chú trọng công tác PTTH tiếng dân tộc. Ngày mới thành lập (25/3/2004), Đài chỉ có 3 thứ tiếng phát thanh (Thái, Mông, Hà Nhì), đến nay Đài PTTH Lai Châu đã có 4 thứ tiếng dân tộc (Thái, Mông, Dao, Hà Nhì) cả chương trình phát thanh và truyền hình.

Sau 16 năm chia tách, công tác PTTH ở Lai Châu đã phát triển về chất lượng truyền thông và cả về số lượng tuyên truyền thông tin về cơ sở. Năm 2019, riêng về mảng PTTH tiếng dân tộc Đài Lai Châu đã sản xuất được hơn 1.000 chương trình phát thanh tiếng dân tộc, thời lượng 30 phút/chương trình, được phát sóng từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần ở tất cả 58 Đài, Trạm Phát thanh FM và Truyền thanh không dây trên 8 huyện, thị, so với giai đoạn năm 2010 – 2015 phát thanh đã tăng trên 50%. Chương trình truyền hình tiếng dân tộc sản xuất trên 300 chương trình tiếng Mông, Thái, Dao và chương trình truyền hình tiếng Hà Nhì chính thức được phát sóng từ ngày 5 tháng 4 năm 2019. Các chương trình truyền hình tiếng dân tộc ngoài phát sóng trên kênh LTV còn gửi cộng tác phát sóng trên kênh VTV5 Đài Truyền hình Việt Nam hơn 110  chương trình tiếng dân tộc.

Đài PTTH Lai Châu với công tác phát thanh, truyền hình tiếng dân tộc - Ảnh 2.

Phóng viên Đài PTTH Lai Châu tác nghiệp tại hiện trường

Năm 2020 , Đài PTTH Lai Châu đã sản xuất và phát sóng 36 chương trình truyền hình tiếng Thái, 36 chương trình truyền hình tiếng Mông, 36 chương trình truyền hình tiếng Dao phát trên VTV5- Đài THVN; 60 chuyên mục, phóng sự gửi cổng thông tin điện tử khu vực; Tổng số chương trình phát sóng/ngày” 17,42 giờ/ngày; Số giờ chương trình Đài tự sản xuất mới/ngày: 3,3 giờ/ngày. 1.044 chương trình phát thanh với 4 thứ tiếng dân tộc (Mông, Thái, Dao, Hà Nhì). Thực hiện 2.610 tin; 1.044 bài, phóng sự; Tổng số chương trình phát sóng/ngày” 7,4 giờ/ngày; Số giờ chương trình Đài tự sản xuất mới/ngày: 2,2 giờ/ngày.

Công tác PTTH tiếng dân tộc là một loại hình báo chí không chỉ tuyên truyền chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước đến đồng các dân tộc thiểu số mà còn góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc, nhất là trong thời kỳ đổi mới hiện nay. Những con số mà Đài PTTH tỉnh Lai Châu phấn đấu thực hiện trong nhiều năm qua là kết quả của  sự nỗ lực trong công tác tuyên truyền phục vụ nhân dân, đồng thời là tiền đề để Đài PTTH Lai Châu phát triển toàn diện và từng bước vươn lên sánh kịp với các tỉnh trong khu vực, đồng thời xây dựng đội ngũ cán bộ tinh thông, chuyên nghiệp và hiện đại.

BBT

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • "Báo chí trong kỷ nguyên mới phải sáng tạo, đổi mới mạnh mẽ"
    Phó Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Phan Xuân Thuỷ nhấn mạnh: Báo chí trong kỷ nguyên mới phải sáng tạo, đổi mới mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu của công chúng, theo kịp sự phát triển của thời đại, công cuộc chuyển đổi số của đất nước.
  • 75 năm thành lập Hội Nhà báo Việt Nam: Những truyền thống vẻ vang
    Cách đây 75 năm, ngày 21/4/1950, tại xóm Roòng Khoa, xã Ðiềm Mặc, huyện Ðịnh Hóa, tỉnh Thái Nguyên đã diễn ra Đại hội thành lập Hội Những người viết báo Việt Nam, nay là Hội Nhà báo Việt Nam.
  • Báo chí trong bối cảnh bùng nổ mạng xã hội và chuyển đổi số
    Báo chí là một trong những loại hình phương tiện truyền thông đại chúng hiện đại. Các tác phẩm, sản phẩm báo chí luôn phải mang đến công chúng những giá trị thông tin thời sự, chân thật, khách quan về các sự kiện, vấn đề diễn ra trong đời sống xã hội. Dù trong bối cảnh phát triển nào thì các loại hình báo chí vẫn đóng vai trò quan trọng là phương tiện truyền thông chủ lực, thiết yếu dẫn dắt, định hướng dư luận xã hội.
  • Duy trì cam kết với cổ đông, VPBank năm thứ 3 liên tiếp trả cổ tức tiền mặt
    Năm thứ 3 liên tiếp, VPBank dự kiến duy trì chính sách cổ tức tiền mặt, thể hiện năng lực tài chính vững mạnh, chiến lược tăng trưởng hợp lý và cam kết mang lại lợi ích lớn nhất cho cổ đông.
  • Cảnh báo lợi dụng hình thức "xe ôm công nghệ" để lừa đảo
    Công an thành phố Hà Nội cho biết thời gian qua, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an thành phố đã xử lý nhiều vụ việc liên quan đến hành vi chiếm đoạt tài sản của khách hàng do các đối tác tài xế xe công nghệ thực hiện.
Đừng bỏ lỡ
Đài PTTH Lai Châu với công tác phát thanh, truyền hình tiếng dân tộc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO