Đầu tư hơn 10 tỷ USD, Amazon xây mạng Internet vệ tinh tham vọng

Hoàng Linh| 03/08/2020 17:32
Theo dõi ICTVietnam trên

Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ (FCC) vừa công bố Amazon có thể xây dựng hệ thống Internet vệ tinh đầy tham vọng của mình, cạnh tranh với mạng Starlink của SpaceX.

Dự án của Amazon, có tên là Kuiper, sẽ phóng 3.236 vệ tinh lên quỹ đạo trái đất tầm thấp. Amazon cho biết sẽ triển khai các vệ tinh theo 5 giai đoạn, bắt đầu cung cấp dịch vụ băng rộng khi đã phóng lên 578 vệ tinh lên quỹ đạo.

Đầu tư hơn 10 tỷ USD, Amazon xây mạng Internet vệ tinh tham vọng - Ảnh 1.

Jeff Bezos, Người sáng lập và Giám đốc điều hành của Amazon

"Chúng tôi công bố rằng việc cấp phép dự án Kuiper, một hệ thống vệ tinh được thiết kế để tăng tính khả dụng của dịch vụ băng rộng tốc độ cao cho người dùng, chính phủ và doanh nghiệp", Thư ký của FCC Marlene Dortch cho biết.

Sau khi FCC công bố việc cấp phép này, Amazon cho biết sẽ đầu tư hơn 10 tỷ USD vào Kuiper.

Phó chủ tịch cấp cao của Amazon Dave Limp cho biết trong một tuyên bố: "Vẫn còn quá nhiều nơi chưa thể truy cập Internet băng thông rộng. Kuiper sẽ thay đổi điều đó. Đầu tư 10 tỷ USD vào dự án sẽ tạo thêm nhiều việc làm và cơ sở hạ tầng trên khắp nước Mỹ sẽ giúp thu hẹp khoảng cách truy cập này".

Amazon chưa đưa một mốc thời gian cho Kuiper và FCC cho biết công ty chưa hoàn thành thiết kế vệ tinh. Nhưng Morgan Stanley đã tuyên bố mạng Internet tốc độ cao có tiềm năng trở thành cơ hội trị giá 100 tỷ USD cho công ty của Jeff Bezos.

Kuiper đã sẵn sàng để đi cùng với mạng lưới các vệ tinh Internet tốc độ cao Starlink của SpaceX, công ty của Elon Musk, đã nhanh chóng ra mắt trong năm ngoái. SpaceX đã ra mắt hơn 500 vệ tinh Starlink và đặt mục tiêu bắt đầu cung cấp dịch vụ băng rộng trực tiếp cho người dùng vào cuối năm nay.

SpaceX đã có những phản hồi về cách tiếp cận của Kuiper về các mảnh vỡ quỹ đạo. Trong khi Amazon nhấn mạnh rằng sẽ loại bỏ các vệ tinh của mình khỏi quỹ đạo trong vòng 355 ngày kể từ khi phóng lên, thì SpaceX cho rằng Kuiper "đã chưa gửi một phân tích rủi ro về các mảnh vỡ vệ tinh của Amazon, có thể xảy ra xác suất gây thương vong cho con người". FCC cho biết Amazon sẽ phải tiếp tục giải trình kế hoạch giảm thiểu mảnh vỡ vệ tinh.

Đáng chú ý, SpaceX không phải là công ty duy nhất tác động đến lùi việc xem xét hồ sơ của Amazon. Iridium Communications, Hughes Network Systems, Intelsat, Inmarsat, SES, WorldVu, telesat và Theia cũng đã có những bình luận về hoặc kiến nghị phản đối hồ sơ Kuiper.

Tiếp cận không gian của Amazon

Amazon đã liên tục mở rộng phạm vi hoạt động trong ngành vũ trụ, gần đây nhất là thành lập một đơn vị mới gọi là Giải pháp hàng không vũ trụ và vệ tinh thuộc bộ phận Dịch vụ web của Amazon.

Đầu tư hơn 10 tỷ USD, Amazon xây mạng Internet vệ tinh tham vọng - Ảnh 2.

Jeff Bezos, người sáng lập Amazon, Blue Origin và chủ sở hữu của tờ The Washington Post, giới thiệu tàu đổ bộ mặt trăng mới phát triển có tên Blue Moon và đưa ra một bản cập nhật về Blue Origin và tiến trình, tầm nhìn về không gian để mang lại lợi ích cho trái đất tại Trung tâm hội nghị Walter E. Washington. (Ảnh: The Washington Post | Getty Images)

Mặc dù tách biệt hoàn toàn với Amazon, Bezos cũng điều hành một liên doanh vũ trụ khác có tên Blue Origin đang phát triển tên lửa và tàu vũ trụ thế hệ tiếp theo như tàu đổ bộ mặt trăng để đưa con người trở lại mặt trăng. Một nhóm do Blue Origin chủ trì gần đây đã giành được hợp đồng trị giá 579 triệu USD của NASA khi cạnh tranh với SpaceX của Elon Musk, và nhà thầu hàng không vũ trụ Dynetics để chế tạo tàu vũ trụ giúp cơ quan này đạt được mục tiêu hạ cánh trên mặt trăng vào năm 2024.

Kuiper là tên của một vành đai các vật thể bao gồm các tiểu hành tinh và các hành tinh lùn (dwarf planets), được đặt theo tên của nhà thiên văn học người Mỹ gốc Hà Lan Gerard Kuiper.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Bưu điện Việt Nam đảm bảo không gián đoạn dịch vụ khi thay đổi địa giới hành chính
    Bưu điện Việt Nam đã chủ động triển khai hàng loạt giải pháp đồng bộ để đảm bảo dịch vụ không gián đoạn, người dân không bị ảnh hưởng và không phát sinh thêm chi phí trong bối cảnh thay đổi địa giới hành chính từ ngày 1/7/2025.
  • AI có thể giúp giảm thiểu khoảng 70 tỷ USD chi phí tổn thất thiên tai trực tiếp
    Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giúp giảm thiểu khoảng 70 tỷ USD chi phí tổn thất thiên tai trực tiếp hàng năm đến năm 2050. Điều này đã được Deloitte Toàn cầu đưa ra trong báo cáo mới đây.
  • AI lõi "Make in Viet Nam" được xếp hạng Top 12 thế giới
    Trong bối cảnh chuyển đổi số, chuyển đổi AI tại Việt Nam đang diễn ra, công nghệ OCR (Nhận dạng ký tự quang học) ngày càng giữ vai trò quan trọng trong việc số hóa tài liệu, tự động hóa quy trình nghiệp vụ, tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả quản trị.
  • Làm sao để tăng hiệu quả bảo mật môi trường đa đám mây?
    Khi cuộc tranh luận về việc nên triển khai hệ thống máy chủ tại chỗ hay trên đám mây đã dần lắng xuống, doanh nghiệp (DN) giờ đây lại phải đối mặt với một bài toán khác khó khăn hơn: làm thế nào để bảo mật hiệu quả môi trường đa đám mây (multicloud)?
  • Cỗ máy gia tốc từ Nghị quyết 57: Một bài học sống động
    Sau nửa năm triển khai Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị (2/1/2025 – 29/6/2025), CT Group đã tổ chức Lễ Sơ kết 6 tháng triển khai Nghị quyết 57-NQ/TW với hàng loạt sản phẩm hoàn thiện rất phong phú từ Khoa học, Công nghệ, Chuyển đổi số đến Đổi mới sáng tạo. Thành tựu đạt được chính là minh chứng sống động cho khát vọng làm chủ công nghệ lõi, tạo lực đẩy đột phá và nâng cao năng lực cạnh tranh, cùng vị thế quốc gia trên tiến trình hội nhập, vì một Việt Nam hùng cường.
Đừng bỏ lỡ
Đầu tư hơn 10 tỷ USD, Amazon xây mạng Internet vệ tinh tham vọng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO