Chuyển đổi số

Để Đồng bằng sông Hồng trở thành trung tâm KHCN, ĐMST, CĐS hàng đầu cả nước

PV 06:44 13/02/2023

Thủ tướng yêu cầu phát triển Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) trở thành trung tâm Khoa học và Công nghệ (KH&CN) gắn với đổi mới sáng tạo (ĐMST), chuyển đổi số (CĐS) hàng đầu của cả nước; đẩy mạnh đào tạo, phát triển nguồn nhân lực KH&CN; khuyến khích doanh nghiệp (DN) liên kết, đầu tư, phát triển KHCN.

Ngày 12/2 tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đã diễn ra Hội nghị triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 23/11/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng ĐBSH đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Xúc tiến đầu tư vùng với chủ đề "Liên kết phát triển - Đổi mới sáng tạo - Xanh và Bền vững".

8.jpg
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị

ĐBSH là vùng đi đầu trong nghiên cứu, ứng dụng KHCN và ĐMST

Chia sẻ tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt cho biết ĐBSH là vùng đi đầu trong nghiên cứu, ứng dụng KH&CN và ĐMST.

Toàn vùng có trên 500 tổ chức KH&CN, 291 tổ chức nghiên cứu phát triển (R&D), có 14/17 phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia; tốc độ đổi mới công nghệ (giai đoạn 2016-2020) đạt 51,7%. Tỉ lệ đóng góp của KH&CN (thông qua chỉ số TFP) vào tăng trưởng kinh tế vùng giai đoạn 2016-2020 đạt 48,1%; hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST phát triển mạnh mẽ trong đó hạt nhân là Thủ đô Hà Nội.

Hoạt động KH&CN đã có tác động tích cực tới phát triển KTXH, bảo đảm quốc phòng an ninh của vùng ĐBSH; thể hiện rõ vai trò đồng hành của KH&CN trong sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Nhiều dự án, đề án KH&CN liên kết giữa doanh nghiệp (DN) với các tổ chức KH&CN đã được triển khai. Nhiều tập đoàn, DN đã đầu tư hàng nghìn tỷ đồng vào các dự án sản xuất công nghiệp hiện đại, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thành công. Nhiều công nghệ hiện đại, tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhất là trong nông nghiệp được triển khai, ứng dụng, mang lại hiệu quả và có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc, góp phần phát triển KTXH toàn vùng.

"Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng KH&CN và ĐMST, tạo động lực phát triển ĐBSH rất có ý nghĩa vì không chỉ quan trọng đối với vùng mà còn cho cả nước. Vì KH&CN và ĐMST không phát triển thì Việt Nam sẽ rất khó để bắt kịp với tốc độ phát triển nhanh chóng của thế giới", Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt cho biết.

2(1).jpg
Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt phát biểu tại Hội nghị

Để ĐBSH trở thành trung tâm KH&CN, ĐMST hàng đầu cả nước, Bộ KH&CN đề nghị cần hoàn thiện hệ thống pháp luật về KH&CN; đổi mới toàn diện hoạt động quản lý, triển khai các nhiệm vụ KH&CN các cấp theo hướng công khai, minh bạch, khách quan, đơn giản hóa thủ tục hành chính (TTHC); CĐS quy trình quản lý, cơ sở dữ liệu (CSDL) các nguồn lực KH&CN, ĐMST…

Đồng thời, phát triển hệ thống các trung tâm ĐMST vùng, các trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo nhằm phát triển, tích hợp hình thành các cụm liên kết ĐMST với các khu công nghệ cao, trường đại học, viện nghiên cứu; tăng cường đầu tư, sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực đầu tư cho KH&CN, ĐMST; bảo đảm chi cho KH&CN, ĐMST từ 2% trở lên trong tổng chi ngân sách nhà nước hằng năm và tăng dần theo yêu cầu phát triển của sự nghiệp KH&CN.

Cùng với đó, kết nối giữa các cơ sở đào tạo và DN để thống nhất nhu cầu về nhân lực nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và ĐMST của DN; đẩy mạnh xã hội hóa và đa dạng hóa các chương trình đào tạo cho nhân lực quản trị công nghệ và quản lý cho DN ở các trình độ/cấp độ khác nhau; Nhà nước cần hỗ trợ DN nâng cao khả năng tiếp cận thông tin công nghệ trong nước và quốc tế; xây dựng, cung cấp các công cụ và dịch vụ phân tích thông tin sáng chế và dự báo xu hướng phát triển công nghệ để định hướng cho hoạt động KH&CN, ĐMST…

Cũng tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết những nhiệm vụ trọng tâm cần giải quyết và các khâu đột phá của chính sách phát triển công nghiệp vùng ĐBSH cần khai thác và phát huy trên cơ sở thế mạnh về địa chính trị, địa kinh tế, điều kiện tự nhiên, các giá trị văn hoá, lịch sử để huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, nhất là đất đai, nhân lực chất lượng cao, ứng dụng KH&CN, ĐMST, phát triển kinh tế số, cải cách TTHC, môi trường đầu tư kinh doanh, thu hút nguồn lực đầu tư từ các thành phần kinh tế.

Đi liền đó là tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, phát triển chính phủ điện tử, xây dựng chính quyền số; tập trung rà soát, cắt giảm mạnh mẽ các thủ tục, điều kiện đầu tư, kinh doanh không còn phù hợp…; chú trọng nâng cao hiệu quả cung cấp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) mức độ 3, mức độ 4 ở tất cả các TTHC nhằm rút ngắn thời gian và tiết giảm thực chất chi phí cho DN, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và lợi thế thu hút đầu tư của các địa phương trong vùng ĐBSH; hoàn thiện thể chế thu hút đầu tư nước ngoài để phát triển công nghiệp vùng theo hướng hiện đại, công nghệ cao, ít phát thải khí nhà kính, có khả năng cạnh tranh và giá trị gia tăng cao, tham gia sâu, toàn diện vào chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu.

6.jpg
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên phát biểu tại Hội nghị

Xây dựng và phát triển các khu, trung tâm khởi nghiệp, ĐMST, trí tuệ nhân tạo, khu công nghệ cao

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các bộ ngành và đặc biệt là các địa phương trong vùng ĐBSH nghiêm túc quán triệt 5 quan điểm phát triển vùng ĐBSH trong Nghị quyết 30 của Bộ Chính trị. Thủ tướng nhấn mạnh quan điểm: "Khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế vượt trội để phát triển nhanh, bền vững vùng ĐBSH thực sự là vùng động lực phát triển hàng đầu, có vai trò định hướng, dẫn dắt quá trình cơ cấu lại nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng của đất nước".

Trong đó, cần đặc biệt quan tâm tập trung một số lĩnh vực gồm hạ tầng chiến lược kết nối (gồm hạ tầng cứng và mềm, hạ tầng giao thông, văn hóa, giáo dục, y tế…), CĐS, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức, bảo vệ môi trường; đẩy mạnh phát triển kinh tế vùng, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển kinh tế biển; cơ cấu lại ngành công nghiệp theo hướng hiện đại, công nghệ cao, ứng dụng nền tảng số, thân thiện với môi trường.

Về phát triển KHCN, ĐMST, CĐS, Thủ tướng yêu cầu phát triển vùng trở thành trung tâm KH&CN gắn với ĐMST, CĐS hàng đầu của cả nước; đẩy mạnh đào tạo, phát triển nguồn nhân lực KH&CN; khuyến khích DN liên kết, đầu tư, phát triển KHCN.

Bên cạnh đó, xây dựng và phát triển các khu, trung tâm khởi nghiệp, ĐMST, trí tuệ nhân tạo, khu công nghệ cao; nghiên cứu xây dựng Trung tâm Khởi nghiệp, ĐMST vùng; phát triển hệ sinh thái ĐMST vùng. Thủ tướng lưu ý Bộ KH&CN khẩn trương bàn giao Khu công nghệ cao Hòa Lạc về thành phố Hà Nội, đồng thời Bộ phát huy vai trò kiến tạo để đất nước có thêm nhiều khu công nghệ cao khác.

Thủ tướng cũng yêu cầu ĐBSH phát huy vai trò là trung tâm hàng đầu cả nước về giáo dục, đào tạo, phát triển nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4./.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Báo chí quốc tế viết gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?
    Sự kiện Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 thu hút sự chú ý trong - ngoài nước và cả nhiều cơ quan truyền thông quốc tế.
  • “AI như là một chiếc gương đen”
    Bài báo "AI is the Black Mirror" của Philip Ball cung cấp một cái nhìn chi tiết về trí tuệ nhân tạo (AI) và tác động của nó đến nhận thức con người.
  • Chất lượng thông tin báo chí về kinh tế - Vai trò, yêu cầu thước đo và giải pháp cần có
    Báo chí kinh tế cần là diễn đàn thực thụ cho doanh nghiệp, không chỉ cung cấp thông tin. Thông tin cần chính xác và kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp trong điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
  • Những “ngọn đuốc” ở bản
    Ở Tuyên Quang, người có uy tín là những người đi đầu thay đổi nếp nghĩ, cách làm của bà con dân tộc thiểu số (DTTS). Họ như những “ngọn đuốc” đi trước, thắp sáng, lan tỏa tinh thần trách nhiệm, nêu gương với cộng đồng. Gương mẫu, uy tín, những người có uy tín đã và đang góp sức xây dựng bản làng, thôn xóm ngày càng ấm no, giàu mạnh.
  • 5 lý do để tăng cường bảo mật mạng
    Các chương trình an ninh mạng đã phát triển đáng kể trong vài thập kỷ qua. Sự ra đời của điện toán đám mây đã phá vỡ ranh giới an ninh mạng thông thường của của các doanh nghiệp, buộc các tổ chức phải liên tục cập nhật những chiến lược phòng thủ của mình.
Đừng bỏ lỡ
Để Đồng bằng sông Hồng trở thành trung tâm KHCN, ĐMST, CĐS hàng đầu cả nước
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO