Đến năm 2025: 100% hộ gia đình có địa chỉ số

Trường Thanh| 31/05/2022 08:11
Theo dõi ICTVietnam trên

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam vừa ký Quyết định 654/QĐ-TTg ngày 30/5/2022 phê duyệt Chiến lược phát triển bưu chính đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030. Chiến lược hướng đến 100% điểm phục vụ bưu chính có khả năng phục vụ người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến (DVCTT), 100% hộ gia đình có địa chỉ số.

Chiến lược đặt mục tiêu đến năm 2025, 100% hộ gia đình có địa chỉ số; phấn đấu 100% hộ sản xuất nông nghiệp (SXNN) tham gia giao dịch trên các sàn thương mại điện tử (TMĐT) do doanh nghiệp (DN) bưu chính Việt Nam sở hữu; phấn đấu 100% sản phẩm giao dịch trên sàn TMĐT do DN bưu chính Việt Nam sở hữu phải được gắn thương hiệu, có truy xuất nguồn gốc.

Chiến lược cũng hướng đến 100% điểm phục vụ bưu chính có khả năng phục vụ người dân sử dụng DVCTT. Việt Nam thuộc nhóm 40 nước dẫn đầu theo đánh giá xếp hạng của Liên minh Bưu chính Thế giới (UPU)...

Bưu chính Việt Nam hướng đến 100% hộ gia đình có Địa chỉ số - Ảnh 1.

Chiến lược hướng đến 100% điểm phục vụ bưu chính có khả năng phục vụ người dân sử dụng DVCTT.

Một trong các nhiệm vụ và giải pháp của Chiến lược là phát triển hạ tầng bưu chính. Theo đó, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng, vận hành và chia sẻ, sử dụng chung hạ tầng bưu chính.

Về hạ tầng mạng lưới, xây dựng các Trung tâm bưu chính vùng, khu vực có tích hợp các giải pháp công nghệ hiện đại để tối ưu hóa hoạt động giao nhận vận chuyển cho hoạt động TMĐT, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia về logistics; phát triển và duy trì hoạt động ổn định mạng điểm phục vụ bưu chính rộng khắp cả nước; phát triển các bưu cục thông minh cung cấp dịch vụ bưu chính số.

DN bưu chính được khuyến khích sở hữu phương tiện vận tải hàng không; đẩy mạnh khai thác mạng bưu chính công cộng để người dân, nhất là các đối tượng yếu thế trong xã hội được tiếp cận các dịch vụ bưu chính, dịch vụ số của Chính phủ.

Chiến lước nêu rõ, về hạ tầng số, hoàn thiện nền tảng địa chỉ số Việt Nam gắn với bản đồ số quốc gia phục vụ cho phát triển TMĐT và kinh tế số; hình thành cổng dữ liệu quốc gia về bưu chính; thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn, hướng tới hình thành hệ sinh thái dữ liệu mở.

Các sàn TMĐT của DN bưu chính Việt Nam được phát triển để các hộ SXNN và người dân có thể giao dịch mua bán sản phẩm, hàng hóa trên môi trường số. Xây dựng các nền tảng quản lý, vận hành kho bãi, chuyển phát... kết nối giữa chủ hàng, các DN bưu chính và khách hàng.

Các DN bưu chính được khuyến khích, tạo điều kiện để đầu tư, phát triển hạ tầng số có ứng dụng các công nghệ hiện đại của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Về hạ tầng dữ liệu, xây dựng và phát triển các cơ sở dữ liệu chuyên ngành trong lĩnh vực bưu chính; ứng dụng các công nghệ dữ liệu lớn (big data) trong việc xây dựng, lưu trữ dữ liệu bưu chính, cho phép sử dụng chung.

Chiến lược cũng đặt ra nhiệm vụ và giải pháp khác là phát triển dịch vụ bưu chính. Theo đó, phát triển thị trường bưu chính theo hướng bảo đảm cung cấp công bằng, ổn định, có chất lượng các dịch vụ bưu chính công ích (BCCI) tới mọi người dân; mở rộng hệ sinh thái, mở rộng không gian hoạt động mới, thúc đẩy phát triển kinh tế số và tham gia góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững. Trong đó, mở rộng phạm vi dịch vụ BCCI, tập trung mở rộng phạm vi dịch vụ bưu chính phổ cập; bảo đảm cung cấp dịch vụ bưu chính phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước đáp ứng các yêu cầu về chất lượng và thời gian (liên tục 24 giờ/ngày và 7 ngày/tuần, kể cả ngày nghỉ lễ, Tết).

Với nhóm dịch vụ bưu chính cạnh tranh (ngoài phạm vi công ích), Chiến lược đặt ra yêu cầu phát triển các dịch vụ hoàn tất đơn hàng cho TMĐT và giao hàng chặng cuối cho logistics, chuỗi cung ứng.

Cùng với đó sử dụng nền tảng tích hợp các dịch vụ bưu chính truyền thống đáp ứng tối đa các nhu cầu của khách hàng trong kỷ nguyên số nhằm tăng doanh thu, nâng cao chất lượng hiệu quả; tự động hoá, thông minh hóa, tối ưu hoá các quy trình xử lý công việc, mở rộng thị trường và tăng doanh thu lĩnh vực bưu chính.

Trước đó, ngày 22/3/2022, Bộ TT&TT đã ban hành Quyết định số 509/QĐ-BTTTT về Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ bưu chính không thuộc dịch vụ BCCI.

Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ bưu chính không thuộc dịch vụ BCCI là bước đi cụ thể để đánh giá kết quả thực hiện chỉ tiêu thời gian toàn trình bưu gửi theo mức đã công bố với khách hàng và đánh giá tỷ lệ phần trăm bưu gửi được phát thành công đến địa chỉ nhận trong vòng 15 ngày kể từ ngày gửi. Đồng thời đánh giá độ hài lòng của khách hàng về quá trình cung ứng dịch vụ của DN.

Theo Quyết định, Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ bưu chính không thuộc dịch vụ BCCI xác định 3 tiêu chí bao gồm: Thời gian toàn trình bưu gửi; độ an toàn bưu gửi; độ hài lòng của khách hàng. 

Trong đó, độ hài lòng của khách hàng nêu rõ: DN được khách hàng ưa thích nhất/sử dụng nhiều nhất; DN có nhiều loại hình dịch vụ, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng nhất; DN có tác phong phục vụ, thái độ ứng xử với khách hàng tốt nhất; DN có mức độ sẵn sàng phục vụ khách hàng cao nhất (thu gom tận nơi, tiếp cận điểm phục vụ dễ dàng, thời gian thu gom nhanh chóng… ); DN thực hiện xử lý khiếu nại nhanh nhất; DN có chính sách bồi thường phù hợp nhất; DN có các ứng dụng CNTT cung cấp dịch vụ, theo dõi đơn hàng… ưu việt và dễ sử dụng nhất; DN có giá cước phù hợp với chất lượng dịch vụ cung ứng nhất.

Bộ tiêu chí cũng nêu rõ kết quả đánh giá, xếp hạng thứ tự các tiêu chí và được công bố trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ TT&TT và Sách Bưu chính thường niên./.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Xây dựng hạ tầng cho mạng 5G tương lai của Việt Nam
    Đông Nam Á là một trong những khu vực có tốc độ phát triển nhanh nhất trên thế giới. Dự kiến tới năm 2030, ASEAN (gồm 10 quốc gia Đông Nam Á) sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ tư toàn cầu. Phần lớn động lực thúc đẩy sự phát triển này đến từ sự vận động và tăng trưởng không ngừng của nền kinh tế số trong khu vực, với giá trị ước tính lên đến gần 1 nghìn tỉ đô-la vào năm 2030.
  • Samsung Networks giải bài toán khó
    Doanh số bán hàng mảng kinh doanh mạng của Samsung đang giảm tốc so với Ericsson và Nokia.
  • Hệ sinh thái Viettel 5G2B gỡ "nút thắt" của sản xuất thông minh
    Máy móc vận hành tự động, robot xuất hiện ở mọi công đoạn để giảm sức người, hoạt động sản suất được giám sát toàn trình… và tất cả được kết nối trên nền tảng một mạng 5G riêng chính là viễn cảnh sản xuất thông minh mà 5G2B của Viettel đã hiện thực hoá.
  • Kiosk y tế thông minh giúp người dân dễ dàng đăng ký khám chữa bệnh
    Hệ thống Kiosk y tế thông minh giúp người dân có thể tự đăng ký khám, chữa bệnh và thanh toán viện phí nhanh chóng, dễ dàng. Đồng thời, các y, bác sĩ có thể chủ động tiếp nhận thông tin, theo dõi lịch sử khám, chữa bệnh của bệnh nhân thuận tiện hơn.
  • Để mọi người dân có thể sử dụng trợ lý ảo khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến
    Ứng dụng trợ lý ảo để hỗ trợ người dân thực hiện các dịch vụ công trực tuyến là một xu hướng đã được nhiều quốc gia trên thế giới tiến hành. Tại Việt Nam, một số địa phương cũng đã và đang tiến đến dùng chatbot, tuy nhiên, hiệu quả vẫn chưa cao.
  • Đưa tiếng nói và kinh nghiệm của trẻ em vào các thảo luận về an toàn trực tuyến
    Một trong những giải pháp nhằm bảo vệ trẻ em trên môi trường Internet là đưa tiếng nói và kinh nghiệm của trẻ em vào các cuộc thảo luận về an toàn trực tuyến, cũng như cung cấp cho các em một nền tảng để các em tự mình thể hiện những việc cần làm trên không gian mạng.
  • Tăng tốc chuyển đổi số với hệ sinh thái ứng dụng 5G của Viettel
    Hệ sinh thái ứng dụng 5G của Viettel mang đến sự đột phá về khả năng tự động hóa, tạo ra sự thay đổi toàn diện trong vận hành ở 7 lĩnh vực trọng điểm như sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải và logistics, nông nghiệp, y tế, giáo dục, năng lượng và thành phố thông minh.
  • Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số TP. Hà Nội lần thứ IV diễn ra thành công, tốt đẹp
    Ngày 5/11, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô đã diễn ra phiên chính thức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số TP. Hà Nội lần thứ IV năm 2024 với sự tham dự của 250 đại biểu đại diện cho cộng đồng các dân tộc trên địa bàn Thủ đô.
  • Giải pháp để nâng cao năng lực báo chí viết về kinh tế
    Để nâng cao năng lực báo chí viết về kinh tế cần tăng cường hoạt động nghiên cứu để xây dựng hệ giá trị, mô hình đào tạo và phát triển đội ngũ nhà báo viết về kinh tế; xây dựng bộ chỉ số đo năng lực các cơ quan báo chí về chủ đề kinh tế; thúc đẩy song song các hoạt động nghiên cứu - đào tạo - bồi dưỡng...
  • FPT Shop ‘bùng nổ’ ưu đãi Black Friday dành riêng cho SIM FPT
    Từ nay đến hết ngày 30/11, FPT Shop triển khai chương trình ưu đãi Black Friday dành riêng cho SIM FPT với hàng loạt gói cước siêu hấp dẫn, giúp bạn thỏa sức lướt mạng, xem phim, kết nối mọi lúc mọi nơi với chi phí tiết kiệm nhất.
Đến năm 2025: 100% hộ gia đình có địa chỉ số
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO