Dịch vụ công mức độ 4 của các các bộ, ngành, địa phương tăng gấp đôi

Yên Viên| 09/07/2020 09:36
Theo dõi ICTVietnam trên

Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 là một văn bản có ý nghĩa quan trọng để thực hiện Chính phủ điện tử (CPĐT) giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025, được coi là “kim chỉ nam” để các bộ, ngành, địa phương trên cả nước toàn tâm, bức tốc thực hiện mục tiêu trên.

Sau hơn một năm ra đời, đến nay, việc thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển CPĐT giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025 (gọi tắt là Nghị quyết số 17/NQ-CP) đã đạt được những kết quả tích cực, đáng ghi nhận, thể hiện sự quyết tâm, đoàn kết, đồng lòng của toàn bộ hệ thống chính trị các cấp, vì mục tiêu phát triển Chính phủ "số", quốc gia "số", đất nước ngày càng văn minh, hiện đại.

Cũng trên cơ sở, yêu cầu của Văn phòng Chính phủ tại Công văn số 678/VPCP-TH ngày 09/6/2020 về việc mời dự phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6/2020 trực tuyến với các địa phương và thông qua báo cáo của các bộ, ngành, địa phương, Bộ TT&TT tổng hợp, báo cáo đánh giá về tình hình thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CP qua 06 tháng đầu năm 2020.

Bộ TT&TT đi đầu trong ứng dụng số

Bộ TT&TT được Chính phủ giao nhiệm vụ chủ trì xây dựng CPĐT. Theo đó, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng luôn chỉ đạo, điều hành toàn Ngành không ngừng nỗ lực, phấn đấu, thi đua, xứng đáng là đơn vị đầu tàu, gương mẫu, đi đầu trong ứng dụng CNTT, vì mục tiêu xây dựng CPĐT, quốc gia số phát triển vững mạnh.

Trong 6 tháng đầu năm 2020, Bộ TT&TT đã xây dựng, ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật quan trọng như: Nghị định về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu; Xây dựng mã định danh điện tử của các cơ quan, tổ chức thống nhất theo tiêu chuẩn quốc tế phục vụ kết nối, chia sẻ dữ liệu của tất cả các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu; Văn bản hướng dẫn Luật An ninh mạng; Đề án triển khai các hệ thống bảo vệ thông tin thuộc phạm vi bí mật nhà nước dùng mật mã đáp ứng yêu cầu triển khai CPĐT; Hướng dẫn phương pháp tính chi phí thuê dịch vụ CNTT sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước theo phương pháp tính chi phí…

Bên cạnh đó, Bộ TT&TT đã chỉ đạo, thúc đẩy cộng đồng doanh nghiệp (DN) công nghệ Việt xây dựng các nền tảng cho phát triển CPĐT, thực hiện chuyển đổi số quốc gia, đặc biệt trong thời gian qua đã khai trương nhiều nền tảng quan trọng như: Hỗ trợ tư vấn khám chữa bệnh từ xa; Tư vấn sức khỏe VOV Bacsi24; Mã địa chỉ bưu chính Vpostcode; Hội nghị trực tuyến Zavi; Phát động chiến dịch chuyển đổi số bằng nền tảng điện toán đám mây Việt Nam...

Dịch vụ công mức độ 4 của các các bộ, ngành, địa phương tăng gấp đôi  - Ảnh 1.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc: Nền tảng hỗ trợ tư vấn khám, chữa bệnh từ xa và ứng dụng Bluezone bảo vệ cộng đồng, phòng chống Covid-19

Việc ra đời, sử dụng hiệu quả các nền tảng, ứng dụng CNTT do Bộ TT&TT chỉ đạo, xây dựng đã cho thấy, đây là những nền tảng quan trọng trong việc vận hành, phát triển CPĐT, thực hiện chuyển đổi số quốc gia được thúc đẩy phát triển mạnh mẽ thời gian qua.

Bộ TT&TT cũng là đơn vị về đích sớm hoàn thành mục tiêu cung cấp dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) mức độ 4.

Với vai trò là cơ quan quản lý Nhà nước, có nhiệm vụ thúc đẩy ứng dụng CNTT, ngày 19/3/2020, Bộ ban hành Công văn số 929/BTTTT-THH đề nghị các bộ, ngành, địa phương triển khai các biện pháp quyết liệt để cung cấp DVCTT.

Tiếp sau hơn một tháng, ngày 11/5/2020, Bộ TT&TT có văn bản số 1718/BTTTT-THH về việc thúc đẩy các bộ, ngành, địa phương triển khai Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị trực tuyến của Ủy ban Quốc gia về CPĐT ngày 12/02/2020, trong đó cũng nhấn mạnh việc cung cấp DVCTT mức độ 4.

Việc ban hành 02 văn bản của Bộ TT&TT đã thể hiện tinh thần nghiêm túc, tích cực dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Nghị quyết số17/NQ-CP, nhờ đó, nhiều bộ, ngành, địa phương thuận lợi hơn trong việc triển khai, thúc đẩy cung cấp DVCTT và các ứng dụng công nghệ luôn được thông suốt, giúp giảm tải cho Trung tâm hành chính công ngay trong thời gian đại dịch Dịch Covid-19.

Các bộ, ngành, địa phương đã tích cực tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia

Báo cáo của Bộ TT&TT cho biết, trước thời điểm dịch Covid-19, chỉ có khoảng 40 bộ, tỉnh kết nối, chia sẻ dữ liệu quốc gia thì nay tăng lên đạt khoảng 70 bộ, tỉnh kết nối. Tính đến hết tháng 6/2020, có khoảng 65,21% các bộ, ngành, địa phương đã xây dựng Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp bộ/tỉnh (năm 2018 chỉ đạt 3%; năm 2019 đạt khoảng 27%).

Được coi là một trong số những bộ luôn tích cực trong công tác kết nối, chia sẻ dữ liệu quốc gia trên hệ thống toàn quốc, Bộ Công an đã tổng kết thực hiện thi hành và đánh giá tác động bổ sung một số vấn đề lớn được đề xuất sửa đổi, bổ sung trong Dự thảo Luật cư trú. Đây là bước tiến quan trọng quan trọng trong việc chia sẻ dữ liệu quốc gia về dân cư, tiến tới bỏ sổ hộ khẩu giấy.

Đến nay, ngành Công an đã cấp 16,5 triệu Căn cước công dân tại 16 tỉnh, thành phố. Cùng phối hợp Bộ Tư pháp cấp 3,8 triệu số định danh cá nhân qua công tác đăng ký khai sinh cho trẻ em.

Cũng đạt những thành tích đáng ghi nhận, BHXH Việt Nam đã thực hiện đồng bộ dữ liệu, bổ sung thông tin để làm giàu thêm CSDL chuyên ngành BHXH để sẵn sàng cung cấp dữ liệu cho CSDL quốc gia về Bảo hiểm.

Ngành TT&TT “toàn tâm”, “bức tốc” thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 17/NQ-CP - Ảnh 2.

Sáng 6/7/2020, Bộ TT&TT đã công bố hoàn thành 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 thuộc thẩm quyền của Bộ

BHXH đã kết nối, trao đổi thông tin với Bộ Tư pháp để thực hiện cấp thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) cho trẻ em cùng với cấp giấy khai sinh và nhận dữ liệu khai tử trên toàn quốc (đến thời điểm này đã kết nối được 61/63 tỉnh). BHXH đã làm việc với Bộ Y thống nhất việc cấp thẻ BHYT điện tử trên ứng dụng VSSID.

Là ngành quan trọng, quản lý liên quan đến vấn đề sức khỏe, tính mạng con người, 06 tháng đầu năm, Bộ Y tế đã tích cực đi đầu trong công tác phòng, chống đại dịch Covid-19. Ngành đã triển khai ứng dụng công nghệ thông tin tại Trạm y tế xã, phường, trong đó triển khai hồ sơ sức khỏe điện tử là hoạt động trọng tâm. Đến nay, Bộ Y tế đã triển khai phần mềm hồ sơ sức khỏe tại 08 tỉnh: Bà Rịa - Vũng Tàu, Nghệ An, Phú Yên, Bình Dương, Nam Định, Thái Bình, Lâm Đồng, Phú Thọ….

Việc đưa ứng dụng số hóa được làm rất tốt với ngành Tư pháp. Tính đến ngày 18/6/2020, Hệ thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch dùng chung của Bộ Tư pháp đã được triển khai tại 61/63 tỉnh với gần 18.000 lượt công chức tư pháp hộ tịch tại 10.869 UBND cấp xã, 693 Phòng Tư pháp và 61 Sở Tư pháp. Trên hệ thống đã có 9.615.453 dữ liệu đăng ký khai sinh, 2.288.471 dữ liệu đăng ký kết hôn, 3.030.945 dữ liệu giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, 1.528.363 dữ liệu đăng ký khai tử...

Bên cạnh đó, báo cáo đánh giá cụ thể việc thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CP của các bộ, cơ quan quản lý Nhà nước trong 06 tháng đầu năm 2020.

Trung bình, các bộ, ngành, địa phương đạt khoảng 14,11%DVCTT mức độ 4

Theo báo cáo, từ ngày 12/3/2019 đến ngày 19/6/2020, có 520.426 văn bản điện tử gửi và 1.531.277 văn bản điện tử được gửi, nhận trên Trục liên thông văn bản quốc gia.

Ngoài 94/94 bộ, ngành, địa phương, Trục liên thông văn bản quốc gia đã triển khai kết nối liên thông gửi, nhận văn bản điện tử với Văn phòng Trung ương Đảng, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, các tổ chức chính trị - xã hội;

Từ ngày 09/12/2019 đến ngày 19/6/2020, đã có trên 171.000 tài khoản, 44 triệu lượt truy cập, 9,9 triệu hồ sơ đồng bộ trạng thái, 131.000 hồ sơ được thực hiện qua Cổng Dịch vụ công quốc gia (DVCQG).

Ngành TT&TT “toàn tâm”, “bức tốc” thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 17/NQ-CP - Ảnh 3.

Tính đến đầu tháng 6, tỷ lệ bình quân DVCTT mức độ 4 của các các bộ, ngành, địa phương hiện đạt khoảng 14,11%, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm trước (khoảng 7%)

Hiện nay, Cổng DVCQG đã tiếp nhận hỗ trợ trên 14.000 cuộc gọi, 6.500 phản ánh, kiến nghị của người dân, DN, tích hợp 596 DVCTT mức độ 3, mức độ 4 lên Cổng DVCQG.

Riêng về kết quả thực hiện thực hiện DVCTT mức độ 4, tính đến đầu tháng 6, tỷ lệ bình quân của các các bộ, ngành, địa phương hiện đạt khoảng 14,11%, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm trước (khoảng 7%). Kết quả tăng nhưng vẫn cần sự nỗ lực hơn nữa để đạt kỳ vọng mục tiêu 30% trong năm 2020.

Cũng theo báo cáo, cơ bản các bộ, cơ quan quản lý Nhà nước, trong 06 tháng đầu năm luôn nỗ lực, chủ động, tập trung nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ xây dựng, trình ban hành các văn bản quy phạm pháp luật tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, toàn diện cho việc triển khai xây dựng, phát triển CPĐT được giao tại Nghị quyết số 17/NQ-CP.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Báo chí quốc tế viết gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?
    Sự kiện Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 thu hút sự chú ý trong - ngoài nước và cả nhiều cơ quan truyền thông quốc tế.
  • “AI như là một chiếc gương đen”
    Bài báo "AI is the Black Mirror" của Philip Ball cung cấp một cái nhìn chi tiết về trí tuệ nhân tạo (AI) và tác động của nó đến nhận thức con người.
  • Chất lượng thông tin báo chí về kinh tế - Vai trò, yêu cầu thước đo và giải pháp cần có
    Báo chí kinh tế cần là diễn đàn thực thụ cho doanh nghiệp, không chỉ cung cấp thông tin. Thông tin cần chính xác và kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp trong điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
  • Những “ngọn đuốc” ở bản
    Ở Tuyên Quang, người có uy tín là những người đi đầu thay đổi nếp nghĩ, cách làm của bà con dân tộc thiểu số (DTTS). Họ như những “ngọn đuốc” đi trước, thắp sáng, lan tỏa tinh thần trách nhiệm, nêu gương với cộng đồng. Gương mẫu, uy tín, những người có uy tín đã và đang góp sức xây dựng bản làng, thôn xóm ngày càng ấm no, giàu mạnh.
  • 5 lý do để tăng cường bảo mật mạng
    Các chương trình an ninh mạng đã phát triển đáng kể trong vài thập kỷ qua. Sự ra đời của điện toán đám mây đã phá vỡ ranh giới an ninh mạng thông thường của của các doanh nghiệp, buộc các tổ chức phải liên tục cập nhật những chiến lược phòng thủ của mình.
Đừng bỏ lỡ
Dịch vụ công mức độ 4 của các các bộ, ngành, địa phương tăng gấp đôi
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO