Truyền thông

Điện Biên: Chung tay đưa kiến thức pháp luật đến gần hơn với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Hà Phương 08:20 06/11/2024

Xác định việc đưa kiến thức pháp luật đến với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng, những năm qua các cấp, các ngành tỉnh Điện Biên đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp và thực hiện có hiệu quả, góp phần từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.

anh-1.1dt.png
Tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật cho người dân vùng đồng bào DTTS&MN được các cấp, các ngành tỉnh Điện Biên quan tâm, chú trọng.

Nhiệm vụ chính trị quan trọng

Tỉnh Điện Biên có 19 dân tộc cùng sinh sống, trong đó có những dân tộc rất ít người như: Cống, Si La, Phù Lá sinh sống tập trung ở địa bàn vùng cao, đời sống gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí không đồng đều. Điều đó dẫn đến tình trạng một số địa bàn xảy ra tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật do thiếu hiểu biết về pháp luật.

Xác định việc đưa kiến thức pháp luật đến với đồng bào DTTS&MN là một trong những nhiệm vụ quan trọng, những năm qua Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh Điện Biên đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành văn bản chỉ đạo, triển khai thực hiện.

Trên cơ sở đó, các cấp, các ngành quan tâm triển khai nhiều chương trình, đề án về phổ biến giáo dục pháp luật hoặc lồng ghép thực hiện như: Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy và phòng, chống tội phạm; đề án “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng; đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2025”; đề án “Tăng cường công tác phổ biến giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho thanh, thiếu niên”.

Có thể nói, công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Điện Biên thời gian qua liên tục được đổi mới về hình thức, góp phần nâng cao chất lượng tuyên truyền. Hàng năm, Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh Điện Biên đã tổ chức khảo sát thực tế tại cơ sở về nhu cầu thông tin, hình thức phổ biến giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động để lựa chọn nội dung trọng tâm, trọng điểm, xây dựng và nhân rộng mô hình điểm.

Nhiều mô hình hay, sáng tạo, hiệu quả trong công tác tuyên truyền đã được triển khai và nhân rộng, như: Mô hình Ban thông tin truyền thông cấp xã; mô hình “mỗi ngày một câu hỏi, mỗi tuần một điều luật”; mô hình “dòng họ tự quản, bản làng bình yên”; các mô hình phổ biến giáo dục pháp luật thuộc Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp về nâng cao nhận thức, giảm thiểu hôn nhân cận huyết thống; phụ nữ tham gia bảo vệ đường biên, mốc giới…

Bên cạnh đó, Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật, các cấp, ngành chức năng đã tổ chức nhiều cuộc thi tìm hiểu pháp luật và vận động các tầng lớp nhân dân tham gia cuộc thi; tổ chức phổ biến giáo dục pháp luật trực tiếp cho đồng bào DTTS. Trong đó, nhiều đơn vị thực hiện có hiệu quả việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đến người dân, như: lực lượng Bộ đội Biên phòng, Công an, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Tỉnh đoàn Điện Biên...

Triển khai sâu rộng tới từng cấp cơ sở

Huyện Mường Ảng, nơi có đến hơn 90% dân số là đồng bào DTTS sinh sống cũng là địa bàn được tỉnh Điện Biên đặc biệt quan tâm. Thời gian qua, để góp phần đẩy lùi các tệ nạn xã hội, hủ tục, các cấp chính quyền huyện Mường Ảng đã tăng cường, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho cán bộ và người dân đồng bào các DTTS.

Các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ đã chủ động xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến các luật, pháp lệnh, văn bản mới ban hành về mọi mặt của đời sống xã hội (phòng chống tham nhũng, lãng phí; bảo vệ môi trường; phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết…). Quá trình nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho đồng bào vùng DTTS&MN trên địa bàn huyện Mường Ảng được triển khai một cách quyết liệt, khẩn trương, rộng khắp tới các cấp cơ sở, góp phần từng bước làm thay đổi diện mạo nhiều bản làng.

Ông Lù Văn Quân, Chủ tịch UBND xã Ẳng Nưa, huyện Mường Ảng cho biết: Những năm qua, xã Ẳng Nưa luôn xác định công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật là nhiệm vụ chính trị quan trọng để nâng cao hiểu biết pháp luật cho người dân, từ đó làm giảm các vụ việc vi phạm pháp luật.

Với vai trò quan trọng đó, hằng năm UBND xã Ẳng Nưa chỉ đạo công chức Tư pháp - Hộ tịch xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật tại các bản trên địa bàn, tập trung vào các lĩnh vực nhạy cảm, phức tạp như: Đất đai, Lâm nghiệp, Tôn giáo, An ninh trật tự, Hôn nhân và gia đình. Từ đầu năm 2023 đến nay xã Ẳng Nưa đã thực hiện tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật được 18 cuộc, thu hút 912 lượt người tham gia (Năm 2023: 11 cuộc, 555 người tham gia; 9 tháng năm 2024: 7 cuộc, 357 người tham gia). Từ đó góp phần quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh trên địa bàn xã.

Để tiếp tục nâng cao công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho cán bộ, người dân vùng đồng bào DTTS&MN trong thời gian tới, ông Bùi Đức Mùi, Phó trưởng phòng Dân tộc huyện Mường Ảng nêu ra nhiều giải pháp cụ thể.

Trong đó, cần tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cả hệ thống chính trị đối với công tác tuyên truyền, quán triệt, triển khai và thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với vùng đồng bào DTTS. Việc tuyên truyền các chủ trương, chính sách phải sát với nhu cầu đời sống, sản xuất của đồng bào, phù hợp với từng đối tượng để chủ trương, chính sách đi vào cuộc sống một cách thiết thực.

Nâng cao chất lượng đội ngũ làm công tác thông tin, tuyên truyền. Để công tác tuyên truyền đạt được hiệu quả cao, người làm công tác tuyên truyền phải hiểu rõ, bám sát đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, những vấn đề, nội dung cần tuyên truyền; trong đó, chú trọng nội dung, cách thức tuyên truyền đối với từng đối tượng theo hướng ngắn, gọn, dễ hiễu, dễ làm; lựa chọn những vấn đề sát với đời sống, sản xuất và giải quyết các vấn đề bức xúc của đồng bào.

anh-1.2dt.png
Nhờ sự hiểu biết pháp luật ngày một được nâng cao, chất lượng cuộc sống của người dân vùng đồng bào DTTS&MN trên địa bàn tỉnh Điện Biên được cải thiện rõ rệt.

Đồng thời, tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức, khơi dậy tính tự lực, tự cường của đồng bào trong việc phát triển kinh tế để vươn lên thoát nghèo; hỗ trợ xây dựng các mô hình phát triển kinh tế, trang trại nhằm nâng cao thu nhập, đời sống; xây dựng, nhân rộng các mô hình “Dân vận khéo”, kịp thời biểu dương, khen thưởng các điển hình “Dân vận khéo”, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ trong vùng đồng bào DTTS&MN./.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Bưu điện chi trả tiền cứu trợ nhanh nhất cho người dân sau bão Yagi
    Với số tiền hơn 10 tỷ đồng được hỗ trợ từ Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) và Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM), Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) sẽ chi trả cho hơn 2.600 hộ gia đình bị ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão số 3 (Yagi) tại tỉnh Yên Bái, Lào Cai và TP. Hải Phòng ngay trong tháng 12/2024.
  • Báo chí truyền thông và vấn đề quyền riêng tư
    Vấn đề bảo vệ quyền riêng tư cũng được coi như là một phần của việc bảo vệ quyền con người, và quyền riêng tư cần được tôn trọng, đặc biệt là trong bối cảnh bùng nổ truyền thông số hiện nay - khi mà các phương tiện truyền thông hiện đại có khả năng thu thập và phát tán thông tin, hình ảnh đời tư của con người một cách dễ dàng và vô cùng nhanh chóng.
  • FPT mở văn phòng tại Cần Thơ, bổ sung nguồn nhân lực cho mảng dịch vụ CNTT nước ngoài
    Văn phòng làm việc mới tại Cần Thơ của FPT được kỳ vọng sẽ góp phần đáp ứng không gian làm việc cho 1.000 nhân sự mảng dịch vụ CNTT cho thị trường nước ngoài của Tập đoàn vào năm 2025, hướng tới mục tiêu thu hút 3.000 nhân sự vào năm 2030.
  • Công trình nghiên cứu đồ sộ về tôn giáo và chính trị
    Cuốn sách “Lịch sử Cơ Đốc giáo Việt Nam thế kỷ 16 - 19” của GS. Trịnh Vĩnh Thường, một chuyên gia nghiên cứu lịch sử quan hệ Trung - Việt, vừa được giới thiệu đến độc giả như một tài liệu tham khảo chuyên sâu về mối quan hệ phức tạp giữa Thiên Chúa giáo và các triều đại phong kiến Việt Nam.
  • Lệnh cấm Internet tại một số quốc gia châu Á gây "khó" cho các nhà mạng viễn thông
    Việc hạn chế quyền truy cập Internet của một số quốc gia châu Á vì mục đích chính trị đã khiến các nhà mạng viễn thông chịu nhiều tổn thất về tài chính và danh tiếng.
Đừng bỏ lỡ
Điện Biên: Chung tay đưa kiến thức pháp luật đến gần hơn với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO