Diễn đàn

Đón đầu xu thế, các trường đại học Việt Nam quyết liệt trong đào tạo AI

Hoàng Linh 27/09/2024 06:25

AI mang lại cơ hội tối ưu hóa quy trình kinh doanh và cải thiện trải nghiệm khách hàng và đang trở thành xu hướng quan trọng trong ngành CNTT.

AI sẽ tiếp tục phát triển nhanh và được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như y tế, tài chính, kinh doanh, sản xuất. Nhu cầu nguồn nhân lực phát triển AI đang tăng nhanh. Việc chuẩn bị nguồn nhân lực AI phải đảm bảo cả về số lượng và chất lượng, với chương trình đào tạo ứng dụng thực tế. Do đó, giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực AI cần đi trước một bước.

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang trở thành một trong những xu hướng quan trọng hàng đầu trong ngành công nghiệp công nghệ thông tin (CNTT). Do đó, công tác giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực này cần phải đi trước một bước.

Trong những năm gần đây, AI đã trở thành một trong những xu hướng nóng nhất trong ngành công nghiệp CNTT. Điển hình là ChatGPT đang được ghi nhận là một trong những ứng dụng tiên tiến trong lĩnh vực này.

Theo các chuyên gia, xu hướng phát triển của AI sẽ tiếp tục tăng trưởng nhanh. Trong tương lai, AI sẽ được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực nổi bật như y tế, tài chính, kinh doanh và sản xuất để giải quyết các vấn đề phức tạp và tối ưu hóa hiệu quả hoạt động. Ngoài ra, AI cũng sẽ được sử dụng trong các sản phẩm và dịch vụ thông minh, như xe tự lái, robot hỗ trợ, các ứng dụng nhận diện giọng nói và hình ảnh,..

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang trở thành một trong những xu hướng quan trọng hàng đầu trong ngành công nghiệp công nghệ thông tin (CNTT). Do đó, công tác giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực này cần phải đi trước một bước.

anh_1_1-1705207406793.png

Trong những năm gần đây, AI đã trở thành một trong những xu hướng nóng nhất trong ngành công nghiệp CNTT. Điển hình là ChatGPT đang được ghi nhận là một trong những ứng dụng tiên tiến trong lĩnh vực này.

Theo các chuyên gia, xu hướng phát triển của AI sẽ tiếp tục tăng trưởng nhanh. Trong tương lai, AI sẽ được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực nổi bật như y tế, tài chính, kinh doanh và sản xuất để giải quyết các vấn đề phức tạp và tối ưu hóa hiệu quả hoạt động. Ngoài ra, AI cũng sẽ được sử dụng trong các sản phẩm và dịch vụ thông minh, như xe tự lái, robot hỗ trợ, các ứng dụng nhận diện giọng nói và hình ảnh,...

Có thể nói, AI mang lại nhiều tiềm năng và cơ hội cho các doanh nghiệp (DN) và tổ chức để tối ưu hoá các quy trình kinh doanh và cải thiện trải nghiệm khách hàng. Các hoạt động chuyển đổi số (CĐS) từ Chính phủ tới DN đều sẽ phải dựa trên AI để tăng tính hiệu quả.

Tuy nhiên, vấn đề về chuẩn bị nguồn nhân lực để nghiên cứu, triển khai ứng dụng AI cần được chuẩn bị kỹ lưỡng cả về số lượng và chất lượng. Như vậy, công tác giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực này cần phải đi trước một bước, với chương trình đào tạo chú trọng ứng dụng đáp ứng sự phát triển của công nghệ.

Hướng đến nhóm 50 nước hàng đầu thế giới về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng AI

Theo Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng AI đến năm 2030, Việt Nam đang hướng đến mục tiêu gia nhập vào nhóm 4 nước dẫn đầu trong khu vực ASEAN và nhóm 50 nước hàng đầu thế giới về lĩnh vực nghiên cứu, phát triển và ứng dụng AI.

Theo Báo cáo Chỉ số Sẵn sàng Ứng dụng AI của Chính phủ năm 2023 (Government AI Readiness Index 2023) được Oxford Insights (một tổ chức tư vấn về chiến lược CĐS và AI ở Anh) xây dựng và công bố vào năm 2023, Việt Nam xếp thứ 59 trên tổng số 193 quốc gia và xếp thứ 9 trong khu vực Đông Á, với điểm số vượt mức trung bình 51,41 của khu vực. Bảng xếp hạng này đánh giá mức độ sẵn sàng của các quốc gia trên toàn thế giới trong việc khai thác AI để cung cấp dịch vụ công cho người dân một cách hiệu quả, bao gồm 39 chỉ số đo lường năng lực kỹ thuật số, khả năng công nghệ và hạ tầng dữ liệu. So với năm 2022, Việt Nam tăng 19 bậc trong bảng xếp hạng.

Chia sẻ với truyền thông mới đây, ông Phùng Việt Thắng, Giám đốc quốc gia Việt Nam, Khối Kinh doanh, Marketing, và Truyền thông, Tập đoàn Intel cho biết, từ góc độ quản lý Nhà nước, Việt Nam luôn chủ động trong việc phát triển các chính sách và khuyến khích đầu tư vào AI. Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển, ứng dụng AI đến năm 2030 cho phép Việt Nam thúc đẩy việc nghiên cứu, phát triển và ứng dụng AI trong các lĩnh vực then chốt như an ninh, quốc phòng, dịch vụ, quản lý tài nguyên và môi trường, dịch vụ cho người dân; phát triển mạnh các DN ứng dụng AI, DN khởi nghiệp về AI.

Đến năm 2025, chiến lược này của Chính phủ sẽ yêu cầu thành lập hai trung tâm AI cấp quốc gia, 10 cơ sở nghiên cứu và đào tạo, và AI sẽ được “ứng dụng rộng rãi trong trong hành chính công, dịch vụ trực tuyến giúp giảm thời gian xử lý công việc, nhân lực bộ máy, giảm thời gian chờ đợi và chi phí của người dân”. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng sẽ đầu tư xây dựng các trung tâm trọng điểm nghiên cứu đào tạo nhân tài và nguồn nhân lực chất lượng cao về AI và khoa học dữ liệu (KHDL) tại các trường đại học (ĐH), viện nghiên cứu hàng đầu.

Một lĩnh vực khác cũng cần xem xét là mở rộng hiểu biết cho lực lượng lao động phi kỹ thuật về AI. Với sự tăng trưởng của xu hướng low-code/no-code (một phương pháp phát triển ứng dụng nhanh mà không yêu cầu hiểu biết chuyên sâu về mã lập trình) trong việc phát triển các công cụ và trợ lý AI, khả năng nắm bắt và tận dụng AI của lực lượng này cũng đóng vai trò mấu chốt để thúc đẩy sự phát triển của AI tại Việt Nam.

Trường đại học đầu tiên tại Việt Nam lập Khoa AI, chú trọng ứng dụng

Đón bắt xu thế phát triển của AI, dưới sự chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (PTIT) thuộc Bộ TT&TT đã quyết liệt để triển khai thành lập khoa AI đào tạo sinh viên ngay trước thềm năm học mới 2024 - 2025. Đây là trường ĐH đầu tiên tại Việt Nam lập khoa AI.

khai-truong-bien-ten.jpg
ra-mat-khoa-ai5.jpg

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhận định AI đang tiến hóa nhanh, sẽ còn nhiều thay đổi, bởi vậy, chương trình đào tạo cần được cập nhật liên tục. Học viện phải theo sát tình hình quốc tế, các chương trình giảng dạy về AI của các ĐH trên thế giới. AI là mới với tất cả các nước, Việt Nam không phải là nước theo sau, bởi vậy, không có lý do gì để Học viện theo sau.

AI thì có công nghệ, thuật toán AI và ứng dụng AI. Công nghệ, thuật toán AI thì tính quốc tế cao. Nhưng ứng dụng AI thì mang tính địa phương cao, phải bám vào thực tiễn và văn hóa Việt Nam, cho nên, chương trình giảng dạy AI phải chú ý đến phát triển ứng dụng. Công nghệ thì Việt Nam có thể chưa đi đầu, nhưng ứng dụng AI thì phải đi đầu. Việt Nam sẽ đi lên từ đây, từ ứng dụng trước.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh: Khoa AI của Học viện muốn xuất sắc thì phải có một triết lý khác biệt và xuất sắc về đào tạo AI. Chính triết lý đào tạo này sẽ là thỏi nam châm để thu hút tri thức xuất sắc, giáo viên xuất sắc và sinh viên xuất sắc. Về thu hút giáo viên, chuyên gia xuất sắc tham gia giảng dạy thì chú ý thu hút cái hồn của họ, sự xuất sắc của họ hơn là sự hiện diện vật lý của họ.

Với những công nghệ mới, thiếu giáo viên, thiếu cơ sở vật chất, thiếu nơi thực tập, thiếu học liệu, chưa rõ nhu cầu của thị trường, thì hợp tác giữa ĐH và DN sẽ là lời giải tốt. Học viện phải tích cực hợp tác với các DN AI trong nước và quốc tế. Đào tạo nhân lực AI thì phải kết hợp đào tạo đại học, cao học, tiến sỹ và đào tạo lại. Các kỹ sư điện tử, viễn thông, CNTT có thể reskill để trở thành kỹ sư AI, để đáp ứng nhanh về nhu cầu nhân lực trong ngắn hạn.

GS. TS. Từ Minh Phương, Chủ tịch Hội đồng Học viện cho biết Khoa AI ra đời với sứ mệnh không chỉ là nơi đào tạo những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực AI, mà còn là trung tâm nghiên cứu và phát triển những giải pháp công nghệ tiên tiến nhất, đáp ứng nhu cầu cấp bách của xã hội với nhu cầu nhân lực trong ngành AI liên tục tăng cao. Với tầm nhìn phát triển Khoa AI giai đoạn 2024 - 2025, Học viện sẽ trở thành đơn vị số 1 về đào tạo AI của cả nước cả về nghiên cứu và chất lượng đào tạo; và phấn đấu trong giai đoạn từ năm 2025 - 2035 sẽ nằm trong top 400 - 450 trường ĐH hàng đầu thế giới về nghiên cứu AI.

Đồng thời, GS. TS. Từ Minh Phương cũng cho biết Học viện đẩy mạnh hoạt động của các Phòng Lab nghiên cứu chuyên sâu về AI theo hướng xuất sắc và chất lượng công bố ấn phẩm khoa học theo chuẩn mực quốc tế; mở rộng sự hợp tác với các nhóm nghiên cứu mạnh trên thế giới về AI trong khi tiếp tục hỗ trợ, hợp tác phát triển các sản phẩm AI với các tập đoàn công nghệ lớn.

Chia sẻ về chương trình đào tạo AI của Học viện, PGS. TS. Phạm Văn Cường, Trưởng khoa AI cho biết, chương trình đào tạo ngành AI của Học viện được xây dựng theo chuẩn mực quốc tế với 2 mảng chính: Học máy và AI ứng dụng dựa trên các chương trình đào tạo tiên tiến từ các trường ĐH lớn, uy tín trên thế giới như Stanford University, Carnegie Mellon University nhằm trang bị cho sinh viên những mảng kiến thức vừa có tính chuyên sâu, hiện đại vừa mang tính thực tiễn cao đáp ứng được nhu cầu nhân lực về chuyên gia AI chất lượng cao hiện nay.

Chương trình cũng bao gồm 1 học kỳ thực tập tại DN hàng đầu về AI trong nước và nước ngoài. Sinh viên học ngành AI tại Học viện còn được dẫn dắt bởi các chuyên gia thỉnh giảng giàu kinh nghiệm đến từ các trường ĐH lớn trên thế giới như ĐH Stanford, MIT, Deakin, UC David, JAIST, KAIST v.v... và các Công ty công nghệ lớn như NVIDIA, Intel, Microsoft, Amazon, Meta, VinAI, FPT, Samsung, NAVER v.v...

“Sự ra đời của Khoa AI là một hành động cụ thể nhằm hiện thực hóa định hướng và cam kết của Học viện trong phát triển nguồn nhân lực AI. Khoa sẽ đóng vai trò đầu tàu trong việc trực tiếp đào tạo ngành AI, cũng như hỗ trợ đào tạo chuyên ngành AI cho các khoa khác trong Học viện”, PGS. TS. Phạm Văn Cường nhấn mạnh.

Đào tạo AI phục vụ cho các ngành công nghiệp

Trường ĐH Phenikaa cũng là một trong những trường tiên phong đào tạo chương trình ĐH và sau ĐH liên quan đến Chương trình AI và khoa học dữ liệu. Trường có chương trình đào tạo đa dạng về AI, từ cơ bản đến chuyên sâu, phục vụ cho nhu cầu đào tạo của các ngành công nghiệp khác nhau như y tế, sản xuất, tài chính, thương mại điện tử và nhiều lĩnh vực khác.

TS. Phạm Tiến Lâm hiện đang đảm nhiệm các môn cơ sở về thống kê, phân tích dữ liệu, cơ sở về học máy của trường ĐH Phenikaa, đã từng trao đổi với PV Tạp chí TT&TT cho biết sinh viên của trường được trang bị một loạt kỹ năng và kiến thức cần thiết để trở thành chuyên gia về AI trong tương lai, bao gồm các tư duy hệ thống, kỹ năng phát triển sản phẩm AI, làm việc nhóm, tư duy liên ngành, thông qua việc trải nghiệm các dự án gắn liền với các ứng dụng thực tế. Các môn học được thiết kế theo hướng trải nghiệm qua các bài tập đồ án môn học sát với các ứng dụng AI thực tế. Bên cạnh các kiến thức nền tảng, sinh viên được định hướng phát triển sâu về các lĩnh vực như: thị giác máy tính, xử lý ngôn ngữ tự nhiên, nghiên cứu phát triển các thuật toán AI..., thông qua các gói môn học tự chọn.

TS. Phạm Tiến Lâm cũng cho biết hiện nay AI phát triển rất nhanh và sâu, nên khó tìm được một chuyên gia có đủ và sâu các kiến thức về AI như học máy (machine learning), ngôn ngữ... để theo kịp sự phát triển này. Trong khi đó, lĩnh vực đào tạo AI chỉ đáp ứng khoảng 10% yêu cầu tuyển dụng.

Công tác đào tạo chuyên sâu, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành AI tại Việt Nam còn nhiều hạn chế. Để làm tốt việc đào tạo cần đòi hỏi nhiều yếu tố, trong đó, chi phí và nền tảng phải được thực sự đầu tư. Không nhiều trường ĐH ở Việt Nam đáp ứng được các yếu tố trên. Chính vì vậy, ngoài sự nỗ lực không ngừng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo trong giáo dục, các trường ĐH còn cần cả sự bắt tay của DN để đào tạo nhân lực về AI. Họ là nhóm đối tượng cần nguồn nhân lực chất lượng cao và các trường đại học thì cần hệ thống máy móc, cơ sở hạ tầng tốt để đào tạo.

TS. Phạm Tiến Lâm cũng chia sẻ Chương trình AI của Trường ĐH Phenikaa cung cấp cho người học các kiến thức cập nhật và các kỹ năng cần thiết trong lĩnh vực trọng điểm của Cách mạng công nghiệp 4.0 và AI và khoa học dữ liệu: Bao gồm các kiến thức nền tảng vững chắc về CNTT và các kiến thức chuyên sâu về AI và khoa học dữ liệu.

Nhà trường rất quan tâm đến việc trang bị các kỹ năng số, đặc biệt là KHDL và AI cho sinh viên. Trường hoàn thiện khóa học về nhập môn KHDL cho cho toàn bộ sinh viên trong trường. Về đạo tạo chuyên sâu về lĩnh vực AI và KHDL hiện trường có hai chương trình đào tạo: Khoa học máy tính định hướng AI và KHDL, khoa học máy tính tài năng AI và vận trù học.

Trong các chương trình này, sinh viên được chú trọng kiến thức nền tảng về khoa học tính toán, toán học để từ đó sinh viên có khả năng tự học và hoàn thiện các kỹ năng cần thiết. Bên cạnh đó, sinh viên cũng được trang bị các kỹ năng về đặt vấn đề, xây dựng giải pháp dựa trên các kiến thức về khoa học tính toán, AI và KHDL thông qua các bài tập lớn và 2 học phần đồ án.

Hiện tại, các nghiên cứu về AI đang được triển khai mạnh mẽ gắn với nhiều lĩnh vực: nhận diện chữ viết từ hình ảnh, tiếng nói thành văn bản (speech to text), sinh ảnh nghệ thuật, khai thác văn bản (text mining), sử dụng mô hình tạo sinh trong việc sinh ra phân tử và vật liệu,... Bên cạnh các lab và nhóm nghiên cứu các hoạt động nghiên cứu cũng gắn với các công ty CĐS của tập đoàn và các đối tác công nghiệp.

Trở thành Đại học AI

Hơn 31 năm kể từ khi thành lập, Tập đoàn Công nghệ CMC đã tích cực đầu tư, nghiên cứu phát triển và ứng dụng các công nghệ mới. Khi thành lập ĐH CMC, Ban lãnh đạo đã quyết định tận dụng thế mạnh công nghệ của Tập đoàn để xây dựng trường theo mô hình ĐH số. Vào tháng 7/2024, trường đã chuyển đổi từ mô hình ĐH số sang ĐH AI (AI University), cam kết ứng dụng công nghệ AI vào vận hành, giảng dạy và nâng cao trải nghiệm sinh viên. CMC sẽ trở thành một môi trường học tập hiện đại, đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực ứng dụng AI cho sinh viên, cán bộ nhân viên, giảng viên và các nhà nghiên cứu.

anh-2.jpg

Công bố ra mắt “AI University”, ông Nguyễn Trung Chính, Chủ tịch Tập đoàn công nghệ CMC, Chủ tịch Hội đồng trường ĐH CMC cho biết việc chuyển đổi từ “ĐH số” sang “ĐH AI” là một bước tiến quan trọng, không chỉ là sự thay đổi về tên gọi mà đó là sự cam kết mạnh mẽ của trường ĐH CMC trong việc ứng dụng công nghệ, AI vào quản trị vận hành, giảng dạy, học tập, nghiên cứu, trải nghiệm sinh viên. “Tôi muốn nhấn mạnh rằng, mô hình ĐH AI không chỉ là đào tạo về AI hay có các chuyên ngành AI, mà quan trọng hơn, là sử dụng công nghệ AI để chuyển đổi toàn diện các hoạt động của một trường ĐH, từ giảng dạy, học tập đến quản trị, vận hành”.

Như vậy, với việc tiên phong của các trường ĐH Việt Nam về đào tạo, nghiên cứu và ứng dụng AI, mục tiêu gia nhập top các nước về AI của Việt Nam đã trở nên rõ ràng./.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Đón đầu xu thế, các trường đại học Việt Nam quyết liệt trong đào tạo AI
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO