Đào tạo AI: Cần giải quyết tốt bài toán "cung - cầu" nhân lực giữa nhà trường và thị trường

Đỗ Minh| 05/08/2021 07:45
Theo dõi ICTVietnam trên

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang trở thành một lĩnh vực công nghệ then chốt - nền tảng của cuộc CMCN 4.0, góp phần quan trọng, tạo ra bước đột phá nâng cao năng lực sản xuất, cạnh tranh quốc gia, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, quốc gia.

Đặc biệt giờ đây, để Việt Nam sớm về đích, thành công trong nền kinh tế số thì việc cần có một tầm nhìn tổng thể, đồng bộ trong việc phát triển lĩnh vực này, nhất là việc định hướng trong việc đạo tạo nguồn nhân lực AI đang trở thành niệm vụ cấp bách, quan trọng hàng đầu.

Cũng vì mục tiêu hướng đến sự phát triển đất nước toàn diện, ngay từ đầu năm 2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 127/QĐCP về Chiến lược Quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng AI tại Việt Nam đến năm 2030.

Tầm quan trọng của việc đào tạo, ứng dụng AI

Có thể nói, hiện nay trong số nhiều cơ quan quản lý nhà nước được Chính phủ giao nhiệm vụ thực hiện nhiệm vụ quan trọng này phải kể đến là Bộ: Khoa học & Công nghệ (KH&CN), Giáo dục & Đào tạo (GD&ĐT), Thông tin & Truyền thông (TT&TT)… Hiện các cơ quan này đã ban hành nhiều văn bản quan trọng, đồng thời phối hợp với nhiều đơn vị DN, tập toàn công nghệ thúc đẩy triển khai nhiệm vụ này.

Trên quan điểm khẳng định về tầm quan trọng của Chiến lược cũng như việc nghiên cứu, phát triển, đào tạo nhân lực AI, mới đây Thứ trưởng Bộ KH&CN Bùi Thế Duy cho rằng, việc đào tạo nguồn nhân lực trong vấn đề này, nhất thiết cần nghiên cứu, thực hiện đồng bộ với hạ tầng tính toán, các máy tính có khả năng tính toán lớn cũng như đào tạo các kỹ thuật viên, để có thể xử lý các bài toán dữ liệu lớn.

Đào tạo AI: Cần giải quyết tốt bài toán

AI đã gần gũi với cuộc sống, tạo ra nhiều thành tựu mới, thay đổi cuộc sống của con người - (Ảnh minh họa Internet)

Đồng thời, khi đào tạo cần triển khai từng bước cụ thể, làm rõ các khái niệm đến cách thức tính toán lớn của Việt Nam, cũng như chia sẻ những hạ tầng tính toán một cách hợp lý, hiệu quả nhất.

"Nếu AI được xếp là một ngành khoa học hàn lâm, dành cho những nhà toán học và CNTT xuất sắc, thường tách biệt với người dân, chưa có nhiều ứng dụng thì giờ đây, với sự hội tụ của nhiều công nghệ như dữ liệu lớn, công nghệ điện toán đám mây, học  sâu  (deep learning), AI... Tất cả đã gần gũi với cuộc sống, tạo ra nhiều thành tựu mới, thay đổi cuộc sống của con người", Thứ trưởng Duy nhấn mạnh.

Cũng theo Thứ trưởng Duy, hiện nay AI cần được tiếp cận ở góc độ rộng hơn: Quản lý nhà nước, chính sách, khuôn khổ pháp luật, nguồn nhân lực, hạ tầng và nguồn tài sản mới ngày nay là dữ liệu.

Thời gian tới, Bộ KH&CN sẽ xây dựng và hoàn thiện bổ sung các văn bản pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ liên quan tới AI; tăng cường tài trợ cho các trung tâm đào tạo, nghiên cứu, đổi mới sáng tạo về AI, hình thành một số thương hiệu của Việt Nam về AI trên thế giới; phát triển sản phẩm AI dựa trên nguồn dữ liệu và tri thức đặc thù của Việt Nam chương trình nghiên cứu trọng điểm quốc gia về AI gắn với đào tạo nghiên cứu sinh…

Là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về GD&ĐT, đồng thời giúp định hướng nghiên cứu, ứng dụng, đảm bảo chất lượng thực hiện các chương trình dạy và học. Khi nói đến vai trò đào tạo AI hiện nay, ông Phạm Như Nghệ, Phó Vụ trưởng Vụ Đại học, Bộ GD&ĐT cho biết, hiện nay Bộ GD&ĐT đã, đang tập trung triển khai Chương trình đào tạo về AI; thúc đẩy việc liên kết với các DN công nghệ nhằm hỗ trợ các trường đào tạo chất lượng, hiệu quả nội dung này…

Hiện nay, Bộ không chỉ triển khai việc đào tạo ở cấp đại học, mà còn thúc đẩy việc dậy ở cấp bậc học phổ thông. Đặc biệt, đối với một số các trường đại học đã thành lập được các trung tâm nghiên cứu AI và khoa học dữ liệu.

"Để đạt hiệu quả nhiệm vụ này, Bộ khuyến khích các trường đại học hoạt động theo cơ chế tự chủ tài chính khi mở ngành đào tạo về AI và phải đảm bảo các nội dung học, đào tạo phải chuẩn theo khung chương của Bộ, đạt chuẩn chất lượng đầu ra", ông Phạm Như Nghệ nhấn mạnh.

Cũng mang vai trò quan trọng là đầu tàu dẫn dắt công cuộc chuyển đổi số (CĐS) quốc gia, Bộ TT&TT thời gian đã ban hành nhiều văn bản quản lý nhà nước, các chính sách phù hợp nhằm thúc đẩy, hỗ trợ các DN ra đời các ứng dụng, sản phẩm, nền tảng số dựa trên công nghệ AI. Nổi bật, khái quát cho những kết quả này được thể hiện chính là các chuỗi sự kiện giới thiệu các nền tảng số mang thương hiệu "Make in Vietnam" đã được ra đời thời gian qua như: FPT.AI; Viettel AI Open Platform; VAIS & VBEE; FPT Camera IQ… Đây là các sản phẩm AI nổi bật, thể hiện hàm lượng trí tuệ ưu việt xuất sắc, đáp ứng nhu cầu thực tế, sự phát triển đất nước.

Còn nhớ, khi nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc đào tạo nguồn nhân lực CNTT cũng như đối với AI, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng khẳn định, nhân lực sẽ là một lợi thế của Việt Nam nếu chúng ta giải quyết tốt bài toán "cung - cầu" nhân lực giữa nhà trường và thị trường, đổi mới đào tạo để đáp ứng sự thay đổi của thời đại.

"Cuộc cạnh tranh trong thời đại 4.0 là cuộc cạnh tranh về nhân lực. Nước nào có nguồn nhân lực tốt, đáp ứng nhanh với nhu cầu thay đổi của công nghệ, dùng công nghệ để giải quyết tốt các bài toán của nước mình, của nhân loại thì nước đó sẽ chiến thắng trong cạnh tranh", Bộ trưởng Bộ TT&TT nhận định.

Là đơn vị đào tạo thuộc Bộ TT&TT, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (PTIT) thời gian qua luôn nhận được sự quan tâm của lãnh cấp chủ quản, nhất là các ưu tiên trong việc: Phát triển các nguồn lực, nhân lực trọng điểm của ngành TT&TT; đào tạo AI. Nổi bật trong những bước tiến đổi mới này, việc nhà trường đã phối hợp cùng tập đoàn Naver của Hàn Quốc ra đời "Phòng nghiên cứu quốc tế về AI & Dữ liệu đa phương tiện". Đây được coi là cơ hội để mở ra chuỗi dự án hợp tác AI của Việt Nam với các đối tác nước ngoài; góp phần đánh dấu những bước khởi động đúng đắn trên con đường hướng đến mục tiêu trong Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng AI đến năm 2030.

AI chuyên dụng giúp tạo ra các công nghệ số cốt lõi để thực hiện việc CĐS

Nhân nói về nội dung đào tạo nguồn nhân lực AI hiện nay, mới đây Báo điện tử VnExpress đã tổ chức buổi tọa đàm xoay quanh nội dung này. Với các kinh nghiệm, chia sẻ của các chuyên gia, nhà giáo dục, đây như thêm dịp giúp để chúng tăng cường các giải pháp nhằm đưa Việt Nam "chuyển mình" mạnh mẽ trong việc đà tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Al trong hiện tại, hướng đến đảm bảo sự bền vững, phát triển lớn mạnh trong tương lai.

Trên quan điểm đánh giá về AI, GS. Hồ Tú Bảo, Viện nghiên cứu cao cấp về Toán cho biết, trong khoảng chục năm trở về đây, AI phát triển nhanh chóng, thay đổi nhờ một bộ phận quan trọng đó là học máy - dùng dữ liệu máy tính phân tích dữ liệu để tìm ra kiến thức, hiểu biết cho con người. Trong dòng chảy thay đổi này, cần nhìn nhận AI theo 02 hướng: AI tổng quát (AI mạnh) nhằm làm cho máy biết "lập luận" và "suy nghĩ " ở mức cao của trí tuệ con người; AI chuyên dụng (AI hẹp), với đích hỗ trợ con người giải quyết các vấn đề cụ thể nhờ sử dụng dữ liệu với các phương pháp của toán học và khoa học máy tính.

"Con đường phát triển của AI sẽ đi theo con đường AI chuyên dụng, vì nó tạo ra các công nghệ số cốt lõi để thực hiện việc CĐS , công nghệ số, đáp ứng các yêu cầu CMCN 4.0", GS. Hồ Tú Bảo nhận định.

Để đào tạo nguồn nhân lực AI hiệu quả, cần tập trung vào việc đào tạo các nội dung: Nền tảng toán học, nền tảng CNTT, dữ liệu liệu lớn, môn học chung, AI & xã hội; AI nâng cao. AI hoàn toàn phải gắn với các lĩnh vực giúp phát triển kinh tế - xã hội, do đó trong đào tạo cần có các môn học chung như triết học, kinh tế chính trị, phương pháp khoa và học tiếng Anh…

Đào tạo AI: Cần giải quyết tốt bài toán

Để phát triển ứng dụng công nghệ AI, cần thiết phải thu thập, làm sạch dữ liệu cũng như cơ chế chia sẻ dữ liệu, hạ tầng tính toán.

GS. Hồ Tú Bảo cho rằng, muốn chiến lược đào tạo AI thành công, chúng ta phải đào tạo nhân lực ở tất cả các lĩnh vực và cần tập trung số đông các nhân lực có khả năng sử dụng, làm chủ, dùng AI. Đối với việc đào tạo AI trình độ cử nhân và thạc sĩ cần phải đẩy mạnh việc kết hợp hài hòa giữa toán học, tin học, kiến thức chuyên ngành. Cần thiết phải thay đổi cách dạy và học theo đúng hướng CĐS trong GD&ĐT.

Cũng trên quan điểm đưa ra giải pháp, GS. Vũ Hà Văn, Giám đốc Viện nghiên cứu Dữ liệu lớn VinBigdata nhấn mạnh, việc đào tạo cần có sự chung tay của các DN công nghệ để tạo ra môi trường cho các sinh viên được tham gia trực tiếp vào các dự án thực tế; xây dựng, kết nối các Quỹ tài trợ với các đơn vị đào tạo trong nước; kết nối các chuyên gia trong lĩnh vực AI và phải thường tổ chức các hội ghị, hội thảo cho sinh viên tiếp cận với nguồn kiến thức cập nhật nhất.

Lấy ví dụ về điển hình trong việc đào tạo này, GS. Vũ Hà Văn dẫn chứng kết quả này được tạo ra rất tốt khi Vingroup đang áp dụng. Theo đó, tập đoàn này đào tạo AI theo phương pháp chia 02 giai đoạn: Giai đoạn 01 gồm 04 tháng tập trung chủ yếu việc đào tạo kiến thức học máy cơ bản và nâng cao, xử lý ngôn ngữ tự nhiên; đại số tuyến tính; đạo đức AI… ; Giai đoạn 02 (06 tháng) tập trung việc trải nghiệm môi trường làm việc thật và chuyên nghiệp; tham gia thực chiến tại các sự án công nghệ tầm cỡ quốc tế.

Trên tư quan điểm lãnh đạo, quản lý nhà trường, PGS. Trần Minh Triết, Phó Hiệu trưởng trường ĐH KHTN-ĐHQG TP.HCM chia sẻ, mô hình đào tạo của đơn vị hiện nay đã tập trung vào việc định hướng trên 03 lĩnh vực: Nghiên cứu khoa học; Phát triển công nghệ; Sáng tạo - Cách tân và khởi nghiệp.

Nhà trường đẩy mạnh việc việc đào tạo toàn diện cho sinh viên thông qua việc phát triển chuyên môn, kỹ năng, tầm nhìn, quan hệ xã hội; khuyến khích, tạo điều kiện cho sinh viên tham gia các hoạt động thực tế; thực tập tại các DN, viện nghiên cứu trong, ngoài nước; giúp người học phát triển ý tưởng thành sản phẩm công nghệ có hàm lượng trí tuệ cao, phù hợp ứng dụng vào thực tế…

Đặc biệt, theo PGS. TS. Trần Minh Triết, đào tạo cần sự liên kết nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau, bởi AI chỉ phát huy được sức mạnh khi có sự kết hợp với những kiến thức chuyên môn các lĩnh vực khác. Đào tạo AI không đứng một mình, không giới hạn chọn 1 định ngành/chuyên ngành mà đang được cá thể hóa trong kế hoạch đào tạo của nhà trường.

Còn theo GS.TS Nguyễn Thanh Thủy, ĐH Quốc gia Hà Nội cho rằng để Việt Nam có thể nghiên cứu, phát triển ứng dụng công nghệ AI, chúng ta cần thu thập, làm sạch dữ liệu cũng như cơ chế chia sẻ dữ liệu, hạ tầng tính toán.

Dữ liệu là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến ứng dụng AI trong thực tế, do đó dữ liệu phải đảm bảo đủ lớn, được gắn nhãn, có tính đại diện, tiếp cận được, đáng tin cậy và sạch. "Dữ liệu và nguồn nhân lực là hai điều kiện tiên quyết để làm được các sản phẩm "Made in Việt Nam", hoàn toàn dựa vào nguồn dữ liệu Việt và phục vụ cho người Việt", GS. TS. Nguyễn Thủy nhấn mạnh.

Như vậy với những cơ chế, chính sách mới phù hợp luôn được tạo ra từ các cơ quan quản lý nhà nước, cùng các kinh nghiệm chia sẻ từ các chuyên gia, nhà quản lý GD&ĐT, đây sẽ là cơ sở, niểm tin để Việt Nam nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực AI, và khi làm tốt điều này là góp phần đảm bảo nguồn nhân lực số của Việt Nam luôn sẵn sàng, chủ động, đáp ứng mọi yêu cầu để phát triển kinh tế số, xây dựng đất nước, xã hội ngày càng văn minh, thịnh vượng./.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Chính thức phát hành bộ tem kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam
    Theo Thứ trưởng Bộ KH&CN Bùi Hoàng Phương, phát hành bộ tem bưu chính “Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (1925 - 2025)” là hoạt động thiết thực, có ý nghĩa chính trị, văn hóa sâu sắc nhằm tôn vinh chặng đường một thế kỷ hình thành và phát triển của nền báo chí cách mạng Việt Nam.
  • Những điểm mới của của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa sửa đổi: Truy xuất nguồn gốc số hóa, ứng dụng công nghệ hiện đại
    Với tư duy quản lý theo rủi ro, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và lấy quyền lợi người tiêu dùng làm trung tâm, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa không chỉ bảo vệ tốt hơn quyền lợi người tiêu dùng mà còn trở thành “bệ phóng” giúp hàng hóa Việt Nam vươn ra thị trường thế giới.
  • Lần đầu tiên một diễn đàn cấp quốc gia chuyên sâu về xuất bản số được tổ chức
    Ngày 24/6/2025 tại Hà Nội, Diễn đàn Xuất bản số Việt Nam 2025 (Digital Publishing Summit 2025 - DPS) sẽ chính thức diễn ra với chủ đề “Tương lai ngành xuất bản trong kỷ nguyên số”, đánh dấu lần đầu tiên Việt Nam có một diễn đàn cấp quốc gia chuyên sâu dành riêng cho ngành xuất bản số.
  • Thời đại của báo chí hậu nhân (posthuman journalism)
    Một sáng nào đó, bạn mở điện thoại lên và đọc một bản tin về biến đổi khí hậu. Tin được viết súc tích, nhiều dữ liệu, hình ảnh minh họa động, có cả đoạn video tổng hợp các góc nhìn từ chuyên gia. Mọi thứ có vẻ rất chuyên nghiệp - nhưng không có tên tác giả. Thay vào đó là dòng chữ nhỏ: “Sản phẩm của hệ thống ngôn ngữ tự động phiên bản X, phối hợp cùng dữ liệu vệ tinh từ hệ thống số hóa của Liên minh Địa cầu” Bạn băn khoăn: Vậy ai là tác giả thực của sản phẩm này?
  • Bộ trưởng Bộ Tài chính trả lời thu hút doanh nghiệp tư nhân tham gia đổi mới sáng tạo
    Sáng 19/6, trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội Lê Thị Ngọc Linh (Đoàn ĐBQH tỉnh Bạc Liêu) về cơ chế thu hút doanh nghiệp tư nhân vào đổi mới sáng tạo, Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Văn Thắng cho biết, sẽ có cơ chế thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp tư nhân, tạo hệ sinh thái từ đào tạo, thử nghiệm.
  • Tin tặc tấn công nhằm phá huỷ sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất tại Iran
    Căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông đã lan sang ngành công nghiệp tiền điện tử. Ngày 18/6, Nobitex, sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất tại Iran, đã bị tấn công hơn 90 triệu USD, theo công ty phân tích tiền điện tử Elliptic.
  • Cơ hội, thách thức và trách nhiệm người làm báo trong kỷ nguyên AI
    Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), trong bối cảnh trí tuệ nhân tạo (AI) đang làm thay đổi mạnh mẽ mọi lĩnh vực của đời sống, trong đó có báo chí, phóng viên TTXVN tại Brussels đã có dịp trao đổi với 2 chuyên gia báo chí tại Đại học Tự do Brussels (ULB) của Bỉ: ông David Grunewald, giảng viên truyền thông và ông Alain Gérard, Tổng Biên tập tạp chí “Latitude” và cũng là giảng viên và nhà đào tạo báo chí với hơn 30 năm kinh nghiệm.
  • Own - Ứng dụng mạng xã hội mới hướng đến mã hóa nền kinh tế sáng tạo
    Khi thời hạn TikTok phải bán mảng hoạt động tại Mỹ đến gần, một ứng dụng mạng xã hội phi tập trung mới mang tên Own đã chính thức ra mắt phiên bản beta mới đây, đánh dấu sự xuất hiện của một đối thủ tiềm năng trên thị trường.
  • Bộ tem đặc biệt kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam
    Ngày 19/6/2025, trong khuôn khổ Hội báo toàn quốc năm 2025, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức phát hành đặc biệt bộ tem “Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (1925 - 2025)” gồm 1 tem.
  • "Nội dung có hại" trong các ứng dụng của Meta gia tăng
    Theo một cuộc khảo sát mới đây, nội dung có hại, bao gồm cả ngôn ngữ kích động thù địch, đã gia tăng trên các nền tảng của Meta gồm Facebook, Instagram, và Threads kể từ khi công ty ngừng kiểm duyệt thông tin của bên thứ ba tại Hoa Kỳ và nới lỏng các chính sách kiểm duyệt.
Đào tạo AI: Cần giải quyết tốt bài toán "cung - cầu" nhân lực giữa nhà trường và thị trường
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO