Truyền thông

Đóng góp của bà con kiều bào được Đảng và Nhà nước ghi nhận

Hà Linh 01/07/2023 08:42

Đảng và Nhà nước ghi nhận tất cả những đóng góp của bà con kiều bào, đồng thời tôn trọng sự khác biệt, lựa chọn của mỗi người, làm sao để mỗi người trước hết có cuộc sống tốt nhất cho mình, từ đó mới có thể giúp gia đình, họ hàng, quê hương đất nước.

Chiều ngày 14/1, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp mặt các kiều bào tham dự chương trình Xuân quê hương 2023 nhân dịp Tết Nguyên đán Quý Mão. Cùng dự có Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn.

Phát biểu trước các kiều bào, Thủ tướng cũng nhắc lại câu hát "Quê hương mỗi người chỉ một - Như là chỉ một mẹ thôi", câu ca dao "Bầu ơi thương lấy bí cùng - Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn", khẳng định cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam.

Chiều 25/6, ngay sau khi tới Bắc Kinh bắt đầu chuyến thăm chính thức Trung Quốc và tham dự Hội nghị WEF, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đến thăm Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc, nói chuyện với bà con cộng đồng người Việt Nam tại Trung Quốc.

Tại đây, Thủ tướng nhắc lại giai đoạn đại dịch COVID-19, với chiến lược vaccine, ngoại giao vaccine và chiến dịch tiêm chủng lớn nhất từ trước tới nay. Trong đó, Trung Quốc là một trong những nước cung cấp vaccine nhiều và nhanh nhất cho Việt Nam với 50 triệu liều. Đặc biệt, dù khó khăn nhưng bà con đã tương thân tương ái, giúp đỡ nhau vượt qua đại dịch, hướng về cội nguồn.

Trước đó, ngày 11/6, bà con kiều bào các nước châu Âu từng có dịp đi thăm Trường Sa và nhà giàn DK1 đã tổ chức buổi gặp mặt để ôn lại những kỷ niệm của họ về biển đảo Việt Nam.

Với chủ đề "Bâng khuâng Trường Sa", buổi giao lưu là sáng kiến của Ban liên lạc người Việt tại châu Âu vì biển đảo Việt Nam.

kieu-bao.jpeg
Bà con kiều bào xem lại những thước phim về Trường Sa, vùng biển thân thương của Tổ quốc. (Nguồn: TTXVN)

Các kiều bào tuy đến từ nhiều nước khác nhau nhưng lại cùng chung tâm trạng xúc động, bồi hồi khi nhắc đến Trường Sa, xem lại những thước phim về vùng biển thân thương này của Tổ quốc và nhắc lại những kỷ niệm của chuyến đi.

Nhân dịp này, các câu lạc bộ yêu biển đảo Việt Nam của các nước đã thông báo những hoạt động đã, đang và sẽ làm để ủng hộ quân và dân huyện đảo Trường Sa.

Bà Cao Hồng Vinh, Trưởng Ban liên lạc người Việt tại châu Âu vì biển đảo Việt Nam, cho biết các hoạt động hướng về Trường Sa đợt này bao gồm hội thảo, triển lãm và giao lưu giữa các kiều bào đã từng đi thăm Trường Sa, nhằm mục đích mang tâm tư tình cảm mà họ đã cảm nhận qua các chuyến đi, cũng như hiểu biết thực tế, giới thiệu tới cộng đồng người Việt tại châu Âu và bạn bè quốc tế để họ hiểu hơn, thấy rõ được cuộc sống, sự kiên cường dũng cảm của các chiến sĩ đang làm việc nơi đầu sóng ngọn gió để bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam.

Ông Lã Đức Chung, Việt kiều tại Ba Lan, chia sẻ dù biết Trường Sa từ lâu, nhưng chỉ đến năm 2016 mới được đến vùng biển này và sau khi trở về ông hiểu Trường Sa linh thiêng như thế nào. Và từ đó, ông đã tham gia tất cả các hoạt động hướng về Trường Sa.

Còn bà Bùi Thị Thu Minh, Việt kiều ở Đức, Chủ tịch Câu lạc bộ Trường Sa tại Đức, cho biết bà đã thành lập nhóm này ngay sau chuyến thăm Trường Sa vào năm 2016 và đây cũng là Câu lạc bộ đầu tiên tại châu Âu.

Bà tâm sự: "Tôi nghĩ ai đi Trường Sa về đều có cảm xúc như tôi: đi về hàng năm trời vẫn rạo rực mỗi lần nghĩ đến. Mọi người khi chưa đi thì có thể có cách nhìn khác, nhưng đi về rồi ai cũng thấy thêm yêu quê hương, Tổ quốc mình hơn, muốn cống hiến để làm được điều gì đó dù nhỏ bé nhất".

Bà Bùi Thị Thu Minh cũng cho biết chính những chuyến đi đó đã gắn kết những bà con kiều bào các nước lại với nhau, thôi thúc họ cùng chung tay ủng hộ Trường Sa. Việc thành lập Ban liên lạc biển đảo toàn châu Âu cũng là kết quả chuyến đi của nhóm cách đây một năm.

Theo bà, nếu như những người lớn tuổi ở thế hệ của bà thường đi theo hình thức ủng hộ truyền thống như quyên góp tiền giúp đỡ quân và dân đảo Trường Sa, thì các bạn trẻ lại có ý tưởng tổ chức hội thảo.

kieu-bao-3.jpeg
Trưng bày hiện vật của Trường Sa do kiều bào mang về. (Nguồn: TTXVN).

Những chuyến đi này còn tạo nên nguồn cảm hứng để nhiều bà con kiều bào tại Pháp viết thành sách đặc biệt là cuốn "Biển đảo quê hương" của ông Nguyễn Thanh Tòng, hay những tác phẩm hội họa, thơ và bài hát về Trường Sa của Tiến sĩ, nhà văn Trần Thu Dung.

Ông Mai Phan Dũng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban người Việt Nam ở nước ngoài cho biết Ủy ban đã tổ chức khoảng 10 đoàn thăm Trường Sa và nhà giàn DK1 với sự tham dự của tổng số khoảng hơn 500 kiều bào đến từ 40 quốc gia.

Qua các chuyến thăm, bà con thấy được sự nỗ lực và kết quả cụ thể mà toàn dân, toàn quân ta đã có được trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển đảo; hiểu được những khó khăn, thách thức và qua đó càng ủng hộ hơn chính sách của Đảng và Nhà nước trong công cuộc bảo vệ chủ quyền nói chung và biển đảo nói riêng.

Đồng thời, bà con kiều bào cũng trở thành sứ giả tuyên truyền những chính sách đúng đắn, thành tựu và thách thức trong công cuộc này cho bạn bè quốc tế; giúp họ hiểu hơn cuộc đấu tranh chính nghĩa của Việt Nam; giúp các thế hệ cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài hiểu hơn và có sự gắn kết hơn, yêu quê hương đất nước hơn và ủng hộ nhiều hơn nữa cho sự nghiệp xây dựng Tổ quốc nói chung và chủ quyền biển đảo nói riêng.

Ông Mai Phan Dũng cũng cho biết, thực tế thời gian qua bà con đã đóng góp rất nhiều trong công cuộc xây dựng các công trình trên các đảo, góp phần cải thiện đời sống của chiến sĩ, người dân nơi đầu sóng ngọn gió. Những đóng góp này đã lên tới hàng chục tỷ đồng.

Ông Mai Phan Dũng cho biết thêm: "Tới đây chúng tôi tiếp tục tổ chức các chuyến đi như thế này để tăng cường tình đoàn kết giữa người dân trong nước và kiều bào ở xa Tổ quốc, gắn kết tình cảm giữa các kiều bào và tình yêu quê hương của họ".

Nằm trong khuôn khổ các hoạt động hướng về Trường Sa nhân dịp này, còn có một chương trình giao lưu nghệ thuật giữa bà con kiều bào các nước.

Một bộ sưu tập áo dài của nhà thiết kế Ngọc Hân, lấy cảm hứng từ tình yêu biển đảo, cũng được đưa ra trình diễn.

Trước đó, triển lãm ảnh và hiện vật về Trường Sa và Hoàng Sa đã được khai mạc tại Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp. Triển lãm sẽ mở cửa đến ngày 17/6. Với 30 bức ảnh do các Việt kiều đã từng đi thăm Trường Sa và nhà giàn DK1 thực hiện, cũng như những hiện vật mà họ sưu tập trong các chuyến đi đã mang lại cho người xem nhiều cảm xúc.

kieu-bao-2.jpeg
Bức tranh của hoạ sĩ trẻ Nguyễn Tuấn Đạt vẽ về Trường Sa đã được bán đấu giá. (Nguồn: TTXVN).

Đặc biệt một bức tranh do họa sĩ trẻ Nguyễn Tuấn Đạt vẽ về Trường Sa đã được bán đấu giá. Số tiền thu được trị giá 500 Euro đã được tác giả trao tặng Ban tổ chức để ủng hộ Trường Sa./.

Bài liên quan
  • Giao lưu Hà Nội với Trường Sa
    Ngày 22/9/2023, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội tổ chức buổi giao lưu “Hà Nội với Trường Sa và trách nhiệm của lực lượng vũ trang Thủ đô”.
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Đóng góp của bà con kiều bào được Đảng và Nhà nước ghi nhận
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO