FPT Software và GigaX - công ty thành viên của tập đoàn SK Hàn Quốc mới đây đã công bố xây dựng khung hợp tác về chuyển đổi số nhằm mang lại những bước đột phá trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động cho các doanh nghiệp châu Âu.
Sau nhiều tháng tranh cãi, Nghị viện châu Âu (EP) đã ký ban hành luật toàn diện đầu tiên trên thế giới để quản lý trí tuệ nhân tạo (AI). Mục tiêu của luật là thúc đẩy AI đáng tin cậy cùng sự đổi mới.
Với 523 phiếu ủng hộ, Nghị viện châu Âu đã chính thức thông qua dự luật về trí tuệ nhân tạo (AI), đánh dấu một bộ luật đầu tiên trên thế giới quy định toàn diện về AI.
Một làn sóng khởi nghiệp về trí tuệ nhân tạo (AI) đang làm nóng cuộc chiến giành nhân tài AI ở châu Âu. Gần đây, giới công nghệ đang chứng kiến một làn sóng di cư nhân sự rõ rệt khi các CEO và nhà phát triển cấp cao của Big Tech rời bỏ các công ty có tên tuổi để chuyển hướng sang các công ty khởi nghiệp (startup).
X (nền tảng mạng xã hội của Elon Musk), ByteDance (chủ sở hữu TikTok) và Booking.com có thể đáp ứng tiêu chí "người gác cổng" của Liên minh châu Âu (EU), có nghĩa là họ phải tuân thủ những quy định nghiêm ngặt hơn trong lĩnh vực công nghệ.
Meta sẽ phối hợp với các chuyên gia từ nhiều lĩnh vực khác nhau để đẩy lùi các thông tin sai sự thật và ứng phó với các rủi ro liên quan đến việc lạm dụng trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh gây ảnh hưởng đến các chiến dịch bầu cử tại châu Âu.
Châu Âu sửa đổi quy định về định danh số eID ở khu vực này nhằm đảm bảo quyền truy cập phổ quát cho người dân và doanh nghiệp để nhận dạng và xác thực điện tử an toàn và đáng tin cậy.
Đại sứ EU tại Việt Nam cho biết dựa trên tiềm năng hợp tác về nghiên cứu và đổi mới, các thành viên quốc gia EU mong muốn Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư và hợp tác từ châu Âu, đặc biệt trong lĩnh vực khoa học, công nghệ (KHCN) và ĐMST.
Uỷ châu Âu (EC) yêu cầu 2 nền tảng YouTube và TikTok trả lời yêu cầu cung cấp thông tin về cách họ bảo vệ trẻ em khỏi nội dung bất hợp pháp và có hại trước ngày 30/11.
Một nghiên cứu theo cách “người mua sắm bí ẩn” do Ủy ban Châu Âu (EC) hỗ trợ, cho thấy số hóa các dịch vụ công trên khắp Châu Âu đã đạt đỉnh cao, đóng góp tăng trưởng số lớn ở 4 quốc gia.
Các tiêu chuẩn xanh của châu Âu (EU) đang được áp dụng ngày càng rộng và sâu hơn, yêu cầu bắt buộc với các sản phẩm nhập khẩu vào thị trường này. Các doanh nghiệp của Việt Nam cần có một cái nhìn tổng thể, sẵn sàng chuẩn bị nhằm đảm bảo hoạt động tốt.
Các quốc gia đang đối diện với cơ hội và thách thức lớn khi quá trình chuyển đổi số có tác động mạnh mẽ đến phát triển kinh tế, xã hội cũng như cuộc sống của con người. Trong bối cảnh này, chuyển đổi số ngành truyền thông không chỉ đơn thuần là vấn đề sống còn, mà là điều cần thiết cho sức sống của ngành.
Sau ba năm thực thi, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) đã mang lại những lợi ích nhất định, đặc biệt, nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng. Tuy nhiên, thị trường này vẫn còn nhiều dư địa để các doanh nghiệp Việt tập trung đầu tư, khai thác.
Đảng và Nhà nước ghi nhận tất cả những đóng góp của bà con kiều bào, đồng thời tôn trọng sự khác biệt, lựa chọn của mỗi người, làm sao để mỗi người trước hết có cuộc sống tốt nhất cho mình, từ đó mới có thể giúp gia đình, họ hàng, quê hương đất nước.