Doanh nghiệp số

FPT đồng hành cùng chính phủ phổ cập chữ ký số

Diệp Nguyễn 10:55 09/10/2024

Với dịch vụ chữ ký số, người dân và doanh nghiệp có thể thực hiện giao dịch trực trực tuyến nhanh chóng và thuận lợi mọi lúc, mọi nơi, góp phần giảm thiểu chi phí và thời gian di chuyển.

z5911059636952_f7a828e2c82a4d3747d928a524e4625e.jpg
FPT cấp phát chữ ký số FPT.eSign miễn phí cho người dân.

Chữ ký số mang lại nhiều lợi ích thiết thực

Ứng dụng chữ ký số (CKS) vào các hoạt động quản lý và giao dịch là một trong những loại hình ứng dụng kỹ thuật, công nghệ đảm bảo sự an toàn, bảo mật cao trong giao dịch điện tử.

Không chỉ đáp ứng về hiệu năng xử lý, bảo mật cao, CKS còn mang lại nhiều lợi ích cho người dân và doanh nghiệp, khi phương thức xác thực này đang ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Hiện CKS công cộng đã được các nhà cung cấp tích hợp với đa dạng hệ thống như cổng dịch vụ công, giao dịch tài chính, chứng khoán, bảo hiểm, thuế, hải quan và hàng trăm ứng dụng lĩnh vực giáo dục, y tế,…

Đặc biệt, để vận hành được dịch vụ công trực tuyến, việc số hóa và ứng dụng CKS để pháp lý hóa hồ sơ số của người dân, kết quả xử lý thủ tục hành chính của cơ quan Nhà nước là yêu cầu bắt buộc.

Ngoài ra, sử dụng CKS còn góp phần tăng hiệu quả nền kinh tế do giảm thiểu thời gian đi lại, xếp hàng và giảm chi phí cho người dân. Do đó, thúc đẩy việc sử dụng CKS trong các hoạt động giao dịch được xem là yếu tố quan trọng nhằm xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số, xã hội số..

Hiện nay, việc triển khai CKS, đặc biệt là việc cấp CKS cho người dân được Bộ TT&TT cũng như Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia (NEAC) đẩy mạnh, tuyên truyền rộng rãi đến các đơn vị cung cấp dịch vụ chứng thực CKS (CA) công cộng và người dân.

FPT đồng hành cùng chính phủ phổ cập CKS

Là một trong những đơn vị được cấp phép cung cấp dịch vụ CKS tại Việt Nam, FPT đã đăng ký cấp phát CKS FPT.eSign miễn phí cho người dân sử dụng trong các dịch vụ công tại 9 quận/huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội và rất nhiều tỉnh thành khác như Quảng Ninh, Yên Bái, Hải Phòng, Bắc Ninh, Hà Tĩnh… Riêng tại địa bàn quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, FPT đã cấp phát miễn phí hơn 50.000 CKS cho người dân.

FPT.eSign được ứng dụng công nghệ xác thực số hiện đại, bảo đảm toàn vẹn nội dung, đầy đủ pháp lý cho các giao kết trên môi trường online giữa các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân.

Đặc biệt, người dùng có thể dễ dàng ký số linh động mọi lúc, mọi nơi trên máy tính hoặc thiết bị di động, mà không bị phụ thuộc vào thiết bị phần cứng như USB Token hay SIM.

z5911059616280_e0f7e9f0522232e3383469c127d85039.jpg

Hiện nay, người dân có thể sử dụng CKS của FPT để thực hiện các dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3, 4 tại nhà mà không cần phải đến tận nơi xếp hàng như trước. Các dịch vụ tiêu biểu có thể kể đến như cấp hộ chiếu, xin các loại giấy chứng nhận online... Thay vì phải mất cả ngày để thực hiện việc xin cấp các thủ tục giấy tờ thì bây giờ người dân chỉ cần mất vài phút với một thiết bị có kết nối Internet để thực hiện.

Gần đây, Bộ TT&TT cũng đã phát động chiến dịch mỗi số điện thoại cấp một chứng thư số miễn phí. FPT cũng gửi chương trình hỗ trợ và cam kết đồng hành quyết liệt cùng Chính phủ trong sứ mệnh trên.

Mặc dù, CKS đã được triển khai nhưng chủ yếu mới chỉ cung cấp ở các cơ quan Nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp, tỷ lệ người dân có chứng thư số cá nhân, sử dụng CKS còn rất ít, dẫn đến còn nhiều giao dịch cá nhân thực hiện theo phương thức truyền thống trên giấy, gây lãng phí thời gian, tiền bạc và làm chậm quá trình hình thành công dân số.

Theo đại diện FPT, việc việc phổ cập CKS tại Việt Nam còn gặp khó khăn do thói quen của người dân. Đồng thời, việc sử dụng CKS cũng đòi hỏi người dùng phải có những kỹ năng nhất định về công nghệ thông tin nhất định. Mặt khác, số lượng ứng dụng có thể ký số tại Việt Nam chưa nhiều mặc dù vẫn đang được tích hợp, nâng cấp liên tục. Điều này khiến cho lợi ích của CKS chưa được lan tỏa và thuận tiện.

Để thúc đẩy việc triển khai hiệu quả CKS, dịch vụ chứng thực CKS trong giai đoạn tiếp theo, đại diện FPT đưa ra một số khuyến nghị.

Một là tiếp tục mở rộng, tích hợp thêm nhiều ứng dụng lên các cổng dịch vụ công quốc gia và địa phương. Điều này cho phép mỗi người dân chỉ cần đăng ký 1 chứng thư số là có thể sử dụng trên nhiều ứng dụng khác nhau. Gia tăng tối đa tiện ích cho người dân.

Hai là tích hợp các ứng dụng ngoài dịch vụ công như ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán.

Ba là đẩy mạnh các biện pháp tuyên truyền, đào tạo để người dân hiểu và chấp nhận sử dụng CKS trong cuộc sống./.

Bài liên quan
  • OTP không phải là chữ ký điện tử
    Theo khẳng định của đại diện Trung tâm chứng thực điện tử quốc gia (NEAC), Bộ TT&TT, OTP không phải là chữ ký điện tử mà chỉ là hình thức xác nhận sự chấp thuận đối với thông điệp điện tử.
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
FPT đồng hành cùng chính phủ phổ cập chữ ký số
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO